Sau hút thai lưu bao lâu nên có thai lại

Hỏi - 20/05/2015
Chào bác sĩ! Em bé của em có tim thai từ tuần thứ 7. Thể trạng em thấy vẫn khỏe mạnh. Nhung em bị bóc tách 15% trong 3 tuần liên tiếp. Em cũng đã nghỉ ngơi tại nhà 1 tuần. Sau tuần đó, em vẫn đi làm bình thường. Công việc chủ yếu ngồi văn phòng, ít vận động mạnh. Nhưng bất ngờ là sau 1 tuần nữa đi tái khám theo lịch hẹn thì phát hiện tim thai ngừng đập [thai được 10 tuần]. Em vừa đi hút thai lưu hôm qua ở Từ Dũ và cảm thấy rất buồn. Em xin hỏi bác sĩ :

1. Nếu em cẩn thận hơn, không đi làm mà nằm 1 chỗ thì có thể em bé đã không bị mất tim thai không ạ?

2. Sau khi hút thai, em bị ra máu. Nhưng ngủ 1 đêm, sáng nay thì không thấy ra máu nữa, không đau bụng và sốt. Người thấy khỏe bình thường. Vì mọi người thường hay bị ra máu vài ngày. Ttrường hợp này của em có bình thường không ạ?

3. Em dư tính có em bé lại sớm. Thì khoảng bao lâu em có thể mang thai lại? Và em cần lưu ý gì để không bi thai lưu ạ. Em cám ơn và chúc bác sĩ thật nhiều sức khỏe! 

Trả lời
Chào bạn,

 Để biết tình trạng hiện tại đã thực sự ổn chưa thì sau khi hút thai nên khám lại sau 1 tuần. Nếu thai nhi bạn thực sự khỏe thì có đi làm hay nghỉ ở nhà thì thai cũng sẽ phát triển, đừng tự trách mình, vô ích. Muốn có thai lại có thể chờ khoảng 2 -3 tháng sau khi tâm lý thực sự tốt, bồi bổ cơ thể, tập thể dục, kiêng bia rượu, thuốc lá [cả 2 vợ chồng] thường kết quả sẽ tốt.

Thân mến,

Ths. BS Phan Thanh Bình 
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Hút thai lưu ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý và sức khỏe của nữ giới nhưng nếu được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa uy tín bởi các bác sĩ có tay nghề vững vàng thì chị em vẫn có thể tiếp tục mang thai khi cơ thể hồi phục trở lại. Vậy sau khi hút thai lưu bao lâu thì có thai lại? Xem ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

Sau khi hút thai lưu bao lâu thì có thai lại?

Sau khi hút thai lưu, cơ thể nữ giới sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, đặc biệt là tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Đó là lý do vì sao mà các bác sĩ vẫn luôn khuyến cáo chị em cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, tránh vận động mạnh, đi lại nhiều trong thời gian đầu để mau chóng hồi phục sức khỏe, cải thiện các chức năng tại vùng sinh dục.

Thường thì sau khoảng 4-8 tuần hút thai lưu [tùy thể trạng và sự hồi phục của mỗi người] là nội mạc tử cung đã được tái tạo, chu kỳ kinh trở lại quỹ đạo, buồng trứng phóng noãn bình thường và nội tiết tố trong cơ thể nữ giới dần đi vào ổn định. Lúc này, chị em đã có thể quan hệ tình dục trở lại. Nếu quan hệ mà không dùng biện pháp phòng tránh thì sẽ rất dễ mang thai.

Tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất để mang thai trở lại là sau khoảng 6 tháng đến 1 năm kể từ khi hút thai lưu xong. Việc mang thai quá sớm khi niêm mạc tử cung còn mỏng, chưa hồi phục hoàn toàn sẽ khiến thai khó bám vào tử cung để làm tổ, tăng nguy cơ băng huyết, sảy thai, thai chết lưu, chửa ngoài tử cung. Bên cạnh đó, chị em còn dễ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng kèm theo nhiều lụy khác ảnh hưởng tới cả sức khỏe và tính mạng.

Địa chỉ thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản uy tín hàng đầu tại Hà Nội

Khi cần thăm khám, kiểm tra sức khỏe sinh sản, biết chính xác nguyên nhân gây thai lưu trước đó để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo, chị em có thể tới phòng khám Đa Khoa Y Học Quốc Tế tại địa chỉ số 12 Kim Mã – Ba Đình – Hà Nội.

Đây là địa chỉ Sản phụ khoa uy tín hàng đầu tại Hà Nội quy tụ rất nhiều y bác sĩ giỏi từ khắp các trung tâm, bệnh viện lớn của thủ đô với tay nghề vững vàng. Điển hình là:

• Thạc sĩ. Bác sĩ Trương Thị Vân: Nguyên trưởng khoa Sản – Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm, từng làm việc tại Sở Y tế, chuyên khám thai, theo dõi thai sản, tư vấn kế hoạch hóa gia đình, khắc phục các vấn đề bất thường tại vùng sinh dục cho chị em phụ nữ.

• Bác sĩ Đinh Thị Quỳnh Huế: Nguyên trưởng khoa chăm sóc sức khỏe bà mẹ – Kế hoạch hóa gia đình với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên khám phụ khoa, khám sức khỏe sinh sản, khắc phục vô sinh hiếm muộn, tư vấn kế hoạch hóa gia đình.

• Bác sĩ Hà Thị Huệ: Chuyên khoa I Sản phụ khoa với hơn 20 năm kinh nghiệm, chuyên điều trị viêm nhiễm phụ khoa, bệnh xã hội, khắc phục vô sinh hiếm muộn, thẩm mỹ vùng kín.

Bên cạnh đó, do phát triển theo mô hình “bệnh viện khách sạn” nên phòng khám trang bị rất nhiều máy móc hiện đại, nhập khẩu từ các nước tiên tiến trên thế giới giúp việc thăm khám, chẩn đoán tiết kiệm thời gian với độ chuẩn xác lên tới 99,9%. Quy trình an toàn, đảm bảo vệ sinh, điều kiện vô trùng vô khuẩn. Thông tin cá nhân bảo mật tuyệt đối. Chi phí niêm yết công khai minh bạch rõ ràng.

Thời gian làm việc: 8h – 20h hàng ngày [không ngày nghỉ]

Đường dây nóng:[024] 38255599 -083.66.33.399

Những xét nghiệm cần thiết để chuẩn bị mang thai sau thai lưu

Để kiểm tra được nguyên nhân thai lưu trước đó, tầm soát rủi ro có thể xảy ra cho lần mang thai tiếp theo thì khi thăm khám, nữ giới thường được yêu cầu làm một số xét nghiệm sau:

• Xét nghiệm nhiễm sắc thể [để phát hiện những bất thường về di truyền ở hai vợ chồng].

• Xét nghiệm máu [để kiểm tra nội tiết, xem có xảy ra trường hợp kháng phospholipid không].

• Siêu âm ổ bụng [để kiểm tra các bộ phận trong cơ quan sinh sản có dị dạng hay bất thường gì không].

• Khám nội khoa và các chức năng của tim, gan, thận, phổi…

• Xét nghiệm tinh dịch đồ [để xem xét chất lượng tinh trùng nếu người chồng trên 40 tuổi].

• Kiểm tra yếu tố Rh trong máu [để xử lý kịp thời các trường hợp bất đồng nhóm máu mẹ con].

Bên cạnh đó, nữ giới cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách mỗi ngày, tốt nhất chỉ nên dùng nước sạch thay vì lạm dụng xà phòng, sữa tắm, dung dịch vệ sinh đồng thời bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho bản thân. Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, bia, cà phê… và cố gắng giữ tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, tránh ảnh hưởng tới quá trình thụ thai.

Hi vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã biết được sau khi hút thai lưu bao lâu thì có thai lại, cần chú ý những gì, thăm khám ở đâu khi muốn có thai trở lại. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, hãy nhấp chuột [tại đây]để được tư vấn ngay [hoàn toàn miễn phí].

Với một số người, mang thai và sinh con đôi khi không phải là chuyện dễ dàng. Trong đó, tình trạng thai lưu chính là một trong những lý do khiến cho người mẹ không thể hoàn thành thiên chức của mình.

Nhưng mẹ ơi, mẹ đừng lo lắng nữa nhé! Mẹ hoàn toàn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh sau khi bị thai lưu đấy. Hãy đọc ngay bài viết này để hiểu thêm về việc có thai lại sau thai lưu 2 tháng nhé!

Tình trạng thai lưu sẽ không xảy ra lần nữa nếu mẹ xác định rõ nguyên nhân và tìm phương pháp xử lý. Vì thế, hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này!

Nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu

Thực tế, tình trạng này gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm nguyên nhân tác động từ bên ngoài lẫn bên trong cơ thể:

  • Thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể, dị tật
  • Bất thường nhau thai, dây rốn
  • Bong nhau thai quá sớm [chấn thương, tiền sản giật]
  • Mẹ bầu có bệnh lý như: tiểu đường, cao huyết áp
  • Mẹ bầu hoặc người thân có bệnh máu khó đông
  • Bệnh lý ứ mật thai kỳ
  • Thai nhi thiếu dinh dưỡng
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng
  • Mẹ hút thuốc, nghiện rượu, dùng chất kích thích trong thời gian mang thai
  • Tác nhân ngoài môi trường [hóa chất độc hại].

Xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân thai lưu

Làm sao để biết nguyên nhân thai lưu? Sau khi bác sĩ xử lý thai lưu, bác sĩ sẽ xét nghiệm nhau thai, dây rốn, thai nhi để tìm ra nguyên nhân lưu thai chính xác nhất của mẹ bầu là gì. Những xét nghiệm đó có thể bao gồm:

  • Nước ối: Bác sĩ sẽ lấy một ít nước ối để xác định những rối loạn di truyền, những dị tật bẩm sinh…
  • Khám nghiệm tử thi: Đây là xét nghiệm thi thể của bé sau khi được lấy ra khỏi cơ thể người mẹ. Trong quá trình khám nghiệm tử thi, bác sĩ sẽ kiểm tra các cơ quan của bé để tìm các dấu hiệu dị tật bẩm sinh hoặc các tình trạng khác.
  • Các xét nghiệm di truyền: Việc thực hiện các xét nghiệm này là nhằm kiểm tra các tình trạng di truyền gây nguy hiểm đến sức khỏe của thai nhi.
  • Các xét nghiệm tìm nhiễm trùng: Những xét nghiệm này thường được thực hiện trên em bé hoặc nhau thai của người mẹ.

Ngoài việc thực hiện xét nghiệm nhằm đánh giá các tình trạng bệnh lý và rối loạn di truyền với người mẹ và bé, bác sĩ cũng sẽ xem xét tiền sử sức khỏe những thành viên khác trong gia đình và bất kỳ vấn đề hoặc bệnh lý mẹ gặp phải khi mang thai. Tiền sử sức khỏe những thành viên khác trong gia đình sẽ bao gồm người chồng và bố mẹ ở hai bên gia đình.

Kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân và khả năng mang thai trong tương lai của người mẹ. Ngay cả khi kết quả xét nghiệm không tìm ra nguyên nhân gây ra thai lưu thì điều này cũng có thể giúp mẹ hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe và vấn đề gây thai lưu của mình là gì.

Có thai lại sau thai lưu 2 tháng liệu có nguy hiểm?

Thực tế, khi gặp tình trạng thai lưu thì thời gian tối thiểu để đảm bảo an toàn cho sức khỏe sẽ là 6 tháng đói với trường hợp lấy thai theo ngả âm đạo. Còn với những mẹ phải phẫu thuật lấy thai thì thời gian sẽ lâu hơn. Khoảng thời gian 6 tháng này là để sức khỏe tinh thần và thể chất được hồi phục hoàn toàn vì sau khi lấy thai lưu ra, sức khỏe người mẹ ít nhiều cũng bị ảnh hưởng. Sau khi lấy thai, mẹ nên lưu ý và tuân thủ theo lời dặn của bác sĩ.

Đối với trường hợp quan hệ tình dục sau thai lưu, tốt nhất thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ vì mỗi mẹ có tốc độ phục hồi khác nhau. Thông thường, mẹ hoàn toàn có thể quan hệ tình dục sau khi tái khám lấy thai lưu và bác sĩ không hề cảnh báo về việc này – thời gian dao động sẽ khoảng 6 tuần.

Tuy nhiên, hiện nay không thiếu trường hợp có thai lại sau thai lưu 2 tháng vì vỡ kế hoạch. Chính vì khoảng thời gian ngắn như thế, mẹ nên chú trọng hơn về lối sinh hoạt của mình. Mẹ đừng quá lo lắng nhé, chỉ cần tuân thủ đầy đủ lịch khám thai và ăn uống, nghỉ ngơi đúng thì bé sẽ ổn thôi! Hãy đọc tiếp phần sau để lên một kế hoạch hoàn chỉnh cho việc có thai lại sau thai lưu 2 tháng nhé!

Phải làm gì khi có thai lại sau thai lưu 2 tháng? 5 lưu ý không thể bỏ qua

Có rất nhiều mẹ băn khoăn về câu hỏi: Liệu thai lưu có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi của lần mang thai sau? Câu trả lời hoàn toàn là không! Mẹ hoàn toàn có thể mang thai khỏe mạnh sau khi tìm ra được nguyên nhân dẫn đến thai lưu ở lần mang thai trước và tuân thủ theo lời dặn bác sĩ. Hãy lập kế hoạch cho việc có thai lại sau thai lưu 2 tháng cùng Hello Bacsi nhé!

1. Tham vấn ý kiến bác sĩ

Việc mang thai lại sau thai lưu quả là điều đáng mừng. Tuy nhiên, mẹ nên tham vấn ý kiến bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh như ý nhé! Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm và nguyên nhân của lần thai lưu trước để đưa ra tư vấn về việc mang thai lần này của mẹ. Nếu nguyên nhân là do một số bệnh lý của người mẹ, bác sĩ sẽ cân nhắc việc chữa trị trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.

2. Khám thai định kỳ

Nếu từng bị thai lưu, mẹ sẽ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn trong việc khám thai định kỳ – đặc biệt là những mẹ có thai lại sau thai lưu 2 tháng. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ và bé. Song song đó, khi thai nhi có dấu hiệu bất thường thì bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị sớm.

Thừa cân, béo phì sẽ dẫn đến những bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp… Những bệnh lý này chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng thai lưu. Vì thế, để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ hãy cố gắng giữ cho trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý nhé!

4. Không hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích hoặc các loại thuốc có thể gây hại đến thai nhi

Mẹ bầu hút thuốc và dùng chất kích thích sẽ tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba nguy cơ thai lưu. Để đảm bảo sức khỏe thai nhi được khỏe mạnh, mẹ hãy tránh xa thuốc lá – kể cả khi mẹ là đối tượng hút thuốc thụ động – và chất kích thích. Ngoài ra, việc uống rượu và sử dụng thức uống có cồn sẽ tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu, sinh non và hội chứng độ tử ở trẻ sơ sinh [SIDS]. Mẹ cũng cần lưu ý đến những loại thuốc mẹ dùng vì chúng cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về những loại thuốc này để giúp mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe nhé!

5. Giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ

Khi đã trải qua nỗi đau mất con, tâm trạng người phụ nữ ít nhiều bị ảnh hưởng – kể cả khi thai lưu đã xảy ra từ rất lâu về trước. Mẹ hãy cố gắng giữ cho mình một tinh thần lạc quan, đừng để nỗi ám ảnh khiến mẹ lo lắng, mất dần niềm tin. Nếu cảm thấy cô đơn, lạc lõng và lo sợ, mẹ hãy trò chuyện với chồng, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp… Việc đọc một vài quyển sách, nghe nhạc và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tinh thần mẹ lạc quan hơn đấy!

Để thực sự trả lời cho câu hỏi: Có thai lại sau thai lưu 2 tháng liệu có nguy hiểm? Câu trả lời phần lớn sẽ phụ thuộc vào chính mẹ. Khi tinh thần và thể chất của mẹ đã hoàn toàn hồi phục và nguyên nhân gây thai lưu có thể được kiểm soát thì việc mang thai lại là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, để cho sức khỏe được đảm bảo thì mẹ vẫn nên đợi ít nhất 6 tháng nhé!

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề