Khám tổng quát bao lâu có kết quả

1. Tại sai nên Khám tổng quát định kỳ?

Chúng ta thường có suy nghĩ rằng khi không có bất kỳ triệu chứng nào tức là cơ thể khỏe mạnh, một số triệu chứng xảy ra rồi biến mất ngay sau đó cũng được mặc định là không có gì nghiêm trọng. Hầu hết chúng ta chỉ đi khám khi cảm thấy mình đã bị bệnh và cần điều trị. Điều này dẫn đến việc chúng ta có thể đưa ra các quyết định không tốt cho sức khỏe như không tập thể dục, ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ hay uống rượu bia quá đà.

Chúng ta thường chủ quan với sức khỏe của mình. Thậm chí nhiều người vẫn sinh hoạt bình thường mà hoàn toàn không để ý đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể, cho rằng đó là biểu hiện của sự lão hóa hay tuổi tác. Sự thiếu hiểu biết về sức khỏe cá nhân thường khiến cho các tình trạng này tiến triển dần theo thời gian mà không được điều trị. 

Chủ động đi khám sức khỏe định kỳ là cách giúp bạn nhận thức rõ hơn về sức khỏe của bản thân và tầm quan trọng của sức khỏe. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khỏe và xây dựng một lối sống lành mạnh hơn.

2. Các bước KHÁM TỔNG QUÁT  tại Phòng Khám Hoàn Mỹ Sài Gòn 

Sau khi chọn được Gói khám sức khỏe tổng quát tại Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn, quý khách sẽ được nhân viên sắp xếp thời gian thăm khám. Dưới đây là các bước lưu ý cũng như quy trình khám của các gói khám tổng quát.

Bước 1: Chuẩn bị

Để khám sức khỏe tổng quát hiệu quả hơn, có một số điều bạn cần lưu ý trước khi thực hiện bài kiểm tra này là:

- Nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước khi đi khám, chỉ uống nước lọc để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Một số xét nghiệm như xét nghiệm đường huyết, cần nhịn ăn lâu hơn, tốt nhất là 8-10 tiếng. Vì vậy, thời gian đi khám thích hợp nhất là buổi sáng khi đã nhịn ăn qua một đêm.

- Không hút thuốc lá và uống rượu bia ít nhất là từ buổi tối trước ngày đi khám. 

- Nếu bạn đang sử dụng thuốc huyết áp và tim mạch, bạn có thể tiếp tục sử dụng. Nhưng nếu bạn đang sử dụng thuốc cho bệnh đái tháo đường, ngày đi khám cần ngưng sử dụng thuốc.

- Phụ nữ nếu có khám phụ khoa thì chỉ nên đi khám sau 3-5 ngày kể từ khi đã sạch kinh. Trước 2 ngày không sử dụng thuốc đặt âm đạo, thụt rửa âm đạo hay quan hệ tình dục.

- Khi đi khám, nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Nên mặc áo tay ngắn hoặc có thể kéo lên được để đo huyết áp và lấy máu dễ hơn. 

- Nếu bạn có tật khúc xạ, bạn nên đem theo mắt kính, không đeo kính áp tròng.

- Nếu bạn có nội soi dạ dày hoặc đại trực tràng, một ngày trước khi đi khám, chỉ nên sử dụng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa; hạn chế thực phẩm cứng, nhiều chất xơ; không ăn hay uống nước trái cây có màu đỏ, tím hoặc cam.

- Nên đem theo kết quả khám bệnh lần gần đây nhất và đơn thuốc đang sử dụng.

- Bạn không cần căng thẳng hay sợ hãi, hãy giữ tinh thần thoải mái.

Chuẩn bị xong những điều trên, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tiến hành bài kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Dưới đây là quy trình khám sức khỏe tổng quát:

Bước 2: Đo chiều cao và cân nặng

Chiều cao và cân nặng được sử dụng để tính chỉ số khối cơ thể BMI. Chỉ số BMI đánh giá bạn có đang bị thiếu cân, bình thường hay thừa cân béo phì hay không. 

Khi đo chiều cao, cần cởi giày dép, không đội mũ hay cột tóc cao quá đỉnh đầu. Khi đo cân nặng, cần cởi giày dép, không cầm túi xách hay điện thoại lên cân, tốt nhất là hãy cởi áo khoác.

Bước 3: Đo huyết áp và nhịp tim

Sau khi đo chiều cao và cân nặng, bạn sẽ được đo huyết áp. Huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu trong khoảng 120-129 mmHg và huyết áp tâm trương trong khoảng 80-84 mmHg. Bạn nên kiểm tra huyết áp ít nhất 2 năm 1 lần. Nếu được chẩn đoán tăng huyết áp, bạn cần sử dụng thuốc hạ huyết áp và đo huyết áp thường xuyên hơn.

Bước 4: Làm xét nghiệm máu 

Lấy mẫu máu xét nghiệm khi khám tổng quát

Bước tiếp theo là thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Tùy thuộc vào nhu cầu của bản thân, bạn có thể chọn các gói khám sức khỏe tổng quát khác nhau với các hạng mục khác nhau.

Trong đó, xét nghiệm máu có thể được thực hiện để:

- Đánh giá bất thường trong công thức máu toàn phần.

- Các xét nghiệm trên chỉ cần thực hiện bằng 1 lần lấy máu. Số lượng máu cần lấy sẽ tăng lên cùng số lượng xét nghiệm mà bạn yêu cầu.

- Các xét nghiệm thường có trong gói khám sức khỏe tổng quát: Tầm soát đái tháo đường, Tầm soát rối loạn chuyển hóa lipid, Tầm soát chức năng gan, tầm soát chức năng thận, Kiểm tra chức năng tuyến giáp, Tầm soát bệnh khớp và tình trạng viêm, Đo một số thành phần dinh dưỡng, Phát hiện rối loạn điện giải, Phát hiện nhiễm virus hay ký sinh trùng, Tầm soát các loại ung thư.

Bước 5: Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm

Sau khi lấy máu, bạn sẽ nhận được một chiếc lọ nhựa nhỏ có nắp đậy để đựng nước tiểu. Mẫu nước tiểu sẽ được phân tích để đánh giá chức năng đường tiết niệu, gan, thận, đái tháo đường… 

Xét nghiệm máu và nước tiểu cần thời gian để có kết quả. Một số xét nghiệm sẽ có kết quả ngay, trong khi các xét nghiệm khác cần ít nhất 2 tiếng hoặc hơn. Trong thời gian này, bạn sẽ tiếp tục tiến hành các hạng mục kiểm tra khác.

Bước 6: Khám các chuyên khoa

Để việc thăm khám diễn ra nhanh và thuận lợi hơn, bạn có thể hỏi nhân viên hướng dẫn bạn có thể khám chuyên khoa nào trước. Dưới đây là các chuyên khoa mà bạn cần khám:

a. Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng

Bạn sẽ cần làm một số xét nghiệm hình ảnh học là siêu âm bụng tổng quát, chụp X-quang và đo điện tim [ECG]. Đây là những xét nghiệm cơ bản để đánh giá hình ảnh của các tạng trong ổ bụng như gan, mật, tụy, lách, thận; phổi; chức năng tim.

Một xét nghiệm hình ảnh học bổ sung là: siêu âm tuyến giáp, siêu âm tuyến vú, siêu âm doppler tim và mạch máu, đo mật độ xương, chụp cắt lớp vi tính [CT], chụp cộng hưởng từ [MRI].

