Nhận xét phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm trong Đất nước

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIVI THỊ THU HẰNGCÁI NHÌN VÀ TRƯỜNG LIÊN TƯỞNGTRONG THƠ NGUYỄN KHOA ĐIỀMChuyên ngành: Văn học Việt NamMã số: 60.22.01.21LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂNNgười hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Đăng XuyềnHÀ NỘI, 20161MỤC LỤC2MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài1.1.Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã khơi nguồn cảm hứng lớn chothơ ca, trở thành một đề tài lớn thu hút một lực lượng sáng tác đông đảo. Trêncơ sở kế thừa kinh nghiệm, tư tưởng của các thế hệ nhà thơ đi trước, bằng tàinăng sẵn có và vốn kinh nghiệm phong phú của mình, nhiều nhà thơ đã đónggóp cho nền thơ ca của dân tộc một sự sáng tạo mới mẻ, trẻ trung trong sángvà gợi cảm. Qua đó khẳng định tên tuổi của mình trên nền văn học dân tộc.Chúng ta có thể kể đến một vài tên tuổi tiêu biểu như: Lê Anh Xuân, NguyễnKhoa Điềm, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo….1.2. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu trưởng thànhtrong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Tiếp cậnvới những vấn đề chung của chiến tranh nhưng bằng tài năng thơ ca của mình,ông đã đóng góp cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp sáng tác với nhữngtác phẩm độc đáo và có giá trị sâu sắc. Đến với thơ bằng ưu thế của tuổi trẻ,học vấn và tâm huyết dồi dào của những con người thực sự dấn thân, trảinghiệm trên chiến trường, Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho dàn đồng cachung của thế hệ mình một tiếng nói riêng, một cái nhìn độc đáo, lôi cuốn vàđầy hấp dẫn. Ông viết không nhiều nhưng tác phẩm ông thể hiện một tâm hồnthi sĩ với những rung động tinh tế và chiều sâu suy tưởng. Thơ Nguyễn KhoaĐiềm hấp dẫn bạn đọc nhiều thế hệ bởi sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc nhânvăn và suy tư sâu lắng của người tri thức về Đất nước và con người Việt Nam.1.3. Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc đã đi vào lịch sử với niềm tựhào và vinh quang lớn lao nhất. Cùng với những tiếng thơ cất lên trong thờiđại ấy, tiếng thơ Nguyễn Khoa Điềm ngân lên vừa giàu lý tưởng, vừa giàuchất hiện thực, vừa có bề rộng của hiện tại chiến tranh vừa mang bề sâu củatâm trạng con người. Kể từ khi bắt đầu xuất hiện trên thi đàn đến nay Nguyễn3Khoa Điềm đã ra mắt bạn đọc 5 tập thơ với hơn 200 bài, đó là các tập thơ:Đất ngoại ô [1972], Mặt đường khát vọng [1974], Đất và khát vọng [1984],Ngôi nhà có ngọn lửa ấm [1986], Cõi lặng [2007]. Trong đó có nhiều bài thơcủa Nguyễn Khoa Điềm đã được đông đảo bạn đọc yêu thích và có một số bàithơ tiêu biểu được tuyển chọn vào chương trình giảng dạy trong các trườngTrung học, Phổ Thông và các trường chuyên nghiệp.1.4. Cái nhìn là một trong những yếu tố quan trọng của phong cách nghệthuật. Nhà văn Pháp Macxen Prutxt đã nói: “Đối với nhà văn cũng như đốivới các nhà họa sỹ, phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cáinhìn”. Do vậy cái nhìn là một biểu hiện sâu sắc của phong cách tác giả, chiềusâu của cái nhìn nghệ thuật quy định tầm cỡ và thể hiện ưu thế của nhà văn,nhà thơ.1.5. Liên tưởng, tưởng tượng là một tố chất sẵn có của con người nhưng đốivới các nhà văn, nhà thơ, những người nghệ sĩ thì tố chất ấy đòi hỏi sự sángtạo ở một mức độ nhất định. Khả năng liên tưởng trong sáng tạo nghệ thuật sẽnói lên tài năng của người nghệ sĩ và năng lực liên tưởng cũng sẽ góp phầntạo nên dấu ấn cá nhân của tác giả. Tìm hiểu trường liên tưởng là con đườngmới giúp bạn đọc đi vào thế giới nghệ thuật cũng như thế giới tâm hồn nhàvăn để hiểu rõ hơn về tác giả cũng như tác phẩm của nhà thơ.Xuất phát từ những lí do trên, ở luận văn này chúng tôi tiến hành tìmhiểu nghiên cứu cái nhìn và trường liên tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềmvới mong muốn có thể tìm hiểu kĩ càng hơn giá trị tác phẩm của nhà thơ,đồng thời khẳng định phong cách độc đáo và vị trí của nhà thơ trên nền vănhọc dân tộc.2. Lịch sử vấn đềNguyễn Khoa Điềm là một cây bút có đóng góp lớn cho nền văn họchiện đại Việt Nam. Vì vậy tìm hiểu và nghiên cứu thơ ông luôn là vấn đề lôicuốn, thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của những4người yêu văn học. Có thể kể đến một vài ý kiến, đánh giá nhận xét tiêu biểuvề thơ Nguyễn Khoa Điềm với các tác giả như : Hà Minh Đức với bài viếtĐất ngoại ô của Nguyễn Khoa Điềm, Nguyễn Văn Long trong bài NguyễnKhoa Điềm với Mặt đường khát vọng, Tôn Phương Lan với bài Nguyễn KhoaĐiềm nhà thơ trẻ có nhiều triển vọng hay Vũ Quần Phương trong bài Ngôinhà có ngọn lửa ấm- Nguyễn Khoa Điềm… Và các ý kiến của nhiều tác giảkhác: Võ Văn Trực, Vũ Văn Sĩ, Nguyễn Xuân Nam, Trần Đăng Suyền, ChuVăn Sơn….Nhà phê bình Hà Minh Đức có bài viết nhan đề Đất ngoại ô của NguyễnKhoa Điềm. Nhà nghiên cứu đánh giá tập thơ này: “Nguyễn Khoa Điềm đãđóng góp một giọng thơ trẻ đầy nhiệt tình, anh luôn luôn hiện diện trong tráitim cái tôi trữ tình tự tin, đằm thắm… Sức hấp dẫn của thơ anh có thể làgiọng nói mới mẻ, ở những tìm tòi trăn trở trong khi viết. Nhưng trước hết vàchủ yếu là một tâm hồn thơ trẻ nồng cháy chất lý tưởng” và điểm mạnh củathơ Nguyễn Khoa Điềm chính là sự liên tưởng. Trong thơ Nguyễn KhoaĐiềm “Sự liên tưởng được triển khai khi thì bằng vốn sống thực tế, khi thìbằng vốn văn hóa, khi thì qua mạch tình cảm được dẫn dắt từ một tấm lòng”.Hà Minh Đức đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt còn hạn chế củatập thơ như: “Anh chưa có những suy nghĩ sâu sắc về nhiều mặt của một đờithơ từng trải, cảm xúc chưa tự nhiên, đôi khi còn nặng nề, khiến cho dòng thơkhô khan, mang nặng suy nghĩ và bình luận”.Trong bài viết Nguyễn Khoa Điềm với mặt đường khát vọng [VNQĐ số4, 1975] Nguyễn Văn Long đi sâu phân tích nội dung tập thơ, phân tích cụ thểvề con đường đi theo cách mạng của tuổi trẻ các đô thị Miền Nam. Ông chorằng: “Chương Đất nước làm điểm tựa cho cảm xúc toàn bài”. Theo tác giả:“Cấu trúc của cả bài thơ là một sự tìm tòi lớn của Nguyễn Khoa Điềm trongcách thể hiện…”, tác phẩm “in dấu ấn rõ rệt của vốn văn hóa nhà trường vàsách vở…”.Mai Quốc Liên với bài Nguyễn Khoa Điềm và những bài thơ viết từ5chiến trường Trị - Thiên đã làm rõ nét hơn về bút pháp của nhà thơ trẻ, tác giảtiếp tục khẳng định cảm xúc trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Anh không bắtđầu thơ mình từ sách vở, từ phòng văn, mà từ hiện thực cuộc chiến đấu củanhân dân, đất nước… Thơ anh vừa có cái tươi tắn của một tâm hồn trẻ, vừa cócái hào hùng vang dội, cái dịu ngọt của đất Huế, người Huế ”. Nguyễn XuânNam nhấn mạnh đặc điểm nổi bật của thơ Nguyễn Khoa Điềm “không đặc sắcvề tạo hình, màu sắc mà có sức liên tưởng mạnh”.Trong bài Nguyễn Khoa Điềm từ “Mặt đường khát vọng” đến “Ngôinhà có ngọn lửa ấm”, nhà nghiên cứu văn học Vũ Tuấn Anh nhận xét: “Triếtlý, trữ tình cuồn cuộn chảy và lắng đọng, sự già giặn của suy nghĩ đan xen lẫnnét tinh tế tài hoa… Sự hợp chuyển hài hòa những yếu tố ấy là kết quả củanhận thức lý tính, của sự mẫn cảm của thơ với nhịp đập thời đại mà đời và thơanh nhập cuộc”. Vũ Tuấn Anh đã chỉ ra sự kết hợp hài hòa giữ lý trí và cảmxúc rất chân thực, không cầu kỳ, sáo rỗng, không tô vẽ bởi màu hồng, một lốiviết có nhiều đổi mới: điềm đạm và sâu lắng, tách lớp các vỏ của sự vật đểtìm cái lõi bên trong, khơi gợi từ đấy những triết lý đạo đức, nhân sinh.Vũ Quần Phương sau khi phân tích các tập thơ, anh rút ra kết luận :“Nhà thơ tỏ ra thông minh trong cách diễn đạt, tìm mối tương quan giữa cácsự vật để làm bật ra bản chất của vấn đề”, “Chương Đất nước anh sử dụngkhá thoải mái các chất liệu rút từ truyền thuyết, từ tục ngữ, ca dao, các thầntích thắng cảnh cho đến các phong tục tập quán để tạo ra một chuỗi hìnhtượng trùng điệp để thể hiện tâm hồn dân tộc”… Và cuối cùng bài viết nêulên nhận định: “Tập thơ mở ra là băn khoăn về tình cảm dân tộc, khép lại làcuộc đấu tranh sâu rộng hòa với sức mạnh của toàn dân tộc chống xâm lược”.Tôn Phương Lan với bài Nguyễn Khoa Điềm nhà thơ trẻ có nhiều triểnvọng TCVH số 5,1976 đã đưa ra cảm nhận khái quát về cả hai tập thơ Đấtngoại ô và Mặt đường khát vọng. Bằng tất cả nhiệt tình sôi nổi của một cây bútphê bình, bài viết của chị đã đi đến nhận định những nét trội trong phong cáchnghệ thuật của Nguyễn Khoa Điềm. Bài viết có đoạn : “Một phong cách rất6riêng có sự ảnh hưởng từ quê hương tới cuộc đời. Thơ Nguyễn Khoa Điềmmang âm hưởng xứ Huế, giàu chất liệu của ca dao, thần thoại, chất lạc quan cáchmạng đã bao trùm lên tất cả… Một phong cách Nguyễn Khoa Điềm đã khá rõ,bạn đọc ghi nhận ở anh một cách suy nghĩ và diễn đạt có âm hưởng riêng”.Ở bài viết Bài thơ“Đất nước”của Nguyễn Khoa Điềm, giáo sư TrầnĐăng Xuyền đánh giá: “Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng rộng rãi và linh hoạtcác chất liệu của văn hóa dân gian, từ tục ngữ, ca dao đến truyền thuyết, cổtích, từ phong tục tập quán đến thói sinh hoạt trong đời sống hàng ngày củanhân dân. Những chất liệu ấy đã tạo nên một thế giới nghệ thuật vừa gần gũi,quen thuộc, vừa sâu xa, kỳ diệu đủ gợi lên cái hồn thiêng liêng của non sông,đất nước”.Chu Văn Sơn trong bài Phê bình thi phẩm “Đất nước” của NguyễnKhoa Điềm đã khẳng định tư duy thơ Nguyễn Khoa Điềm là tư duy trữ tìnhtriết luận: “Nét chủ đạo trong tư duy triết luận trữ tình là đào sâu vào cái bảnchất của sự vật dưới dạng những biểu tượng thi ca sống động. Tư duy ấychuyển động dựa trên mạch lôgic biện chứng với những mối liên hệ bất ngờkỳ thú”.Vũ Văn Sỹ, trong tạp chí văn học số 11- 2002 với bài Nguyễn KhoaĐiềm một giọng trữ tình giàu chất sử thi đã khẳng định giá trị bền vững trongsự nghiệp sáng tác thơ ca của Nguyễn Khoa Điềm: “Thế kỷ XX, thế kỷ củanhững sự kiện trọng đại của dân tộc ta đã qua đi, đọc thơ Nguyễn Khoa Điềmta vẫn được xúc động trước những giá trị thẩm mỹ của một thời. NguyễnKhoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình giàuchất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, một cây bút gắn kết được mộtcách tài hoa giữa vốn sống, vốn tri thức văn hóa và sự mẫn cảm của một tấmlòng trước từng trang giấy”.Qua các bài nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy rằng : tuy mỗi bài có7một cách nói, cách phân tích khác nhau nhưng đều gặp gỡ chung khi nhậnđịnh những đặc điểm trong thơ Nguyễn Khoa Điềm: “Đó là tiếng thơ của tuổitrẻ… viết về vùng quê, về Đất ngoại ô, về những người mẹ, em bé, những bạnbè đồng chí trong những năm tháng ác liệt của khói lửa, chiến tranh” , “Đọcthơ Nguyễn Khoa Điềm ta bắt gặp một nhà thơ giàu suy tưởng, ấm áp tìnhcảm, một nhà thơ giàu liên tưởng, một nhà thơ của triết lý dân gian” [55]. Tuynhiên các nhận xét đó hầu hết là những bài viết mang tính giới thiệu về tác giảhoặc một tác phẩm của nhà thơ, chưa đi sâu vào nghiên cứu toàn bộ thế giớinghệ thơ để chỉ ra nét độc đáo trong phong cách thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đâylà những tư liệu quý giá để dựa trên cơ sở đó chúng tôi thực hiện đề tài luậnvăn của mình.Như vậy, có thể thấy đã có không ít công trình nghiên cứu về thơNguyễn Khoa Điềm. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu các công trình của thế hệtrước, ở luận văn này chúng tôi sẽ tập trung khảo sát cái nhìn và trường liêntưởng trong thơ ông để thấy được nét độc đáo, hấp dẫn trong phong cách nghệthuật của nhà thơ từ đó góp phần khẳng định giá trị của tác giả và tác phẩm.3. Mục đích nghiên cứuChúng tôi nghiên cứu Nội dung cái nhìn và trường liên tưởng củaNguyễn Khoa Điềm trong một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ. Qua sự phântích, chúng tôi sẽ cố gắng làm nổi bật những nét đặc sắc riêng trong cái nhìnvà trường liên tưởng của Nguyễn Khoa Điềm - một trong những phương diệntiêu biểu làm nên phong cách của nhà thơ.4. Đối tượng nghiên cứuVới đề tài “Cái nhìn và trường liên tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm”,chúng tôi tiến hành khảo sát một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơ.5. Nhiệm vụ nghiên cứuChúng tôi nghiên cứu cái nhìn và trường liên tưởng trong một số tácphẩm thơ tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Qua sự phân tích chúngtôi sẽ cố gắng làm nổi bật những nét đặc sắc riêng trong cái nhìn, trường liêntưởng của ông và mối quan hệ giữa cái nhìn với trường liên tưởng đó. Từ đó8góp phần làm rõ tiền đề lý thuyết về cái nhìn và trường liên tưởng, đồng thờikhẳng định phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm.6. Phạm vi nghiên cứuVới đề tài “Cái nhìn và trường liên tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm”chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát trong một số tập thơ tiêu biểu của nhà thơnhư : Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng, Đất và khát vọng, Cõi lặng… Trongquá trình nghiên cứu người viết cũng cố gắng liên hệ so sánh với các cây bútcùng thời khác để thấy được những nét riêng, khác biệt cũng như tài năng củaNguyễn Khoa Điềm.7. Phương pháp nghiên cứuĐể nghiên cứu đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứusau:-Phương pháp hệ thống: Những liên tưởng của Nguyễn Khoa Điềmkhông phải rời rạc mà chúng đều nằm trong các hệ thống, với các-trường liên tưởng phù hợp.Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại: Phân tích cáctác phẩm thơ của Nguyễn Khoa Điềm theo đặc trưng của thể loại thơ-trữ tình.Phương pháp thống kê, phân loại: Người viết đã tiến hành thống kênhững cái nhìn và các liên tưởng trong các tác phẩm cụ thể, sau đó-phân loại và nhận diện để lý giải.Phương pháp so sánh, đối chiếu: Trong khi tìm hiểu cái nhìn và trườngliên tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, người viết cũng tiến hành sosánh, đối chiếu với cái nhìn và trường liên tưởng của một số tác giảcùng thời, chỉ ra nét riêng, độc đáo trong cái nhìn và liên tưởng của-Nguyễn Khoa Điềm.Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học, ngôn ngữ học, tâm lýhọc sáng tạo: Những kiến thức cơ bản về cái nhìn, trường liên tưởngcủa ngôn ngữ học và tâm lý học sáng tạo là cơ sở trong việc lý giải sựhình thành cái nhìn và trường liên tưởng trong văn học, cụ thể là trongthơ Nguyễn Khoa Điềm.8. Đóng góp của đề tài9Qua việc tìm hiểu nhận định, hệ thống và đánh giá cái nhìn, trường liêntưởng thể hiện trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, luận văn này mong muốn gópphần làm rõ hơn phạm trù hình tượng tác giả nhưng tập trung chủ yếu ởphương diện cái nhìn nghệ thuật và trường liên tưởng. Đồng thời, luận văncũng đóng góp một tiếng nói để khẳng định diện mạo, phong cách và vị trícủa nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trên thi đàn văn học Việt Nam.Có thể vận dụng cách tiếp cận từ cái nhìn và trường liên tưởng để nghiêncứu và giảng dạy các tác phẩm khác nhau của Nguyễn Khoa Điềm cũng nhưcủa các nhà văn, nhà thơ khác.9. Cấu trúc luận vănNgoài phần mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nộidung chính của luận văn gồm 3 chương :Chương 1: Những vấn đề chungChương 2: Cái nhìn nghệ thuật về thế giới, con người trong thơ NguyễnKhoa ĐiềmChương 3: Trường liên tưởng trong thơ Nguyễn Khoa Điềm10PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG1.1.Những khái niệm liên quan đến đề tài1.1.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuậtCó nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là focos [tiêu cự], thuật ngữ “cái nhìn”dần dần được định hình trong ngôn ngữ văn hóa, được hiểu là góc nhìn, cáchlựa chọn, cách tô đậm của thế giới nghệ thuật trong tương quan với đối tượngđược miêu tả. Cho đến nay khái niệm cái nhìn đã trở nên quen thuộc, được sửdụng khá phổ biến trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học và trong nhiềungành nghệ thuật. Mỗi một loại hình nghệ thuật có một cách nhìn riêng, phảnánh một cái nhìn riêng với cuộc sống, với con người, phù hợp với cách thứcxây dựng hình tượng của loại hình nghệ thuật ấy.Văn học nghệ thuật, khác với các hình thái ý thức xã hội khác, nó là lĩnhvực của ý thức thẩm mỹ. Văn học tái hiện mọi hiện tượng đời sống và nhìnnhận, phán xét dưới con mắt cảm nhận có tầm văn hóa. Cái nhìn là một nănglực tinh thần đặc biệt của con người, nó có thể thâm nhập vào sự vật, pháthiện những đặc điểm, tính chất trạng thái của sự vật khi người nhìn vẫn đứngbên ngoài sự vật đó. Dù vậy, nó vẫn bảo lưu sự toàn vẹn thẩm mỹ của sự vật.Cái nhìn được vận dụng muôn màu muôn vẻ trong nghệ thuật và nó được vậndụng như một thủ pháp bắt buộc trong nghệ thuật. Nói một cách khác, đã lànghệ thuật thì không thể thiếu cái nhìn. Nghệ thuật là hình thức thể hiện cáinhìn của con người. Viện sỹ M.Khrapchenko đã khẳng định: “Chân lý cuộcsống trong tác phẩm nghệ thuật không tồn tại bên ngoài cái nhìn nghệ thuật cócá tính cá nhân đối với thế giới vốn có ở từng người nghệ sỹ thực thụ”[45,109]. Cái nhìn nghệ thuật là một phạm trù thể hiện rõ nhất bản chất chủ quancủa nghệ thuật và thể hiện sự hiện diện của hình tượng tác giả trong tác phẩm.Cái nhìn là yếu tố cốt lõi của phong cách của một nhà văn. Nhà văn Pháp11Macsxen Prutxt từng nói : “Đối với nhà văn cũng như đối với nhà họa sĩ,phong cách không phải là vấn đề kỹ thuật mà là vấn đề cái nhìn” [45, 109].Một người nghệ sỹ có phong cách độc đáo là người có cái nhìn riêng mới mẻvề cuộc sống con người thông qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo vànhững phương thức phương tiện thể hiện đặc thù, có tính thống nhất, ổn định,in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Nhà phê bình Hoài Thanh nhậnxét: “Thích một bài thơ theo tôi nghĩ trước hết là thích một cách nhìn, cáchnghĩ, cách cảm xúc, một cách nói”. Xuất phát từ quan niệm riêng của mình,mỗi người nghệ sỹ sẽ có một cách nhìn riêng về thế giới, con người. Như nhàthơ Chế Lan Viên từng nói: “Nhờ mỗi cách nhìn riêng như thế ta lại có cáinhìn riêng về văn học”. Ví dụ, Trong thơ Hồ Xuân Hương đằng sau mỗi câuchữ là một cái nhìn phủ nhận có ý nghĩa châm biếm, phê phán bộc lộ một sựlên án mạnh mẽ với chế độ cũ:“Ghé mắt trông ngang thấy bảng treoKìa đền thái thú đứng treo leoVí đây đổi phận làm trai đượcThì sự anh hùng há bấy nhiêu”[Đề đền Sầm Nghi Đống]Trong thơ Nguyễn Khuyến ta lại bắt gặp cái nhìn ấy nhưng đầy sự thâmtrầm, sâu cay:“Khen ai khéo vẽ trò vui thếVui thế nao nhiêu nhục bấy nhiêu”[Hội Tây]Trong văn học hiện thực phê phán, cùng viết về đề tài người nông dân,nhưng cái nhìn của Nam Cao khác với cái nhìn của Ngô Tất Tố. Trong Tắtđèn Ngô Tất Tố nói về nỗi khốn cùng của nông dân qua các kỳ sưu thuế. NamCao đặt vấn đề sâu sắc hơn: Đó là về nhân phẩm của con người trước hiện12thực hà khắc. Hay cùng viết về quá khứ nhưng Nguyễn Tuân người nghệ sỹsuốt đời đi tìm cái đẹp luôn hướng đến cái nhìn thẩm mỹ. Ông tìm thấy vẻ đẹptrong mỗi con người, sự vật. Trong khi đó thì Nguyễn Công Hoan lại phơibày sự giả dối của xã hội. Như vậy, phong cách đối với nhà văn cũng nhưmàu sắc đối với người nghệ sỹ, nó là vấn đề cái nhìn.Cái nhìn nghệ thuật thể hiện ở hai phương diện. Thứ nhất, cái nhìn thểhiện ở vị trí xuất phát để nhìn. Nhìn từ bên trong, đó là một biểu hiện cảmxúc, tâm trạng, quan niệm nào đó của tác giả về thế giới và con người. Từ bênngoài, cái nhìn được bộc lộ qua tri giác, cảm giác, quan sát và mọi cơ quancảm giác khác của con người. Kết quả do cái nhìn chụp lại được nghệ sỹ phảnánh có thể là cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài, cái cao cả, cái thấp hèn… Cáinhìn bao quát không gian, bắt đầu từ điểm nhìn trong không gian, thời gian vàkhông bị không gian và thời gian chi phối. Cái nhìn xuất phát từ một cá thể,mang thị hiếu và tình cảm yêu, ghét của con người. Bản chất của cái nhìn làhoạt động quan sát nhưng nó có mối liên hệ chặt chẽ với các hoạt động khácnhư : liên tưởng, tưởng tượng, cảm giác nội tâm, do đó nó được thể hiện bằngmiêu tả, tự sự, ví von, ẩn dụ, so sánh… Nhờ vậy, cái nhìn có thể đem các sựvật hiện tượng các thuộc tính xa nhau đạt bên cạnh nhau hoặc ngược lại táchrời thuôc tính trong cùng một sự vật hiện tượng một cách trừu tượng, có tínhchất quy ước.Thứ hai, cái nhìn thể hiện qua các hình tượng, hình ảnh nhất là các chitiết nghệ thuật bởi chi tiết là điểm rơi của cái nhìn. Khi nhà văn trình bày cáihọ nhìn thấy có nghĩa đồng thời cho ta cùng nhìn thấy cái họ đã phản ánh thìcùng lúc đó ta đã tiếp thu, lĩnh hội được thông điệp tinh thần của nhà văn, tứclà đã bước vào cái phạm vi ý thức của họ. “Khi ta nhận thấy nhà văn này chúý cái này, nhà văn kia chú ý cái kia, tức là ta đã nhận ra con người nghệ sỹcủa tác giả” [45, 110].13Mặt khác, chúng ta cũng thất rõ sự khác biệt giữa cái nhìn trong văn họctrung đại và cái nhìn trong văn học hiện đại. Nếu như trong thơ trung đại làcái nhìn siêu cá thể, các nhà thơ cổ chỉ biết vịnh cảnh, vịnh vật, tỏ chí tải đạomà ít ai nhìn trở lại vào thế giới tâm linh, cảm giác của chính mình thì trongthơ hiện đại, cùng với sự thức tỉnh ý thức cá nhân đòi hỏi nhà thơ lấy cái tôicá nhân cái chủ thể chính mình làm đề tài, làm nhân vật trung tâm. Cái gọi làkhát vọng được thành thực là khát vọng được nói về cá nhân mình cần có mộtnhãn quan tạo hình mới với cái nhìn hướng nội.Trong sự nghiệp cầm bút mỗi nghệ sĩ bao giờ cũng bộc lộ cách nhìn,cách cảm về thế giới, con người thông qua những cái nhìn riêng biệt. Tùyđiểm nhìn hoàn cảnh xã hội tâm lý, ý thức, giai cấp, độ tuổi mà họ có thể cónhững cái nhìn khác nhau. Cái nhìn ấy bộc lộ trực tiếp qua trạng thái, thái độ,tâm trạng cảm xúc hay bộc lộ gián tiếp qua hình ảnh ngôn từ, cách lựa chọnhình tượng nhân vật, thời gian, không gian thời gian nghệ thuật.1.1.2. Khái niệm trường liên tưởngLiên tưởng được coi là một trong những hoạt động tâm lí thông thườngcủa con người. Theo các nhà tâm lí học: “Liên tưởng là mối quan hệ giữa cáchiện tượng tâm lí, trong đó có sự tích cực hóa của