Quân nam hán là ai

Chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng cuối năm 938 gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Ngô Quyền, thế nhưng cũng có những người khác đã lấy thân mình dẫn dụ quân Nam Hán vào bãi cọc trên sông Bạch Đằng, khéo léo lựa chọn thời điểm để trận địa cọc phát huy tác dụng, quyết định chiến thắng lịch sử trên dòng sông này.

Tranh qua Deviantart.com.

Việc lợi dụng thủy triều để giành chiến thắng luôn là việc làm hết sức liều lĩnh vì phải chọn thời gian chính xác. Trong lịch sử thế giới chỉ có một vài trận đánh làm được điều này, mà đều là những trận đánh rất nổi tiếng. Một là trận Myeongnyang nơi Lý Thuấn Thuần dùng 13 tàu Triều Tiên đối phó 133 tàu Nhật Bản năm 1597 [Xem bài: Lý Thuấn Thuần và trận thủy chiến huyền thoại]. Một nữa là trận hải quân Hoa Kỳ do tướng MacArthur chỉ huy đổ bộ bất ngờ vào hải cảng Inchon cách thủ đô Seoul Hàn Quốc 25 dặm, vào ngày 15/10/1950, cắt bán đảo Triều Tiên làm 2. Cả hai trận đánh trên đều lợi dụng thủy triều, đã được coi là phép dùng binh kỳ lạ. Ấy vậy mà trận Bạch Đằng năm 938 không chỉ lợi dụng thủy triều, mà còn phải sai người cắm cọc như thế nào để lúc triều dâng địch không phát hiện được, lúc triều hạ có thể đâm thủng thuyền giặc, rồi lại phải tính toán chính xác thời gian tấn công, thời gian rút lui dụ địch. Bởi vậy trận chiến này buộc phải có sự tham gia của những người am hiểu sông nước Bạch Đằng.

Chuyện kể rằng vào đầu thế kỷ thứ 10 ở làng Gia Viên [thuộc Hải Phòng ngày nay] có hai vợ chồng nọ chăm chỉ làm việc mưu sinh, chồng làm nghề thuyền câu, vợ làm ruộng. Hai vợ chồng sinh được đứa con trai đặt tên là Nguyễn Tất Tố. Nguyễn Tất Tố thường cùng cha chèo thuyền trên các con sông để câu cá, nên dần dần thông thạo địa hình và quy luật thủy triều lên xuống.

Khi giặc biển vào cướp phá làng Gia Viên, dân làng mời thầy về dạy võ cho trai tráng để bảo vệ làng. Nguyễn Tất Tố cùng các trai tráng trong làng tham gia học võ, từ đó mà thân thiết với người bạn là Đào Nhuận.

Khi quân Nam Hán chuẩn bị tiến đánh Tĩnh Hải Quân [tên nước vào thời kỳ này], Ngô Quyền theo kế của Kiều Công Hãn chuẩn bị trận địa đón đánh quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng. Ông đến đây tìm hiểu địa hình và chiêu mộ người dân. Nguyễn Tất Tố cùng Đào Nhuận theo trai tráng trong làng tham gia quân của Ngô Quyền.

Nhờ thông thạo địa hình sông Bạch Đằng, Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận dùng thuyền đưa Ngô Quyền cùng các tướng đi khắp sông Bạch Đằng, từng con nước, nhánh sông, rừng rậm ven bờ, mô tả địa hình, quy luật thủy triều lên xuống nhằm giúp Ngô Quyền cùng các tướng chọn được địa điểm phục binh, giấu thuyền bè, đóng cọc gỗ, v.v..

Tranh qua Vietsugiaithoai.com.

Ngô Quyền cho chuẩn bị trận cọc ngầm dưới sông, cũng như bố trí xong việc mai phục trên bờ. Lúc này cần có người chỉ huy cánh quân đánh rồi giả thua. Người này cần am hiểu thủy triều lên xuống, để khi giả thua rút đi là lúc thủy triều lên, như thế thuyền quân Nam Hán mới dễ theo thủy triều tiến vào mà không phát hiện trận địa cọc. Khi vừa đánh vừa cầm cự phải làm sao cho quân Nam Hán vào ngay trận địa cọc, để khi thủy triều rút đúng mức, thuyền giặc sẽ sa bẫy. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Theo Bản Ngọc phả xã Lương Xâm thì Nguyễn Tất Tố đã tình nguyện đi nhử quân Nam Hán vào bãi cọc trên sông Bạch Đằng. Ông đã rủ thêm bạn mình là Đào Nhuận cùng ba anh em Lý Minh, Lý Khả, Lý Bảo quê ở Hoàng Pha [nay thuộc xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng] cùng mình tham gia.