Một số kỹ thuật thăm dò chức năng là: nội soi đường tiêu hóa trên [thực quản – dạ dày – tá tràng], nội soi đường tiêu hóa dưới [đại tràng – trực tràng], đo hô hấp ký, đo gắng sức tim mạch – hô hấp…

Tùy vào nhu cầu, bạn có thể thực hiện những hạng mục cơ bản hoặc nhiều hơn. Một số bài kiểm tra không thể tiến hành gần nhau, do đó thời gian khám có thể phải kéo dài hơn.

Lưu ý, nếu bạn đang mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ vì một số bài kiểm tra chống chỉ định với phụ nữ mang thai.

b. Khoa mắt

Tại khoa mắt, bạn sẽ được kiểm tra độ mắt, soi đáy mắt hoặc đo nhãn áp. 

Kiểm tra thị lực

c. Khoa tai mũi họng

Bạn sẽ được kiểm tra chức năng tai mũi họng tại đây. Một số bài kiểm tra nâng cao là đo thính lực, đo phản xạ cơ bàn đạp hay nội soi tai mũi họng.

d. Khoa răng hàm mặt

Bạn sẽ được kiểm tra răng miệng xem có bị các bệnh răng miệng không, ví dụ như viêm nướu hay sâu răng.

e. Phụ khoa

Phụ khoa là chuyên khoa dành cho nữ để kiểm tra tình trạng viêm nhiễm phụ khoa và tầm soát ung thư cổ tử cung. Thường thì phụ nữ đã có gia đình [hoặc đã quan hệ tình dục] mới thực hiện các bài kiểm tra như: Liqui-prep, soi cổ tử cung, HPV genotype PCR.

Bước 7: Bác sĩ đọc kết quả, chẩn đoán và tư vấn

Sau khi đã làm xong hết các bước, bạn quay trở lại gặp bác sĩ Nội tổng quát để được đọc kết quả, chẩn đoán và tư vấn.

Nếu tất cả kết quả bình thường, bạn có một sức khỏe tốt, bác sĩ sẽ không yêu cầu gì thêm. Bạn có thể hỏi bác sĩ xem bao lâu sau bạn cần khám sức khỏe lại.

Nếu bạn bị thừa cân béo phì, bạn cần giảm cân để hạn chế nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư. Nếu một số chỉ số như huyết áp, đường huyết, cholesterol cao hơn bình thường, tùy vào trường hợp bác sĩ có thể yêu cầu bạn thay đổi lối sống và quay lại tái khám, hoặc kê đơn thuốc điều chỉnh.

Nếu một kết quả nào bất thường nhưng chưa thể kết luận ngay, bác sĩ có thể hỏi thăm tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình, một số triệu chứng và chỉ định làm thêm các xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán. Ví dụ, nếu kết quả đo điện tim cho thấy bạn bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ có thể chỉ định thực xét nghiệm chức năng tuyến giáp để xem nguyên nhân có phải do tuyến giáp không. 

Trên đây là quy trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Tùy vào số lượng hạng mục khám mà thời gian khám của bạn có thể diễn ra trong một buổi hoặc cả ngày.

Lưu ý, trong suốt quá trình khám bệnh tại các chuyên khoa, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Kể cả những dấu hiệu, hoặc bạn cảm thấy sức khỏe của mình ra sao, vì một số triệu chứng cơ năng chỉ bản thân bạn mới cảm nhận được.

Một lưu ý nữa là nếu bạn đang bị một số triệu chứng bệnh lý cụ thể thì bạn nên đăng ký khám chuyên khoa hoặc khoa Nội tổng quát để được chẩn đoán và điều trị ngay. 

Nếu có những thắc mắc hoặc cần tư vấn thêm bạn có thể vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo số tổng đài các chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn lòng giúp đỡ.

Tổng đài tư vấn & đặt lịch:  028 3811 9783

**Có thể bạn quan tâm:

▶ Khám bệnh ngoài giờ - Dịch vụ khám bệnh sớm

▶ Dịch Vụ "Chăm sóc Sức khỏe" Tại nhà - Tận Tâm Chăm Sóc

Fanpage: Phòng khám Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề