Phần biệt ngân hàng thương mại với các định chế tài chính khác

Để kết nối những người có vốn và những người cần vốn, các định chế tài chính đã ra đời. Đây được coi là tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nước ta. Vậy Định chế tài chính là gì? Cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết nhất qua bài viết dưới đây của Luật Hoàng Phi.

Định chế tài chính là gì?

Định chế tài chính là tổ chức kết nối những người có vốn và những người cần vốn, tổ chức này cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Vậy các định chế tài chính là gì trong tiếng Anh? Các định chế tài chính trong tiếng Anh là Financial Institutions.

Định chế tài chính được hiểu là bất kỳ tổ chức nào có tiến hành kinh doanh một hoặc nhiều hoạt động bao gồm: nhận tiền gửi; cho vay; thuê mua tài chính; chuyển tiền hay giá trị; phát hành và quản lý các ph­­ương tiện thanh toán; bảo lãnh và cam kết tài chính; kinh doanh ngoại hối, các công cụ thị trư­ờng tiền tệ, chứng khoán có thể chuyển như­­ợng; tham gia phát hành chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư­­ của cá nhân, tập thể; quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán thanh khoản thay mặt cho cá nhân hay tập thể khác; đầu tư­­, quản lý vốn hoặc tiền đại diện cho cá nhân, tập thể khác; bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến các khoản đầu t­ư­ khác; đổi tiền.

Các loại định chế tài chính

Các định chế tài chính hiện nay được chia làm 2 nhóm: Định chế tài chính trung gian và định chế tài chính bán trung gian.

Định chế tài chính trung gian:

Định chế tài chính trung gian được hiểu các tổ chức tài chính đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà đầu tư trung gian, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau thông qua việc bán các tài sản tài chính của họ và mua các tài sản tài chính của chủ thể cầu vốn.

Về bản chất đây chính là các giao dịch tài chính gián tiếp trên thị trường tài chính. Các định chế tài chính trung gian sẽ bao gồm:

– Các tổ chức nhận tiền gửi: Ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, hiệp hội tiết kiệm và cho vay, ngân hàng tiết kiệm tương trợ, các liên hiệp tín dụng, hợp tác xã tín dụng, ngân hàng và các công ty đầu tư.

– Các tổ chức tiết kiệm theo hợp đồng: Công ty bảo hiểm, quỹ trợ cấp

– Các trung gian đầu tư: Công ty tài chính, quỹ đầu tư.

Định chế tài chính bán trung gian:

Định chế tài chính bán trung gian là những tổ chức đứng giữa các nguồn cung và nguồn cầu vốn với tư cách là một nhà môi giới, nhằm giúp cho cung và cầu vốn có thể gặp nhau.

– Ở các tổ chức này không tạo ra các tài sản tài chính của chính riêng của họ giống như các định chế tài chính trung gian.

– Các tổ chức thuộc định chế tài chính bán trung gian chỉ giúp chuyển các tài sản tài chính từ người phát hành đến người có nhu cầu mua, từ đó giúp chuyển vốn từ người có cung vốn đến người cần vốn.

– Các định chế tài chính bán trung gian có thể kể đến như công ty chứng khoán, ngân hàng đầu tư.

Vai trò của định chế tài chính là gì?

Sau khi tìm hiểu về định chế tài chính là gì? thì có thể thấy các tổ chức này đóng góp vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Những vai trò này được khái quát như sau:

– Định chế tài chính hoạt động như những trung gian giữa thị trường vốn và thị trường nợ. Các định chế này cũng chịu trách nhiệm chuyển quỹ từ nhà đầu tư đến doanh nghiệp. Những chủ thể này có vai trò quan trọng vì kiểm soát dòng tiền trong nền kinh tế.

– Các định chế tài chính ra đời để kiểm soát nguồn cung tiền trên thị trường và bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng.

– Đồng thời định chế tài chính cũng giảm thiểu các chi phí phát sinh trong các giao dịch: Các định chế tài chính, một bộ phận quan trọng của hệ thống tài chính giúp những người tiết kiệm và những người đầu tư giảm các chi phí giao dịch như chi phí tìm kiếm, chi phí thực hiện giao dịch, chi phí do qui mô, chi phí hiểu biết;

– Giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư: Vì các loại hình định chế tài chính hiện nay rất đa dạng. Chính điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư. Ngoài ra, các định chế tài chính còn giúp giảm thiểu rủi ro do thiếu hiểu biết của các nhà đầu tư nhờ tính chuyên nghiệp cao của các định chế tài chính;

– Định chế tài chính cũng tạo lập cơ chế thanh toán: Một số định chế tài chính đảm nhiệm vai trò cung cấp những phương thức và phương tiện thanh toán, điển hình như là ngân hàng thương mại.

– Sự phát triển của các phương thức thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt là vô cùng quan trọng, giúp cho thị trường vận hành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Tóm lại các tổ chức định chế tài chính là một trong những nền tảng quan trọng trong hệ thống tài chính không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Vì vậy những chính sách nhằm đảm cho các định chế này phát triển và hoạt động hiệu quả trong tương lai là rất cần thiết

Trên đây, Luật Hoàng Phi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cơ bản có liên quan tới câu hỏi Định chế tài chính là gì? Với những thông tin này chắc chắn Quý vị đã phần nào giải đáp được những thắc mắc trước đó.

Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

>>>>> Tham khảo: Định chế là gì?

Khi nghĩ đến vay vốn kinh doanh, hầu hết chúng ta đều nghĩ ngay đến Ngân hàng. Tuy nhiên để tiếp cận với nguồn vốn này lại không hề đơn giản. Không phải Doanh nghiệp nào cũng có thể làm được. Vì vậy trên thị trường xuất hiện rất nhiều các tổ chức tài chính phi ngân hàng, là một trong các kênh gọi vốn hiệu quả cho SMEs. 

Để hiểu rõ hơn và lựa chọn được kênh vay vốn phù hợp, VERIG xin tổng hợp 05 điểm khác biệt cơ bản giữa NGÂN HÀNG và TỔ CHỨC TÀI CHÍNH PHI NGÂN HÀNG. 

1. Cơ chế hoạt động

Tổ chức tài chính phi ngân hàng có gần như đầy đủ các hoạt động của một ngân hàng như cho vay, nhận tiền gửi có kỳ hạn… ngoại trừ việc nhận tiền gửi không kỳ hạn và làm dịch vụ thanh toán. Điều này tạo ra sự khác biệt cho mọi hoạt động khác của tài chính phi ngân hàng.

2. Nguồn vốn

Ngân hàng huy động vốn từ các khoản tiền gửi, các khoản tiền đi vay, khoản tiền tự có. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng huy động từ vốn tự có, các quỹ trợ cấp, các hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, phát hành cổ phiếu, trái phiếu và trái khoán.

Dễ hiểu hơn, ngân hàng vay các khoản nhỏ và cho vay các khoản lớn. Ngược lại, tổ chức tài chính phi ngân hàng vay các khoản lớn và cho vay lại các khoản nhỏ.

3. Quản lý

Các ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ từ ngân hàng Nhà nước, chịu sự ràng buộc về tiền gửi dự trữ và bảo hiểm các khoản vay. Vì vậy ngân hàng sẽ không đầu tư quá mạo hiểm hay cho vay các khoản rủi ro cao.

Tổ chức tài chính phi ngân hàng chịu sự ràng buộc ít hơn và có thể đầu tư, cho vay vào các dự án kinh doanh, cổ phiếu, thương phiếu… có mức độ rủi ro cao hơn. Các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tiếp cận với nguồn vốn này có khả năng vay vốn cao hơn.

4. Khả năng tạo tiền

Ngân hàng có thể nhận tiền gửi và xoay vòng đồng tiền qua các hoạt động của ngân hàng, vì thế có thể tạo ra một hệ số nhân tiền. Các tổ chức tài chính thì không có khả năng này.

5. Các khoản đầu tư

Nếu như các khoản đầu tư của ngân hàng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thương mại và sản xuất vật chất, các tổ chức tài chính phi ngân hàng lại chủ yếu đầu tư vào tài chính, cho vay tiêu dùng và thế chấp. 

6. Mức độ rủi ro

Vì tổ chức tài chính phi ngân hàng không chịu sự chi phối, điều hành chặt chẽ của Ngân hàng Trung ương về các khoản vay, tiền dự trữ, bảo hiểm và chủ yếu đầu tư vào bất động sản, chứng khoán nên chịu rủi ro cao hơn so với ngân hàng. 

———————-

VERIG

Trụ sở chính: 562 Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận Long Biên, Thành phố Hà Nội.

Chi nhánh: Số 167-169 Điện Biên Phủ, Phường Đa Kao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh.

Hotline: 0869981699

Website: //verig.vn/

Facebook: //www.facebook.com/verig.vn

Youtube: //bit.ly/2Y7D9qd

#verig #fintech #p2plending #peertopeer #peer2peer #chovaynganghang #taichinhphinganhang #xuthetaichinhmoi #kenhdautusinhloi #verigeducate

Video liên quan

Chủ Đề