Trong cuộc họp bàn của các chư tướng, Nguyễn Tất Tố xin được dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến, chọn đúng giờ khắc thì giả thua rút vào bãi cọc ngầm.

Nguyễn Tất Tố được giao cho một đội thuyền nhẹ ra cửa biển chờ đợi, khi thuyền quân Nam Hán vừa đến thì Nguyễn Tất Tố cho quân phục sẵn bất ngờ tấn công, khí thế dũng mãnh.

Quân Nam Hán bị bất ngờ, nhưng nhận thấy thuyền quân ta nhỏ bé thì yên tâm thúc chiến. Quân ta sau giây phút đầu dũng mạnh, bị thuyền lớn của quân Nam Hán đánh thì vờ như tan trận phải tháo lui.

Quân Nam Hán thừa thắng đuổi theo đến trận địa cọc ngầm, lúc này thủy triều đã bắt đầu rút, quân mai phục của Ngô Quyền đổ ra đánh dữ dội. Được một lúc thì triều rút thấp, cọc ngầm lộ ra, đâm vào thuyền quân Nam Hán.

Những chiếc bè lửa được chuẩn bị sẵn, cháy ngùn ngụt lao đến thuyền quân Nam Hán. Quân Nam Hán bị chết vô số, chủ tướng Hoằng Thao tử trận tại đây.

Sau trận đánh, Ngô Quyền phong thưởng ba anh em Lý Minh, Lý Khả, Lý Bảo được làm tướng quân, nhận bổng lộc. Nhưng cả ba anh em đều từ chối, chỉ xin được tiếp tục ở tại quê nhà sống đời dân dã với xóm làng.

Ghi nhớ trận đánh này, người dân vùng duyên hải đã lập đền thờ Ngô Quyền cùng những người góp công chiến thắng Bạch Đằng như Nguyễn Tất Tố, Đào Nhuận, và ba anh em họ Lý. Ngày nay ngôi chùa Hoàng Pha tên là An Lạc tự thuộc xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên có bàn thờ Thành Hoàng làng Hoàng Pha là ba anh em họ Lý.

Trần Hưng

Xem thêm: Trận thủy chiến hỏa công bậc nhất sử Việt vào đầu thế kỷ 19

Mời xem video:

Là một không gian không quá rộng lớn nhưng vùng cửa sông Bạch Đằng chảy qua địa phận Hải Phòng lại là một địa danh đặc biệt, bởi nó gắn liền với3 trận thủy chiến, 3 bậc kỳ nhân ở 3 giai đoạn lịch sử khác nhau.

Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán năm 938

Trận đầu vang danh chiến thắng Bạch Đằng là khi Ngô Quyền đập tan quân Nam Hán năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Sách Đại Việt Sử ký toàn thư cho biết kế sách đánh giặc của Ngô Quyền:“Nếu sai người đem cọc nhọn, đầu bịt sắt cắm ngầm trước cửa biển, thuyền của bọn chúng theo nước triều lên vào trong hàng cọc thì sau đó ta dễ bề chế ngự, không cho chiếc nào thoát”. Chính Ngô Quyền đã khẳng định điều đó với tướng lĩnh của mình “không kế gì hơn kế ấy cả”.

Đức vương Ngô Quyền sinh ngày 12 tháng Giêng năm Mậu Ngọ[tức ngày 6 tháng 2 năm 898],tại làng Mông Phụ, Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nộingày nay. Sinh ra trong một dòng họ hào trưởng có thế lực, cha là Ngô Mân làm chức châu mụcĐường Lâm,ngay từ nhỏ, ông đã tỏ ra là người có trí dũng song toàn, được dạy bắn cung nỏ, sử dụng giáo gươm, bí mật binh pháp. Ngô Quyền lớn lên trong lúc đất nước mới dành được quyền tự chủ, ông nối chí cha tập hợp lực lượng và trở thành một hào trưởng hùng mạnh trong vùng. Ông được Dương Đình Nghệ, [vốn là một bộ tướng của Khúc Thừa Mỹ, sau tự xưng là Tiết độ sứ] tin yêu, mời về làm Nha Tướng và gả con gái cho. Sau lại được Dương Đình Nghệ giao cho trấn giữ Châu Ái - vùng đất phên dậu của quê hương họ Dương.Năm 937, Dương Đình Nghệ bị nha tướng Kiều Công Tiễn giết hại để cướp ngôi Tiết độ sứ, gây nên sự căm phẫn trong các vị hào trưởng và nhân dân. Ngô Quyền bèn tập hợp lực lượng để tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Quá hoảng sợ, Kiều Công Tiễn đã vội vã cầu cứu Nam Hán, vua Nam Hán là Lưu Cung nhân cơ hội đó đã phong con trai là Lưu Hoàng Tháo thống lĩnh thủy quân vượt biển sang xâm lược nước ta.

