Nhà nước công nhận và đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của công dân

Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản là quyền pháp luật quy định cho phép cá nhân có quyền tự bảo vệ hoặc ngăn chặn người khác xâm phạm quyền của mình. Vậy pháp luật quy định thế nào về nội dung này?

Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được quy định thế nào?

Khoản 1 Điều 163 Bộ luật dân sự 2015 [BLDS] quy định không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Xem thêm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật

Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

– Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

– Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

– Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với các nội dung nêu trên là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Xem thêm: Thế nào là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?

Quyền đòi lại tài sản

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Xem thêm: Kiện đòi lại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp sau đây:

– Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

– Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Xem thêm: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu trong một số trường hợp

Giao dịch dân sự có bị vô hiệu do vi phạm hình thức?

Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Chủ sở hữu có toàn quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản của mình, có quyền khai thác lợi ích vật chất của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nói cách khác, “chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”

Bằng các quy phạm pháp luật cụ thể, BLDS tạo điều kiện để các chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền của mình, bảo vệ các quyền lợi hợp pháp đó và cấm mọi hành vi cản trở pháp luật.

Người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu đó hoặc theo quy định pháp luật. Để thực hiện các quyền năng này, BLDS cho phép chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ, yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó.Ngoài việc công nhận quyền trên, Điều 169 BLDS còn quy định “Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.”

Phương thức kiện này nhằm đảm bảo để chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu hợp pháp được sử dụng và khai thác công dụng của tài sản một cách bình thường.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại. Quy định này áp dụng trong các trường hợp sau:

– Người chiếm hữu hợp pháp bán tài sản cho người thứ ba ngay tình thì chủ sở hữu yêu cầu người chiếm hữu đó phải bồi thường giá trị của tài sản

Ví dụ: A cho B mượn tài sản. B bán cho C là người ngay tình thì A kiện B đòi bồi thường thiệt hại.

– Người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp đã bán tài sản cho người khác mà không tìm thấy người mua nữa hoặc tài sản đã bị tiêu hủy. Trong trường hợp này, chủ sở hữu không thể lấy lại được tài sản của mình và luật cho phép chủ sở hữu lựa chọn phương thức kiện đòi bồi thường thiệt hại. Chủ sở hữu có quyền kiện đòi người chiếm hữu hợp pháp hoặc bất hợp pháp tài sản của mình phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra cho chủ sở hữu. Hay, họ phải thanh toán cho chủ sở hữu giá trị của tài sản bằng 1 số tiền nhất định. Ngoài ra, người gây thiệt hại phải bồi thường hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản [nếu có]

Trên đây là nội dung Bảo vệ quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.

Xem thêm: Nội dung quyền đối với bất động sản liền kề theo quy định pháp luật

Quyền bề mặt là gì? theo quy định của pháp luật hiện nay

Nội dung quyền hưởng dụng theo quy đinh của pháp luật

Khi quyền sở hữu công nghiệp được xác lập, Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền và lợi ích của chủ sở hữu. Tuy nhiên, hiện nay vấn nạn xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến, gây tổn hại tới lợi ích của chủ sở hữu. Để thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp Nhà nước quy định các biện pháp để chủ sở hữu tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình cũng như sự can thiệp của cơ quan quyền lực nhà nước. Dù quyền sở hữu trí tuệ thuộc đối tượng nào: quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng…cũng được pháp luật bảo hộ. Bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ có giá trị lớn nên trong thực tế xảy ra nhiều trường hợp xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ sử dụng các phương thức hợp pháp để bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ của mình, chống lại mọi sự xâm phạm. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ không những ngăn ngừa các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mà còn giải quyết vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và xử lý vấn đề bồi thường thiệt hại.
Chủ thể bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn để áp dụng trong những trường hợp nhất định. Có hai phương thức để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:

Biện pháp bảo vệ do chủ thể tự bảo vệ [Theo quy định Điều 198 Luật SHTT], áp dụng các biện pháp sau: - Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại; - Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Phương thức 2:

Biện pháp bảo vệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện, bao gồm:

a] Biện pháp hành chính

Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các hành vi vi phạm hành chính này được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, VLC xin trích dẫn một số hành vi vi phạm như sau: + Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội; + Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó; + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ; + Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này. + Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp; + Vi phạm quy định về chỉ dẫn bải hộ quyền sở hữu công nghiệp + Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp

Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của mỗi hành vi vi phạm hành chính này mà sẽ bị xử phạt hành chính bằng: hình phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền và có thể áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung, sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy giấy tờ, tài liệu giả mạo.

b] Biện pháp hình sự

Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ví dụ một số tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp…

c] Biện pháp dân sự

Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Nó được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.

Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Như vậy, tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà chủ thể có hành vi vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp khác nhau để xử lý.

Nếu quý khách cảm thấy khó khăn trong vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các chuyên gia của V.L.C sẵn sàng hỗ trợ bằng dịch vụ chuyên nghiệp.

V.L.C - Chất lượng chuyên nghiệp giải pháp tối ưu!
Đến với
V.L.C Quý khách không đi lại, không đợi chờ được tư vấn và thực hiện tận nơi!

 

Video liên quan

Chủ Đề