một biểu tượng này kéotheo sự xuất hiện một hay nhiều biểu tượng khác” [9, 140]. Theo Từ điểnTiếng Việt khái niệm liên tưởng được giải thích là: “Nhân sự việc hiện tượngnào đó mà nghĩ tới sự việc, hiện tượng khác có liên quan” [38, 548], giáo sưNguyễn Lân có mô tả cụ thể hơn là: “Liên tưởng là hiện tượng tâm lí khiếnngười ta khi nghĩ đến một sự vật lại nghĩ đến sự vật khác liên quan hoặc vìgần nhau hoặc vì giống nhau hoặc vì trái ngược nhau”[27, 374]. Thuyết liêntưởng coi sự liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trínhớ nói riêng và sự hình thành tất cả các hiện tượng tâm lí nói chung.14Trong sáng tác và cảm thụ văn học, liên tưởng là tạo ra mối liên hệ giữacác sự vật hiện tượng với nhau, nhằm nhận ra một ý nghĩa mới mẻ nào đó.Thi sĩ Xuân Quỳnh đối diện với “sóng” mà nghĩ đến tâm trạng của người congái đang yêu. Hay Nguyễn Bính từ một mảnh trăng nơi rừng núi hiểm nguycũng gợi nhắc khung trời hiền dịu ở quê hương với những trò chơi thuở bé:“Giăng non như một cánh diều / Trẻ con phất dối thả liều lên mây”.Liên tưởng và tưởng tượng đều là những năng lực tư duy vô cùng thiếtyếu đối với người nghệ sĩ, giúp họ thoát khỏi giới hạn chật chội của sự việc,hiện tượng trước mắt, đi vào khám phá những bí ẩn sâu thẳm và mênh môngcủa vũ trụ cũng như tâm hồn con người. Nhờ đó, người nghệ sĩ sáng tạo nênnhững hình tượng mới mẻ, độc đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, cần phân biệtgiữa khái niệm tưởng tượng và liên tưởng. Tưởng tượng là một khái niệmrộng hơn liên tưởng. Tưởng tượng là thao tác tâm lí khá tự do, phóng túng. Ởđó, các sự vật, hiện tượng được huy động có thể ở rất xa lạ nhau, thậm chíchưa và không thể có thật trên đời mà chỉ tồn tại trong mơ ước của con người.Trong khi đó, liên tưởng là một thao tác tâm lí bị quy định bởi mối quan hệnào đó giữa các sự vật, hiện tượng. Liên tưởng là khả năng phát huy kho dựtrữ, ấn tượng, kinh nghiệm vốn có nằm trong tiềm thức để phát hiện nhữngmối dây liên hệ ngẫu nhiên, vô hình trong bản chất sự vật. Liên tưởng khiếncho tưởng tượng trở nên có định hướng, có sự nối kết theo một mạch, mộtdòng nào đó. Tưởng tượng là cơ sở thúc đẩy việc hình thành liên tưởng. Vídụ, trước cùng một sự vật cụ thể là vầng trăng khuyết có nhà thơ tưởng tượngra cảnh lạ lùng, đau đớn như cuộc chia lìa giữa linh hồn và thể xác: “Hôm naycòn một nửa trăng thôi / Một nửa trăng ai cắn vỡ rồi”[Hàn Mặc Tử]. Nhưngngười khác lại liên tưởng tới một cuộc tình dang dở: “Sao anh vội ngỏ lời /Vào một đêm trăng khuyết / Để bây giờ thầm tiếc / Một tình yêu chưatròn”[Phi Tuyết Ba].15Liên tưởng bao giờ cũng dựa trên mối quan hệ cụ thể hoặc đôi khi rất mơhồ giữa các sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ ấy, người ta có thể chhialiên tưởng thành bốn loại: Liên tưởng tương cận, liên tưởng tương đồng, liêntưởng nhân quả và liên tưởng đối lập. Liên tưởng tương cận là có sự vật nàynghĩ đến sự vật khác gần với nó:“Hoa đâu thơm lạ thơm lùngThơm gốc, thơm rễ, người trồng cũng thơm”Liên tưởng tương đồng là thấy cái này nghĩ ngay đến cái tương đồng vớinó:“Đàn ông nông nổi giếng khơiĐàn bà sâu sắc như khơi đựng trầu”Liên tưởng nhân quả là thấy kết quả mà nghĩ đến nguyên nhân, thấy việclàm hôm nay nghĩ đến kết quả ngày mai:“Gặp đây anh nắm cổ taySao xưa em trắng mà rày em đenHay là lấy phải chồng hènĂn mắm, ăn muối nó đen mất người”Liên tưởng đối lập lại đưa ra những sự vật, hiện tượng trái ngược nhau.“Đất nước mênh mông / đời anh nhỏ hẹp”Hay: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở / khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”Liên tưởng làm cho hình tượng nghệ thuật có thêm chiều sâu ý nghĩa tănglên bội phần những ấn tượng cũng như cảm xúc ở người đọc.Thơ trữ tình là thể loại đặc biệt của sáng tạo văn chương. Dung lượnghạn hẹp, ngôn ngữ chọn lọc nhưng lại có sức gợi lớn lao và mang tham vọngphản ánh được cuộc sống, con người ở những tầm kích sâu rộng nhất. Ngườinghệ sỹ có tài bao giờ cũng qua liên tưởng của mình mà sáng tạo ra nhữnghình tượng nghệ thuật sống động, ám ảnh. Có nhà thơ đã so sánh mái tóc dài16của thiếu nữ vô cùng độc đáo: “Tóc em dài như một tiếng chuông ngân”. HayTrần Đăng Khoa cảm nhận được âm thanh rất nhẹ của chiếc lá đa rơi trongbài Đêm Côn Sơn : “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như làrơi nghiêng”. Tất cả những câu thơ trên đều gợi sự liên tưởng, tạo hình rõ rệtxuất phát từ trí tưởng tượng kỳ diệu cùng với việc sử dụng biện pháp nghệthuật so sánh, ẩn dụ đặc sắc của nhà thơ. Có thể nói, liên tưởng là một thaotác của tư duy sáng tạo, nó vừa thuộc ý thức, vừa thuộc về tiềm thức mà thaotác chủ đạo của nó là sự liên kết về mĩ cảm của chủ thể khi cảm nhận và thểhiện một đối tượng nào đó. Không có liên tưởng, nghệ thuật chỉ là sự saochép hiện thực một cách máy móc, vụng về, khô cứng và nhạt nhẽo.Từ những phân tích trên, chúng tôi cho rằng: Trường liên tưởng là phạmvi hoạt động của liên tưởng, là giới hạn thẩm mỹ của một chủ thể sáng tạo.Khi những liên tưởng của một chủ thể nối kết với nhau theo một cách thứcnào đó tạo thành một chỉnh thể, khi ấy ta có trường liên tưởng. Cái làm chonhững hình ảnh cụ thể, thậm chí mang vẻ tự do, rời rạc gắn kết lại với nhautrong trường liên tưởng chặt chẽ và có ý nghĩa là sức mạnh bí ẩn của vô thức,tiềm thức và ý thức. Trường liên tưởng của một chủ thể sáng tạo được quyđịnh bởi vốn sống, vốn văn hóa và phản ứng mỹ cảm của chủ thể ấy. Bởi vậy,vốn sống, kỷ niệm, cá tính và cá tính sáng tạo của người nghệ sỹ ảnh hưởngrất lớn, là nguồn nguyên liệu chính tạo ra trường liên tưởng trong thơ. Bêncạnh đó trường liên tưởng của một nhà thơ còn chịu ảnh hưởng từ yếu tố dântộc và thời đại. Tố Hữu đón chào tuổi thanh niên với những vầng hào quangcách mạng, được đắm chìm trong chất men say lý tưởng sáng ngời của Đảngnên thơ ông thường xuất hiện những hình ảnh tươi vui, rạng rỡ, chói chang.Để diễn tả niềm say mê, vui sướng khi bắt gặp lý tưởng Cách mạng ông liêntưởng, so sánh với một “vườn hoa lá, đậm hương và rộn tiếng chim”, liêntưởng đến ánh nắng ấm áp, chói qua tim của “mặt trời chân lý”. Nguyễn Bính,17nhà thơ của nông thôn Việt Nam, xuất phát từ tình cảm gắn bó sâu nặng vớiquê hương, ông đã đưa vào thơ mình những bức tranh làng quê đầy sinhđộng, gần gũi và ấm ấp với hình ảnh: giậu mùng tơi, hàng cau liên phòng,vườn chè, ao cá, vườn cam... Dù ở bất cứ nơi nào, lòng ông cũng luôn nghĩ vàhướng về những mảnh nông thôn thân thương, giản dị, nặng ân tình.Trong sáng tạo thơ trữ tình trường liên tưởng có hai xu hướng bộc lộchính. Thứ nhất là trong việc người nghệ sỹ cảm nhận và thể hiện những hìnhảnh trực quan của đời sống thực tại. Ở cách này, trường liên tưởng sẽ đượcthể hiện nhờ các biện pháp nghệ thuật mà cơ bản và hữu hiệu nhất là so sánhvà ẩn dụ. Chế Lan Viên đã viết về nỗi nhớ một cách trực tiếp thật đẹp qua mộtloạt hình ảnh so sánh trùng điệp gợi trường liên tưởng rộng: “Anh bỗng nhớem như đông về nhớ rét / Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng / Như xuân đếnchim rừng lông trở biếc / Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương” [Tiếng hát contàu]. Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm trừu tượng là tình yêu thành những hìnhảnh gần gũi, quen thuộc trong đời sống con người.Trong ẩn dụ, vế được liên tưởng thường chìm đi. Đây được coi là biệnpháp tối ưu để tạo dựng nên những liên tưởng phong phú : “Nhưng em ơi mộtđêm hè / Hoa xoan nở xác con ve hoàn hồn / Dừng chân trên bến sông buồn /Người nghệ sĩ tưởng đò còn chuyến sang” [Nguyễn Bính].Bên cạnh đó, nhân hóa cũng là một cách thể hiện sinh động liên tưởng. Cóthể tìm thấy khá nhiều những liên tưởng được đầu thai vào các hình ảnh nhânhóa đặc sắc trong thơ Nguyễn Bính: “Gió chiều cầu nguyện đâu đây”, “Lệnến thi nhau nhỏ xuống bàn”, “Tất cả mùa xuân rộn rã đi”….Cách biểu hiện thứ hai của trường liên tưởng là qua việc tổ chức vănbản. Đó có thể là cách tổ chức mang cảm xúc, mang mạch ý tưởng cũng cóthể là cách tạo dựng thế giới hình tượng trong tác phẩm. Ví dụ, trong thơ bàithơ Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ lời bài thơ được lặp lại nhiều lần.18Từ ước mơ “Mai sau con lớn lên vung chày bùn sâu” đến “mai sau lớn lêncon phát mười Ka-lưi ” “mai sau lớn lên con làm người tự do”… [Khúc hátru những em bé trên lưng mẹ]. Từ ước mơ của người mẹ liên tưởng đến ướcmơ của dân tộc, từ hình ảnh “những bài hát con không còn hát nữa” liêntưởng nâng lên thành hình ảnh: “Những con đường không ai trở lại” rồi nânglên “Những con đường không ai gọi nữa”. Chính cấu trúc gần gũi nhau hoặcgiống nhau của bài thơ đã tạo ra các hình ảnh liên tưởng nối tiếp nhau nânglên ở mức độ cao hơn.Như vậy, có thể nói liên tưởng là một năng lực thiết yếu trong tư duysáng tạo nghệ thuật, nó góp phần quan trọng tạo nên gương mặt riêng củangười nghệ sĩ. Liên tưởng xuất hiện do sự chi phối của nhiều yếu tố: thời đại,dân tộc, vốn sống, cá tính… Để rồi đến lượt mình, liên tưởng chi phối cáchxây dựng hình tượng, cách tổ chức văn bản nghệ thuật. Nghiên cứu trườngliên tưởng của một nhà thơ cần tìm ra và lý giải cơ chế quy luật vận động củacác liên tưởng riêng biệt. Đồng thời, phát hiện những mẫu gốc trong trườngliên tưởng nghệ thuật của người nghệ sĩ.1.1.3. Mối quan hệ giữa cái nhìn và trường liên tưởngPhong cách chính là vấn đề cái nhìn. Một nhà văn tài năng, có phongcách phải có cái nhìn riêng, mới mẻ cuộc sống con người thông qua nhữnghình tượng nghệ thuật độc đáo và những phương thức phương tiện thể hiệnđặc thù, có tính thống nhất ổn định, in đậm dấu ấn cá nhân của chủ thể sángtạo.Cái nhìn bao giờ cũng gắn liền với trường liên tưởng của người nghệ sĩ.Từ sự vật này nhà văn, nhà thơ liên tưởng, so sánh, đối chiếu đến sự vật, hiệntượng khác, qua đó làm rõ cái nhìn của mình. Hay nói cách khác, trường liêntưởng cụ thể hóa cái nhìn của người nghệ sĩ. Cái nhìn chi phối, quy định việctạo ra những liên tưởng trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật. Người19nghệ sỹ nhìn cuộc sống, con người như thế nào thì sẽ xây dựng các hìnhtượng nghệ thuật tương ứng thông qua sự liên tưởng, tưởng tượng của mình.Nguyễn Tuân, một con người suốt đời săn lùng và tìm kiếm cái đẹp để phụngsự và tôn thờ nó nên nhà văn quan niệm mỗi tác phẩm phải là một vẻ đẹp –một vẻ đẹp mới lạ và độc đáo khác đời từ ý nghĩ đến cách thể hiện. Bởi lẽ đó,bao giờ ông cũng tiếp cận đối tượng ở phương diện văn hóa nghệ thuật hoặcthẩm mỹ. Trong các sáng tác của mình ông luôn là sự tìm tòi, khám phá cáiđẹp. Không chỉ con người mà thiên nhiên cũng hiện ra vô cùng đẹp đẽ: “ConSông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiệntrong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mùkhói Mèo đốt nương xuân” [Người lái đò Sông Đà]. Hay “Mặt trời nhú lêndần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứngthiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên mộtmâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trainước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh đểmừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuởbiển Đông”[Cô Tô]. Còn Vũ Trọng Phụng ông nhìn cuộc đời chỉ toàn lànhững thứ rưởi rác, xấu xa, là khốn nạn, không có điều gì đáng ca ngợi nêndường như trong sự liên tưởng của ông thiên nhiên cũng hiện lên như một conngười lôi thôi, xấu xí : “Dãy dâm bụt cành với lá um tùm leo lên trên rồi xõaxuống, lởm chởm, lôi thôi như một cái đầu người tóc để nửa năm chưa xén”[Dứt tình]. Từ quan niệm về cuộc sống chỉ toàn những điều xấu xa, bỉ ổi, conngười dâm đãng nên nhìn cảnh thiên nhiên Vũ Trọng Phụng cũng liên tưởngđến những cô gái, những nhân tình hay những cuộc cuồng dâm. Chỉ là nhữngcon vẽ bùa nhỏ xíu xuất hiện trước trong cảnh nước lụt cũng được nhà vănliên tưởng đến cái dâm dục của con người: “Những con vẽ bùa – những chấmđen tròn trên mặt nước, phô ra cái quang cảnh tưng bừng của một cuộc khiêu20vũ cuồng khấu và vô ý thức” [Giông Tố]. Xuân Diệu một nhà thơ mới nhấttrong các nhà thơ mới. Người được mệnh danh là ông hoàng thơ tình. Ông đãđem đến cho nền thi ca Việt Nam cái nhìn mới mẻ, tươi trẻ, độc đáo và hấpdẫn: Nhìn đời qua lăng kính của tình yêu và tuổi trẻ. Chính cái nhìn ấy là cơsở của trường liên tưởng, tạo nên những so sánh độc đáo trong thơ XuânDiệu. Ông đã dựng lên trước mắt người đọc một thiên đường ngay trên mặtđất đang tỏa mật lên hương. Ở đó, “vạn vật đều trẻ trung, xuân sắc: “Tình thổimàu yêu lên phấp phới / Vạn vật nức tâm xuân”, cỏ cây hoa lá cũng như đanghẹn hò, hữu tình, hữu ý: “Lá như con mắt cụm cây nhìn / Trái tựa hình timchim hót xin”, mùa xuân cũng là “mùa tình”, vườn xuân cũng trở thành “vườntình”” [43].Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc khángchiến chống Mỹ vĩ đại của toàn dân tộc. Cảm hứng về Nhân dân, đất nướcluôn là cảm hứng chi phối hành trình sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Chínhnhà thơ đã từng khẳng định: “Thể hệ chúng tôi học xong, theo tiếng gọi củanon sông, vào chiến trường miền Nam, tất cả những gì có trong tâm tưởng làđất nước và nhân dân”. Vì vậy, nhà thơ dành một mảng lớn thơ ca của mìnhđể viết về Nhân dân, đất nước với cái nhìn khẳng định, ngợi ca và tự hào nhất.Hình tượng Đất nước hiện lên trong thơ ông đầy mới lạ mà thân thương, gầngũi, hình ảnh người mẹ, người chiến sĩ, những em bé liên lạc, những ngườidân nghèo đều chan chứa tình yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc và sự dũngcảm, gan dạ. Khi nói đến Tổ quốc, nhân dân, nhà thơ thường liên tưởng sosánh với những gì gần gũi, thân thương, những giá trị tốt đẹp của dân tộc. Nóiđến giặc Mỹ và tội ác của chúng, Nguyễn Khoa Điềm so sánh, liên tưởng tớinhững gì xấu xa, đen tối và ghê rợn nhất. Đó là “những con cá sấu”, là“lũ ódiều” là “bầy quạ đen”. Dưới con mắt của nhà thơ, kẻ thù hiện lên như mộtbầy thú ác ôn, tàn bạo.21Có thể thấy rằng, mỗi người nghệ sỹ có một cách nhìn thế giới, conngười khác nhau. Và rồi cái nhìn ấy sẽ được cụ thể hóa qua những trường liêntưởng độc đáo, riêng biệt của từng cá nhân nghệ sỹ.1.2.Những tiền đề của cái nhìn và trường liên tưởng Nguyễn Khoa Điềmtrong thơNghiên cứu cái nhìn và trường liên tưởng của một nhà thơ không thểkhông xem xét những yếu tố cơ sở tạo nên cái nhìn và trường liên tưởng đó.1.2.1. Thời đại – Quê hương – Gia đìnhMỗi người nghệ sỹ cầm bút đều chịu ảnh hưởng của môi trường, hoàncảnh nhất định, đó là hoàn cảnh xã hội, thời đại hay hoàn cảnh riêng cá nhân.Đây là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến tâm hồn và nhân cách một con người.Đối với người nghệ sỹ, nó để lại những dấu vết in hằn trong sáng tạo nghệthuật. Nguyễn Khoa Điềm đã nắm bắt được những gì cần thiết với mình tronghoàn cảnh, môi trường sống của nhà thơ và nó đã cung cấp những tư liệu, chấtliệu cần thiết để ông xây dựng nên thế giới nghệ thuật của riêng mình. Vậy,câu hỏi đặt ra là: môi trường, hoàn cảnh sống đã tác động tới tâm hồn nhà thơnhư thế nào?Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến tâm hồn nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm màchúng ta phải kể đến là yếu tố thời đại hay còn gọi là hoàn cảnh lớn. NguyễnKhoa Điềm trở về quê hương trong những ngày đầy bóng giặc. Ông hòa mìnhvào cuộc chiến đấu dữ dội trên chiến trường Bình - Trị - Thiên. Sống và hoạtđộng trong khói lửa chiến tranh, trong những hi sinh mất mát, tận mắt chứngkiến tội ác của kẻ thù và cuộc chiến đấu gian khổ bất khuất của đồng đội,đồng bào, chính những điều đó đã khơi nguồn cảm hứng mãnh liệt cho hoạtđộng sáng tác của Nguyễn Khoa Điềm. Trở về quê hương, Nguyễn KhoaĐiềm không có tâm nguyện sẽ trở thành nhà thơ, ông hòa mình vào chiếntrường theo quân số của đoàn cán bộ Giáo Dục. Sau nhiều năm tham giachiến đấu, Nguyễn Khoa Điềm được phân công công tác vận động thanh niên22Thành ủy Huế. Thời gian gắn bó với phong trào học sinh, sinh viên Thànhphố Huế tuy ngắn ngủi nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệpsáng tác của ông. Đây là thời gian Nguyễn Khoa Điềm hòa mình vào tuổi trẻthành phố bị chiếm đóng nên nhà thơ hiểu được những suy nghĩ, tâm tư,nguyện vọng của thế hệ trẻ trên con đường lựa chọn lý tưởng cũng như cáchsống của mình. Chính những đêm không ngủ trên đường hành quân chiếnđấu, những ngày cả thành phố xuống đường ngập trong màu áo trắng tin yêuđã giúp Nguyễn Khoa Điềm viết nên những bài thơ đặc sắc với sức liên tưởngmạnh mẽ, sâu sắc. Ngày xuống đường của tuổi trẻ thành thị sau khi trải quaquá trình nhận đường đầy khắc nghiệt được nhà thơ miêu tả như một ngày hộicủa tuổi trẻ. Từ những căn nhà, góc phố, tuổi trẻ ùa về đại lộ. Từ màu áo trắngcủa học sinh, sinh viên, nhà thơ gợi đến dáng dấp những chú chim câu dễthương báo hiệu hòa bình. Màu áo trắng tràn đến đâu, niềm vui lan tỏa đếnđó. Sức sống của tuổi trẻ được hồi sinh, căng tràn như nắng / như gió / nhưcây xanh và đầy niềm lạc quan yêu đời: tuổi trẻ thành phố / bay lên bằngtiếng hát. Sống trong lửa đạn chiến tranh, Nguyễn Khoa Điềm đã có nhữngliên tưởng vô cùng độc đáo khi nói đến sự tàn bạo của kẻ thù. Từ tiếng còi tàucủa giặc Mỹ nhà thơ liên tưởng đến hình ảnh chỉ có “tiếng còi tàu há mồm,những con giòi giúc vào mạch máu”. Nghe âm thanh của tiếng súng, ông liêntưởng đến tiếng gào lên mặt nước của vỏ hến, vỏ hàu, nghe tiếng kèn nhà thơliên tưởng “Những tiếng rên giật tròn như một vòng thọng lọng”. Chính hiệnthực tàn khốc của chiến tranh là yếu tố ảnh hưởng đến sự liên tưởng trong thơông.Yếu tố thứ hai cũng ảnh hưởng lớn đến phong cách của mỗi người nghệsỹ nói chung hay nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nói riêng đó chính là quêhương và gia đình.Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943 tại thôn Ưu Điềm,xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ xưa đến nay,23mảnh đất Huế mộng mơ, trữ tình đã trở thành nguồn sữa ngọt nuôi dưỡng baohồn thơ dân tộc. Dải đất miền Trung ấy đã hứng chịu bao biến động của lịchsử, bao khắc nghiệt của thiên nhiên và bao bom đạn của kẻ thù trút xuốngngày đêm trong những ngày chiến tranh. Trải qua bao thăng trầm ấy, Huế đãhội tụ ở mình nhiều giá trị văn hóa trở thành một trung tâm văn hóa lớn củadân tộc. Bên dưới lớp đá sỏi khô cằn của dải đất miền Trung là mạch nướctrong mát nuôi dưỡng bao thế hệ nhà thơ suốt chiều dài của lịch sử dân tộc.Mảnh đất xứ Huế đầy thơ mộng đã đi vào trong thơ ca, nhạc họa, một xứ sởđược mệnh danh là “bài ca đô thị”, “thanh sắc thi ca” được công nhận là disản văn hóa thế giới với những thành quách rêu phong, những cung điện, đềnđài phủ mờ bởi bóng thời gian. Tất cả đã tạo nên nét cổ kính, uy nghi của mộtcố đô đầy hoài niệm, đầy cảm hứng cho thi ca.Sinh ra và lớn lên trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa, thơ NguyễnKhoa Điềm thấm đẫm hồn Huế: “Hầu hết các đề tài trong thơ anh đều đượcrút ra từ mảnh đất Huế… Và lịch sử Huế, nền văn hóa Huế, hơi thở hàngngày của cuộc sống cố đô thấm vào máu thịt và cảm xúc về Huế chan chứatrong thơ anh” [Võ Văn Trực]. Chính cái chất Huế thâm trầm, tâm hồn Huếthiết tha, mộng mơ, giàu màu sắc đã tạo nên hồn thơ Nguyễn Khoa Điềm trữtình mà sâu lắng, hài hòa trí tuệ và cảm xúc. Thành phố Huế cổ kính nằm bêndòng Hương Giang đã gắn bó với Nguyễn Khoa Điềm bao kỷ niệm ấu thơ, vàtrong những năm tháng chiến đấu trên chiến trường Trị Thiên Huế đã trởthành nguồn cung cấp cho Nguyễn Khoa Điềm nguồn cảm hứng và chất liệuthi ca. Huế đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm từ ngoại ô nghèo đến đại lộ uynghi cổ kính, từ dòng Hương Giang đến những con đường ngợp bóng phượngvĩ. Huế là mẹ, là chị, là em, là bạn bè đồng chí trong những đêm không ngủ,những ngày xuống đường. Thơ Nguyễn Khoa Điềm không “ngổn ngang” tênđất, tên người xứ Huế, không “bề bộn” phong tục tập quán Huế nhưng tâm24hồn Huế vẫn “dịu dàng sau mỗi vần thơ”. Sinh ra và trưởng thành trên vùngđất giàu truyền thống văn hóa, thơ Nguyễn Khoa Điềm thấm đẫm hồn Huế.Chính vì thấm nhuẫn nền văn hóa dân gian nơi chôn rau cắt rốn nên khi kháiquát về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm nghĩ ngay đến những câu ca dao thânthuộc của xứ sở mình: “Đất là nơi “con chim Phượng Hoàng bay về hòn núibạc / Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biến khơi”. Đau thương tủi hờntrong những ngày Huế còn rên xiết dưới chân giặc, câu ca dao trữ tình ngânlên cũng đắt đoạn niềm đau: “Trước bến Văn Lâu / Đau biết mấy lần mẹ hátkhúc ca dao”. Đó còn là những vần thơ mụ Đội, câu chuyện của cụ Trâu vànhững lâu đài xưa cũng chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa trên khu phốbuồn đau, rồi những bài hát sênh tiền của mẹ: “Đêm đêm khơi từng ngọnlửa / Kể tôi nghe chuyện mụ lý, ông cò…”.. Huế còn hiện lên trong những tròchơi dân gian gắn liền với long lanh sắc màu của chợ Gia Lạc: “Con gà đấtbảy màu / Sống bằng hơi con trẻ / Hùng dũng gọi mùa xuân / Mặt trời vànglong lanh trên chợ Gia Lạc”, với dòng Hương Giang thơ mộng, bao đời trởthành chứng nhân lịch sử của vùng đất kinh thành, là dòng sông tri ân củanhiều danh nhân tên tuổi: “Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi /Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa / Cao Bá Quát ngã mình trên chiếnđịa / Trăm năm rồi vẫn sáng màu gươm” [Lời chào]. Và gần hơn là lời hịchPhò vua những ngày Cần Vương đánh Pháp : “Qua Hoàng thành cha ông gọitên tôi ù ù / Trong họng súng thần công / Hịch Cần Vương tưởng còn vangqua chín cửa / Sắc đẹp nghìn xưa thấm từng trang lịch sử” [Đất ngoại ô].Văn hóa Huế một phần gắn chặt với sông nước Hương Giang, vì thếnhững vạn chài ven sông trở thành một thứ văn hóa đầy ám ảnh: “Nhữngngười dân nghèo về đây / Như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến”. NhàNguyễn Khoa Điềm ở vùng Vĩ Dạ, mỗi khi qua lại bến Đập Đá nhà thơ lạiđược chứng kiến đời sống vạn chài lênh đênh sông nước:“Ôi những cuộc đời25

Video liên quan

Chủ Đề