Đất nước lâm nguy, Ngô Quyền một mặt tiêu diệt Kiều Công Tiễn trừ mối hoạ, mặt khác huy động nhân dân cả nước bước vào cuộc kháng chiến. Tại vùng cửa sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động hàng ngàn binh sĩ và nhân dân địa phương xây dựng trận địa cọc để đón đánh quân xâm lược. Hơn ba nghìn cây gỗ được vót nhọn, bịt sắt rồi đóng xuống lòng sông trên một quãng dài 3 dặm, khi thuỷ triều lên, bãi cọc không bị lộ. Ngô Quyền dự định nhử quân địch vào khu vực này khi thủy triều lên và đợi nước triều rút xuống cho thuyền địch mắc cạn mới giao chiến. Vào một ngày cuối đông năm 938, đoàn binh thuyền do Hoàng Tháo chỉ huy rầm rộ vượt biển tiến vào cửa ngõ Bạch Đằng. Đúng lúc nước triều đang dâng cao, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch đuổi theo vượt qua bãi cọc lọt vào trận địa mai phục của ta. Khi đoàn thuyền của Hoàng Tháo vượt qua vùng cửa biển, nước triều rút mạnh, quân ta quay lại phản công quyết liệt. Trận địa cọc nhô lên chặn đứng đoàn thuyền giặc, nhiều chiếc bị cọc gỗ đâm thủng, va vào nhau rồi chìm xuống dòng sông. Chủ tướng Hoàng Tháo bỏ mạng cùng quá nửa quân sĩ. Vua Nam Hán cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Lưu Cung kinh hoàng, đành thu nhặt số quân còn lại mà rút lui. Từ đó, nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược nước ta. Sau chiến thắng lẫy lừng, năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa [tức Đông Anh, Hà Nội ngày nay].

Đại thắng Bạch Đằng năm 938 được ghi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta như một chiến công chói lọi, chấm dứt nền thống trị hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một kỷ nguyên độc lập lâu dài cho dân tộc Việt Nam. Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 đã trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua”, xứng đáng là "vị tổ trung hưng" của dân tộc.

Lê Đại Hành và chiến thắng Bạch Đằng năm 981

Trận kỳ chiến gắn với bậc kỳ nhân thứ hai tại Bạch Đằng giang diễn ra trong giai đoạn chiến tranh Tống - Việt năm 981, và nhà cầm quân tài ba được vinh danh chiến thắng là vua Lê Đại Hành. Sau cuộc chiến lớn này, Đại Tống chấp nhận xuống nước và chính thức thừa nhận Lê Đại Hành cai trị Đại Cồ Việt.

Hoàng đế Lê Đại Hành [tên húy là Lê Hoàn] sinh năm 941 tại làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Ông mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lại mang tướng mạo khác thường nên viên quan án sát họ Lê đã nhận ông về nuôi dưỡng. Lớn lên, ông theo giúp Đinh Liễn - con trai trưởng của Đinh Tiên Hoàng. Vốn là người trí dũng, Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng giao cho cai quản hàng ngàn quân sĩ. Năm 971, ông được thăng lên chức võ quan cao nhất làThập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ của triều Đinh.

Cuối năm 979,Đinh Tiên Hoàngvà thế tử Đinh Liễn bị ám sát, con thứ Đinh Toàn mới 5 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta.

Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tônLê Hoàn làm vua[tức vua Lê Đại Hành], lập nhà Tiền Lê năm 980.Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn làĐại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu.

Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Mùa xuân năm 981, 4 vạn quân Tống do Hầu Nhân Bảo chỉ huy theo hai đường thuỷ bộ đánh chiếm nước ta. Lê Đại Hành thân chinh làm tướng cầm quân, cho xây thành Bình Lỗ, sai quân sĩ đóng cọc ngăn sông dựa vào địa thế hiểm trở của sông Bạch Đằng.

Sau hơn hai tháng tiến đánh, không chiếm được Đại La và kinh đô Hoa Lư, quân địch lúng túng vì chịu nhiều tổn thất nặng nề, Lê Đại Hành quyết phản công. Ngày 28/4/981, trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng diễn ra, Lê Đại Hành đã cho một cánh quân ra khiêu chiến với quân địch, Hầu Nhân Bảo trúng kế đuổi theo và lọt vào trận địa mai phục.

Lúc này, các chiến binh Đại Cồ Việt từ khắp các nẻo đường đổ về sông Bạch Đằng vây đánh quân Tống quyết liệt. Hầu Nhân Bảo bị giết chết. Nghe tin thuỷ quân thua trận, các cánh quân khác vội vã tháo chạy, bị quân Đại Cồ Việt truy kích tiêu diệt quá nửa, quân Tống bị quét sạch khỏi bờ cõi nước ta. Đại thắng Bạch Đằng năm 981 khiến nhà Tống phải kính nể tài năng và bản lĩnh của Lê Đại Hành, xuống nước công nhận ông là vua của Đại Cồ Việt.

Bạch Đằng năm 1288 - Trận thuỷ chiến chấn động thế giới

Dòng Bạch Đằng giang lần thứ ba lần đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là vào năm 1288,với chiến công của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn trước quân Nguyên Mông.

Trần Quốc Tuấn sinh năm 1228, thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Suốt cuộc đời, ông hết lòng phụng sự cả 4 đời vua Trần thịnh trị. Ông là bậc tướng cột đá chống trời, hội tụ cả tài lẫn đức và trong cả ba lần đánh quân Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn, được sử sách ngợi ca.

Trong trận chiếnBạch Đằng năm 1288, đích thân ông đã đặt chân đến vùng đất Tràng Kênh và các làng xã lân cận để bày trận đón đánh sự rút chạy của đội quân xâm lược Nguyên Mông, làm nên chiến thắng vĩ đại Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288.

Tháng 3/1288, biết được ý đồ rút quân bằng đường thuỷ qua sông Bạch Đằng của quân địch,Trần Quốc Tuấn đã chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn trên sông. Các loại gỗ lim, táu… đã được đốn ngã trên rừng kéo về bờ sông và được đẽo nhọn cắm xuống lòng các cửa sông dẫn ra biển làm thành những bãi chông lớn.

Các cánh quân thuỷ bộ bí mật mai phục sau dãy núi đá Tràng Kênh dọc bờ sông Bạch Đằng. Sáng ngày 9/4/1288, khi đoàn thuyền của Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua bỏ chạy. Trúng kế, thuyền giặc di chuyển vào sâu bên trong sông Bạch Đằng, tiến vào bãi cọc.

Quân ta đợi cho thủy triều xuống mới quay thuyền lại và đánh thẳng vào đội hình địch. Thủy quân Đại Việt từ các hướng nhanh chóng tiến ra sông Bạch Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính tạo thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.

Quân Nguyên Mông bị mắc kẹt, tổn thất nặng nề, nhiều chiến thuyền bị cháy rụi và đâm phải cọc nhọn. Một số cánh quân Nguyên bỏ thuyền chạy lên bờ sông để tìm đường trốn chạy nhưng đều rơi vào ổ phục kích của quân nhà Trần, bị chặn đánh kịch liệt. Chỉ trong vòng 1 ngày, hơn 600 chiến thuyền và khoảng 6 vạn quân địch đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân dân nhà Trần đại thắng.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 là đỉnh cao chói lọi của sức mạnh và nghệ thuật quân sự của quân dân Đại Việt thế kỷ thứ 13, thể hiện tài thao lược của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn - vị anh hùng kiệt xuất, nhà chiến lược lỗi lạc của dân tộc ta.Ông không chỉ được nhân dân Việt Nam tôn thờ như một bậc thánh nhân mà còn được thế giới công nhận là một trong mười vị tướng giỏi nhất mọi thời đại.

Khu di tích Bạch Đằng Giang,công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc. Ảnh: Hồng Phong

*** Ngày nay, trên sông Bạch Đằng lịch sử, ngay tại cửa sông Thải chảy ra sông Bạch Đằng có một vùng đất non nước hữu tình, nơi tọa lạc của Khu di tích Bạch Đằng Giang, một tượng đài lưu niệm, tưởng niệm về ba lần chiến thắng quân xâm lược trên sông Bạch Đằng, đồng thời cũng là công trình thể hiện sự tri ân của hậu thế đối với các tiền nhân và các vị anh hùng dân tộc: Đức vua Ngô Quyền, Hoàng đế Lê Đại Hành, Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã có công lao to lớn với đất nước, với nhân dân.

Khu di tích Bạch Đằng Giang, vùng đất địa linh, điểm kết nối giữa quá khứ hào hùng của dân tộc với hiện tại thành phố Hải Phòng đang trên đà phát triển vươn ra biển lớn, khích lệ, cổ vũ chúng ta vững bước xây dựng Hải Phòng phát triển ngày càng văn minh, hiện đại.

[Tổng hợp từ tài liệu Khu Di tích Bạch Đằng Giang]

Video liên quan

Chủ Đề