Mẹo dân gian chữa bệnh lở miệng

Nhiệt miệng là một bệnh thường gặp đối với tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại thuốc trị nhiệt miệng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị nhiệt miệng trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo quan điểm của y học hiện đại, nhiệt miệng xảy ra bởi một số nguyên nhân sau:

  • Do các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm quanh răng, viêm chóp răng, viêm tủy răng,… Bệnh cũng có thể do những sang chấn nhỏ như cắn, nhai vào lưỡi, vào môi, ăn thức ăn nóng.. tạo nên những vết loét nhỏ,…
  • Do hệ miễn dịch suy yếu khiến cơ thể nhiễm virus, vi khuẩn hoặc cơ thể phản ứng với một số thành phần hóa học trong kem đánh răng, hoặc nước súc miệng,…
  • Do mất cân bằng nội tiết tố của cơ thể. Bệnh thấy rõ ở phụ nữ có thai, sau sinh hoặc mãn kinh. Ngoài ra những người thường hay có stress và căng thẳng tâm lý cũng có nguy cơ mắc nhiệt miệng nhiều hơn.
  • Do chức năng thải độc của gan bị suy giảm, các chất độc tích tụ ở niêm mạc miệng, lượng chất độc đủ lớn sẽ tạo thành ổ hoại tử, vỡ ra tạo thành những nốt nhiệt miệng.
  • Nhiệt miệng cũng có thể gây ra bởi sự thiếu hụt một số vitamin như B12, B9 và một số loại muối khoáng.

2. Một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị nhiệt miệng

Các bạn có thể tham khảo một số cây thuốc dân gian có tác dụng trị nhiệt miệng rất hiệu quả dưới đây

2.1. Rau diếp cá chữa nhiệt miệng

Diếp cá là một loại cây phổ biến trong đời sống hằng ngày bởi có nhiều công dụng trong nấu ăn cũng như trong điều trị một số bệnh. Diếp cá có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc. Ngoài ra trong diếp cá còn tính kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng, công dụng trong điều trị nhiệt miệng.

Rau diếp cá chữa nhiệt miệng [Ảnh internet]

Bạn chuẩn bị 100g diếp cá, rửa sạch, bỏ phần cuộng già, đem giã nhuyễn hoặc xay sinh tố lấy nước rồi uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp những triệu chứng của nhiệt miệng nhanh chóng được đẩy lùi.

Bạn cũng có thể sắc lấy nước 2-6g diếp cá, rồi chia ra uống trong ngày. Liên tục trong vài ngày bệnh sẽ lành.

2.2. Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót

Đây là một trong những bài thuốc dân gian cực hiệu quả để chữa nhiệt miệng. Rau ngót có tính mát, thanh nhiệt, giải độc khi kết hợp với mật ong có tính kháng viêm giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng hồi phục.

Chữa nhiệt miệng bằng rau ngót [Ảnh internet]

Chế biến cũng rất đơn giản, nhưng bạn cần chọn rau ngót sạch, không có các thành phần hóa học của thuốc trừ sâu hay chất bảo quản. Rửa sạch đem giã nhỏ chắt lấy nước cốt. Trộn cùng một ít mật ong rồi dùng tăm bông chấm lên những vết nhiệt miệng. Lưu ý cần để 5-10 phút rồi mới súc miệng lại. Kiên trì thực hiện sẽ nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng đau rát của nhiệt miệng.

xem thêm: Đánh bay nhiệt miệng tại nhà bằng những nguyên liệu quen thuộc

2.3. Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng

Chữa nhiệt miệng bằng lá bàng [Ảnh internet]

Lá bàng non là một phương pháp chữa nhiệt miệng dân gian rất hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết. Sở dĩ vì lá bàng non có tính kháng khuẩn rất cao, có khả năng tiêu diệt được vi khuẩn bên trong khoang miệng.

Bạn nên chọn những lá bàng non, vì chúng chứa nhiều nhựa công dụng mới nhanh. Đem rửa sạch rồi đun sôi cùng với nước trong 30 phút với lửa nhỏ. Sau đó, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để súc miệng. Làm như vậy nhiều lần sẽ giúp phục hồi lại các vết loét trong miệng, giảm đau đớn khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

2.4. Dùng khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng

Dùng khế chua để chữa bệnh nhiệt miệng [Ảnh internet]

Khế chua từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng trong chế biến những món ăn dân giã tự nhiên. Khế chua có tính bình, tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu. Ngoài ra thành phần chính của khế chua là vitamin C có khả năng loại bỏ vi khuẩn, làm sạch khoang miệng, chống viêm loét.

Sử dụng 2-3 quả khế chua, rửa sạch, thái miếng hoặc giã nát. Đem đun sôi cùng lượng nước vừa đủ. Chờ nguội thì ngậm và nuốt khế nhiều lần trong ngày để cho bệnh nhanh khỏi. Kiên trì áp dụng nhiệt miệng sẽ được đẩy lùi chỉ sau vài ngày sử dụng.

2.5. Cây rau đắng chữa nhiệt miệng

Cây rau đắng chữa nhiệt miệng [Ảnh internet]

Rau đắng đất là loại rau quen thuộc của những vùng quê. Trong rau đắng đất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin. Những chất này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Công dụng đã được nhiều người công nhận chỉ sau một đến hai ngày sử dụng.

Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.

BS. Nguyễn Thị Ngọc Thúy

Theo Nội khoa Việt Nam 

[Visited 24.603 times, 1 visits today]

Lở miệng [hay còn gọi là nhiệt miệng] là một trong các bệnh răng miệng thường gặp, không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều trở ngại trong việc ăn uống và sinh hoạt. Lở miệng kéo dài còn dẫn đến cơ thể bị nóng sốt, sưng hạch và thậm chí cản trở giao tiếp hàng ngày. Nó có thể khỏi nhanh chóng nếu bạn biết cách chữa trị đúng hướng và kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ mách nước bạn một số mẹo chữa trị lở miệng để vết loét mau lành và dứt điểm ngay tại nhà. Tham khảo ngay nhé!

Lở miệng là gì?

Lở miệng trong dân gian thường gọi loét miệng, nhiệt miệng, nó có tên khoa học là loét Áp-tơ [loét Aphthous Ulcer]. Đây là tình trạng các vùng mô mềm như: lợi [nướu], lưỡi, má trong, vòm họng, môi xuất hiện các vết loét màu trắng hình tròn hay oval, phía viền ngoài bị sưng đỏ. 

Ban đầu niêm mạc xuất hiện các vết lở nhỏ, sau đó thành bọng nước rồi vỡ ra gây nên các điểm loét to lên đến 9-10mm. Lở miệng không lây lan nhanh như bệnh mụn nước ở miệng, nhưng lại gây đau rát khi ăn uống hay cử động hàm. Thông thường, lở miệng có thể tự lành trong 6-10 ngày. 

Một số trường hợp lở miệng do nhiễm khuẩn nặng, khiến vết loét dần lan rộng, đi kèm các triệu chứng sốt cao, sưng hạch,… làm người bệnh biếng ăn, xanh xao, mệt mỏi thì cần đến ngay các cơ sở y tế, nha khoa để được điều trị theo phác đồ.

Nguyên nhân gây lở miệng

Nguyên nhân gây lở miệng xuất phát từ nhiều nguồn căn khác nhau. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là vô tình cắn phải môi, hay nhai thức ăn có cạnh cứng, nhọn làm tổn thương mô mềm gây phù nề và chảy máu niêm mạc.

Dùng bàn chải đánh răng có lông cứng, chải răng và dùng tăm xỉa không đúng cách, sơ ý chọc vào nướu và môi.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa đúng cách để bảo vệ sức khỏe răng miệng

Thói quen ăn các thức ăn cay nóng, chứa nhiều chất cồn kích thích cũng dễ gây lở miệng.

Lở miệng còn liên quan đến việc mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các acid folic, vitamin C và B6.

Một nguyên nhân khá bất ngờ dẫn miệng bị lở chính là stress. Do thần kinh căng thẳng dẫn đến tình trạng nội tiết tố trong cơ thể bị thay đổi, trao đổi chất dinh dưỡng yếu kém khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập khoang miệng và gây loét.

Mẹo chữa lở miệng hiệu quả ngay tại nhà

Với các vết lở miệng thông thường và mới thì rất dễ điều trị. Bạn có thể áp dụng những cách chữa trị lở miệng tại nhà dưới đây:

  • Với các vết lở miệng đang sưng và chảy máu, bạn có thể dùng đá tinh khiết, hoặc dùng gạc y tế bao quanh viên đá rồi chườm lên chỗ lở. Điều này sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau và giảm sưng hiệu quả.
  • Bôi mật ong và nghệ vào vùng bị loét. Trong mật ong và nghệ có chứa chất kháng viêm, kháng khuẩn nên giúp các vết loét được sát trùng và mau lành hơn.
  • Bã trà cũng là một phương pháp chữa lở miệng công hiệu, do trong trà có chứa Tanin-một chất kháng viêm và kích thích quá trình lành vết thương. Bạn chỉ cần dùng ít bã trà sau khi hãm đắp trực tiếp lên các nốt lở.
  • Ăn sữa chua, hay dùng 1 muỗng nhỏ sữa chua lạnh để vào chỗ đang bị loét, các lợi khuẩn trong sữa chua sẽ nhanh chóng kháng viêm, giảm sưng cho các niêm mạc đang tổn thương.
  • Ngoài ra, bạn có thể ngậm nước muối ấm pha loãng, nước giấm táo pha theo tỉ lệ 1:1 để súc miệng 3-4 lần ngày. Khi khoang miệng được làm sạch, các ổ viêm cũng sẽ nhanh lành, không còn bị tấy đỏ gây đau rát nữa.

Đối với tình trạng lở miệng kéo dài và viêm nặng, bạn cần được các bác sĩ-nha sĩ thăm khám và điều trị bằng thuốc. Các bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm như: ampicillin, oxytetracycline, và thuốc tăng cường acid folic. 

Phải làm gì để phòng ngừa lở miệng?

Sau khi đã biết cách chữa trị và các vết lở miệng đã hồi phục, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa lở miệng để trị tận gốc và dứt điểm tình trạng này.

Bạn cần có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng. Hãy cố gắng ăn nhiều rau quả, trái cây để tăng cường vitamin C, B6 cho cơ thể.

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi và làm việc khoa học để tránh bị stress và rối loạn nội tiết. 

Dùng bàn chải đánh răng có lông tơ, thay tăm xỉa bằng chỉ nha khoa để vệ sinh răng, tránh cho các mô mềm bị tổn thương.

Súc miệng bằng các chất kháng khuẩn hoặc nước muối thường xuyên để loại bỏ môi trường sống của vi khuẩn.

Chỉ với một số cách đơn giản như trên, bạn đã có thể ngăn bệnh lở miệng đeo bám và giúp cuộc sống của mình trở nên dễ chịu hơn rồi đấy.

Lở miệng vốn dĩ không phải là căn bệnh đáng sợ, nhưng nó sẽ trở nên nặng nề, khó điều trị hơn nếu bạn không quan tâm và điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Bằng việc thực hiện các cách chữa trị tại nhà và thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh, bạn đã có thể trở thành bác sĩ chữa bệnh lở miệng cho chính mình và những người thân bên cạnh.

Tác giả: Nha khoa Tân Định

Video liên quan

Chủ Đề