Quyết định chọn ngày 20/ 11 hằng năm là ngày nhà giáo việt nam được diễn ra vào thời gian nào?

Chuyên mụcNgày này năm xưasố ra ngày 20-11-2021 cũng đượcBáo Quân đội nhân dân Điện tửthực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcasttại đâyvà video clip trênChuyên trang MediaBáo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.

Một số sự kiện nổi bật trong nước và quốc tế ngày 20-11

Sự kiện trong nước

Tháng 8-1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Warszawa[Ba Lan] đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11 hằng nǎm là "Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo". Trong ngày 20-11-1958, lễ kỷ niệm không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh đến các vùng biên giới hải đảo. Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam.

Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Ảnh tư liệu

Khi Việt Nam thống nhất, với ý nghĩa tích cực của ngày 20-11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII [tháng 4-1982] và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em…, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định sẽ lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Nhà giáo Việt Nam.

Từ đó đến nay, đây là Ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Quyết định này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước về vị trí, vai trò của nhà giáo trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Ngày 20-11 cũng là dịp để các thế hệ học sinh “đền đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thầy cô, là dịp để lớp lớp học trò ghi nhớ sâu sắc, gửi lòng thành biết ơn đến những người “tháng tháng, năm năm vẫn không ngừng chèo lái con thuyền”.

Đội nữ pháo binh Ngư Thủy tác chiến năm 1969. Ảnh tư liệu

Ngày 20-11-1967, Ban chỉ huy tỉnh đội Quảng Bình quyết định thành lập đại đội pháo binh nữ dân quân Ngư Thủy gồm 37 chiến sĩ, tuổi đời từ 16-22. Chỉ trong vòng 100 ngày kể từ khi mới thành lập, đơn vị đã anh dũng bắn cháy 3 tàu khu trục hạm của hải quân Mỹ, góp phần bảo vệ vùng biển thân yêu của Tổ quốc. Năm 1968, các chị đã liên tiếp đánh thắng 4 trận, được Bác Hồ gửi thư khen và tặng huy hiệu. Với thành tích đạt được, ngày 25-8-1970 đại đội được Quốc hội và Chính phủ tuyên dương đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang.

Sự kiện quốc tế

Nhà văn Salme Legerlof. Ảnh tư liệu

Xenma Lagéclốp [Salme Legerlof] là nhà nữ vǎn sĩ danh tiếng Thụy Điển, sinh ngày 20-11-1858. Nǎm 1919, bà được tặng giải Noben và được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Thụy Điển. Bà mất ngày 16-3-1940.

Ngày 20-11-1989: Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em.Công ước có 54 điều khoản bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng.

Theo dấu chân Người

Ngày 20-11-1921, báo cáo của mật thám Pháp cho biết Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Chi bộ quận 17 Đảng Cộng sản Pháp, tại cuộc họp này, Nguyễn Ái Quốc được chuyển từ Chi bộ quận 13 sang quận 17, Pari.

Thẻ căn cước của Nguyễn Ái Quốc ở Paris [Pháp] năm 1919. Ảnh: Tư liệu/TTXVN

Ngày 20-11-1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia dự thảo báo cáo của Tiểu ban Đông Dương thuộc Pháp trong Ban Nghiên cứu Thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp và đưa ra đề nghị: “Công tác tuyên truyền này thực hiện: a] bằng các báo chí xuất bản ở Pháp. b] bằng diễn đàn của các Đại hội của chúng ta và khi cần, bằng diễn đàn của nghị viện. c] bằng các hội nghị. d] bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng, với trình độ giáo dục và văn minh của quần chúng bản xứ ở các thuộc địa”. Văn bản cũng đòi hỏi công tác tuyên truyền cần được Đảng trực tiếp chỉ đạo.

Ngày 20-11-1946, Bác ký Sắc lệnh bổ nhiệm nhiều cán bộ quân sự vào các cương vị quan trọng mà sau này họ đều trở thành những tướng lĩnh tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam như: Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Sơn, Lê Thiết Hùng, Phan Phác.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Ảnh tư liệu.

Ngày 20-11-1958, Bác thăm Trường Cán bộ Công đoàn và căn dặn: “Muốn phát động quần chúng cho tốt thì trước hết cán bộ công đoàn phải gương mẫu, phải được phát động trước thì công nhân mới động... Phải tin vào sáng kiến và lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng, nếu không thì phát mấy cũng không động” .

Ngày 20-11-1967, Bác gửi thư khen và tặng huy hiệu cho đơn vị nữ dân quân xã Hoằng Hải, Hoằng Trường, Thanh Hoá đã tham gia bắn rơi hai máy bay phản lực Mỹ.

[Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2010]

Lời Bác dạy ngày này năm xưa

Bất kỳ quốc gia, thời đại nào cũng đều chú trọng tìm kiếm, đào tạo người hiền tài, đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của một quốc gia. Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhân tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chiêu mộ người hiền tài và coi đây là việc vô cùng cần thiết và đáp ứng yêu cầu tất yếu của lịch sử. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 giành được thắng lợi đã mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc. Song tình thế cách mạng lúc này như “ngàn cân treo sợi tóc”: Thù trong giặc ngoài, chính quyền nhân dân còn non trẻ, đòi hỏi vừa phải chăm lo xây dựng chính quyền nhưng đồng thời cũng phải bảo vệ vững chắc chính quyền ấy.

Ngày 20-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra văn bản Tìm người tài đức đăng trên báo Cứu quốc số 411. Trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài”.

Người thẳng thắn tự nhận khuyết điểm: “Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài, có đức. E vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức không thể xuất thân. Khuyết điểm đó, tôi xin thừa nhận”. Từ đó, Bác đề ra cụ thể nhiệm vụ của các địa phương là phải quan tâm để ý, phát hiện người tài ở địa phương mình, báo cáo lên Chính phủ để trọng dụng người tài đó.

[Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, 2011]

Tư tưởng của Bác và những câu chuyện trọng dụng nhân tài của Người để lại nhiều bài học quý giá cho Đảng ta. Đó là, muốn trọng dụng nhân tài thì phải có chính sách đúng, đây là cái gốc. Không thể ngồi đợi người tài tự đến với mình, mà phải đi vận động. Vận động ở đây không có nghĩa là dùng tiền bạc mà bằng sự chân thành, cởi mở, lấy tinh thần yêu nước làm động lực, chứ không phải vì động cơ để có quyền cao chức trọng hay lợi ích vật chất.

Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam lựa chọn những người có đức, có tài đưa đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới. Ảnh:TTXVN

Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn đối với nhân tài và đội ngũ trí thức, quan tâm, động viên và khuyến khích đội ngũ này đóng góp tài năng cho đất nước. Công tác trọng dụng trí thức nói chung, nhân tài nói riêng được Đảng ta xác định rõ trong Nghị quyết Trung ương 27 [khóa X], Nghị quyết Trung ương 6 [khóa XI] và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách thu hút người tài tham gia vào các cơ quan của Đảng, của Chính phủ. Bên cạnh việc tuyển chọn từ trên ghế nhà trường, đưa đi đào tạo ở nước ngoài, có chế độ đãi ngộ phù hợp, thời gian qua, nhiều người Việt Nam thành danh ở nước ngoài cũng được mời về nước tham gia vào các viện nghiên cứu, các trường đại học hoặc trực tiếp đóng góp vào các công trình, dự án… Nhiều cơ quan, địa phương đã tổ chức thi tuyển để chọn người lãnh đạo thay vì chỉ thực hiện cách thức truyền thống là xét chọn, bổ nhiệm, đề bạt. Cả hệ thống chính trị coi đây là công việc quan trọng và thực sự quan tâm thực hiện, để thu hút người có tài, có đức tham gia công tác trong hệ thống chính trị, tránh để “chảy máu chất xám” ra nước ngoài.

Những nhân tài tương tai của đất nước.

Ngày nay, trong kỷ nguyên văn minh trí tuệ với kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa, cuộc cách mạng 4.0, việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài, có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển của nước ta. Nhất là từ khi nước ta gia nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức buộc chúng ta phải thay đổi để phát triển, đồng thời cũng mở ra cơ hội lớn để nước ta vươn lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu đó nếu đất nước có một đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đảm lãnh nhiệm vụ lãnh đạo đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Song việc phát hiện, tuyển chọn đội ngũ cán bộ tài năng là công việc đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức với cái nhìn thực sự công tâm, sáng suốt. Đây là công việc không đơn giản được ví như việc “đãi cát tìm vàng”. Học tập và làm theo lời Bác dạy, đòi hỏi các học sinh viên, cán bộ, chiến sĩ ra sức rèn luyện, học tập cống hiến tài năng cho đất nước.

Dấu ấn Bác Hồ trên Báo Quân đội nhân dân

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 20-11-1956.
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 20-11-1956 có đăng trang trọng hình ảnh “Hồ Chủ tịch tiếp Thủ tướng Chu-Ân-Lai tại Phủ Chủ tịch”.
Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 20-11-1966.

Trang nhất Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 20-11-1966 có đăng “Điện của Hồ Chủ tịch gửi cụ Béc-Tơ-Răng Rút-Xen” để chúc mừng Cụ và các vị ủy viên nhân dịp thành lập Tòa án quốc tế. Nhân đó thể hiện rõ lập trường của Việt Nam và lên án tội ác của Đế quốc Mỹ.


NGUYỄN CÚC [tổng hợp]

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề