Sau khi bú bao lâu thì vỗ ợ hơi

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là một kỹ thuật không khó, nhưng cần phải thực hiện đúng thì mới đem lại hiệu quả. Việc vỗ ợ hơi cho bé sẽ giúp trẻ ít bị nôn trớ sữa, giảm đầy bụng, khó tiêu, ngủ ngon giấc hơn. Bài viết này sẽ hướng dẫn phương pháp vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh đúng cách mà bạn nên tham khảo.

Vì sao bé cần ợ hơi sau khi bú?

Ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh, hệ thống tiêu hóa còn chưa được hoàn thiện. Vì vậy, khi cho trẻ uống sữa hoặc ăn bột hay ăn cháo, không khí sẽ đi vào dạ dày của bé thông qua đường miệng. Kích thước dạ dày của trẻ nhỏ còn hạn chế. Việc không khí đi vào dạ dày sẽ gây áp lực cho khoang tiêu hóa, dẫn đến tình trạng dạ dày bị căng đầy. Lúc này, bé sẽ cảm thấy khó chịu do đầy hơi, chướng khí, khó tiêu...  Điều này dẫn đến việc trẻ bị nôn trớ thức ăn, quấy khóc do khó chịu vùng bụng, ọc sữa, ngủ không ngon giấc, dễ cáu gắt,...

Vỗ hơi cho trẻ sơ sinh giúp bé dễ tiêu hóa, dạ dày không bị áp lực, tránh tình trạng đầy hơi, khó tiêu, nôn trớ sữa,...

Khi bé rơi vào tình trạng này, cha mẹ nên tìm cách để giúp bé ợ hơi, tống khứ không khí dư thừa trong khoang dạ dày ra ngoài. Khi không khí được đẩy bớt ra ngoài, dạ dày không còn căng đầy và áp lực, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn. Trẻ sẽ ăn uống ngon miệng, không còn quấy khóc khi ngủ. Để giúp bé ợ hơi sau khi bú hoặc ăn, cha mẹ nên vuốt nhẹ hoặc vỗ lưng cho bé.

Hướng dẫn cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Không giống như người lớn, các cơ quan của trẻ sơ sinh còn khá non nớt. Chính vì thế, khi vỗ ợ chơi cho trẻ sơ sinh cần phải được thực hiện đúng chuẩn để tránh gây tổn thương cho bé. Phụ huynh có thể chọn một trong những cách vỗ ợ hơi cho bé dưới đây:

Tư thế vỗ ợ hơi 1: Đầu tiên, mẹ đặt một chiếc khăn lông mềm lên vai của mình và để đầu bé tựa lên vai mình. Sau đó mẹ bế trẻ bằng một tay, tay còn lại xoa nhẹ lưng của bé theo hình tròn, hoặc chụm tay lại và vỗ nhẹ từ dưới lên.

Cách vỗ ợ hơi 2: Bạn đặt một chiếc khăn lông mềm lên đùi. Tiếp theo bế bé ngồi dựa vào người, phần đầu của trẻ tựa vào vai, phần thân áp vào ngực của bạn. Sau đó, một tay bạn giữ đầu và ngực trẻ, tay còn lại xoay lưng nhẹ theo hình tròn hoặc chụm lại vỗ nhẹ từ dưới lên trên như tư thế vỗ ợ hơi 1. Lúc này, bạn nên cho bé ngồi hơi đổ về phía trước để việc ợ hơi dễ dàng hơn.

Nhiều cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

Tư thế vỗ ợ hơi 3: Bạn đặt bé nằm sấp lên cánh tay của mình sao cho phần đầu của trẻ cao hơn phần ngực. Sau đó dùng bàn tay xoa nhẹ phần lưng theo chuyển động hình tròn. Hoặc bạn đặt bé nằm ngang trên đùi, phần bụng và phần đầu sẽ nằm ở 2 chân. Tiếp theo bạn cũng dùng tay vỗ lưng hoặc xoa nhẹ để giúp bé ợ hơi.

Làm sao biết bé đã ợ hơi?

Khi đã áp dụng một trong những phương pháp trên, làm thế nào để biết bé đã ợ hơi hay chưa? Đây chắc chắn là những thắc mắc của nhiều bà mẹ, những là những bạn lần đầu làm mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con trẻ. Nếu bé sẽ phát ra tiếng ợ hoặc không còn quấy khóc và khó chịu, bú sữa ngon miệng thì bé đã ợ hơi tốt.

Một điều bạn nên lưu ý là khi vỗ ợ hơi cho bé, trẻ có thể sẽ nôn trớ ra một ít sữa. Đây là tình trạng bình thường, bạn không cần phải lo lắng. Bạn nên lót sẵn một chiếc khăn lông sạch để ở vai hoặc đùi để quần áo không bị bẩn. 

Vỗ ợ hơi bé bao lâu là đủ?

Thời gian vỗ ợ hơi bao lâu là đủ? Nên vỗ ợ hơi trong bao nhiêu phút? Thời gian cụ thể sẽ tùy theo lượng không khí trong dạ dày của bé. Thông thường nếu bạn thực hiện đúng cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh, thì bé sẽ ợ hơi sau 3 phút đến 5 phút thực hiện. Trong trường hợp sau 10 phút bé vẫn chưa ợ hơi, cha mẹ nên đổi tư thế vỗ ợ hơi.

Trong 6 tháng đầu đời, bé sẽ uống sữa chủ yếu. Khoảng thời gian này hệ tiêu hóa của trẻ còn kém nên cho mẹ nên thường xuyên áp vỗ ợ hơi cho bé. Sau 6 tháng tuổi, trẻ sẽ tập ăn dặm, và hệ thống tiêu hóa cũng phát triển hơn. Cơ thể của bé sẽ tự đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, phụ huynh cũng không cần thiết vỗ lưng giúp trẻ ợ hơi nữa.

Trong 6 tháng đầu, hệ tiêu hóa của bé còn kém, cha mẹ nên thường xuyên thực hiện các cách vỗ hơi cho trẻ sơ sinh.

Tóm lại, việc ợ hơi của trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết, giúp bé giảm các triệu chứng bị đầy bụng, đầy hơi, chướng khí, hội chứng ruột kích thích,... Vì thế, cha mẹ nên nắm rõ được các cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh và áp dụng đúng. Giai đoạn 6 tháng đầu đời là khoảng thời gian vô cùng quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vật, cha mẹ nên chú ý đến từng bữa ăn, giấc ngủ của trẻ, kể cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất.

Bảo Vân

Nguồn: Vinmec

Nắm bắt được những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sau khi bú sẽ giúp trẻ tránh tình trạng bị đầy hơi, nôn trớ, quấy khóc do nuốt phải lượng không khí khi bú.

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, chắc chắn các mẹ cũng đã từng gặp phải một số trường hợp khác như: con bú đã ăn no nhưng vẫn luôn quấy khóc, mới ăn chưa được bao lâu thì bị nôn trớ toàn bộ sữa, ăn no và ngủ ngay sau bữa ăn nhưng được tầm 30 phút thì tỉnh lại quấy khóc và ọc sữa ra, đang bú thì quay mặt đi nới khác và tỏ ra khó chịu,… Đây cũng là những biểu hiện của việc trẻ bị đầy hơi.

Các mẹ có thể áp dụng về những cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh vào lúc này thì trẻ sẽ luôn cảm thấy thoải mái nhất, dễ chịu và bót bị nôn trớ, quấy khóc hơn rất nhiều.

Trẻ sơ sinh bị ợ hơi, chướng bụng [Ảnh minh họa]

1. Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh dễ bị đầy hơi:

Trẻ sơ sinh đặc biệt trong 3 tháng đầu đời, sẽ rất dễ bị đầy hơi, bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Khi bị đầy hơi sẽ khiến cho trẻ cảm thấy khó chịu, quấy khóc hơn so với bình thường, bị nôn trớ và thậm chí còn không muốn ăn, hay bú sữa nữa. Một số nguyên nhân khiến cho trẻ bị đầy hơi là:

- Khi trẻ khóc, thì trẻ sẽ há miệng ra và lúc này trẻ sẽ nuốt một lượng khí vào người.

- Trẻ mút sữa quá nhanh sẽ khiến coh khí và sữa cùng đi vào trong dạ dày, thường trẻ bú bình sẽ dễ nuốt phải một lượng khí hơn so với bú mẹ.

- Với tư thế cho trẻ bú cũng chưa đúng cách.

Xem thêm:

Hướng dẫn cách lựa chọn bỉm tã lót cho trẻ sơ sinh

Ưu nhược điểm trẻ sơ sinh nằm nghiêng, mẹ cần biết

Gây nguy hiểm khi lạm dụng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh

Khi nào cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh [Ảnh minh họa]

2. Khi nào thì cần vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

Biết về cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh sẽ giúp cho trẻ tống được các khí bị kẹt lại trong cơ thể của trẻ ra ngoài, từ đó sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, và đồng thời giúp con tránh bị ộc sữa ra, nôn trớ sau khi ăn cũng như trong khi ngủ, với tần suất trẻ bị ợ hơi còn tùy thuộc vào cách mẹ cho trẻ ăn.

Đối với việc bú bình, trong một khoảng thời gian ăn, mẹ nên cho trẻ ợ hơi ít nhất 1 lần hoặc thường xuyên hơn để khi trẻ quấy khóc, luôn tỏ ra khó chịu, quay mặt đi không chịu bú. Trong lúc bú mẹ, mỗi lần đổi bên bú thì mẹ nên cho trẻ ợ hơi trước khi tiếp tục bú. Sau các bữa ăn mẹ tiếp tục vỗ ợ hơi cho trẻ và sau những cái ợ hơi đầu diên, mẹ cần vỗ ợ hơi cho trẻ tầm 5-10 phút nữa.

Nếu trẻ đang bị ợ hơi mà quấy khóc, gồng mình lên, uốn éo thì đây cũng là lúc hơi đang chuẩn bị lên, và lúc này, có nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ không thích mẹ ợ hơi nên dừng lại để dỗ con nhưng đây là việc làm không đúng. Vào những lúc này mẹ nên đưa người nhẹ nhàng, chậm để cho con tập trung vào các thứ khác và chấp nhận co mẹ ợ hơi giúp trẻ.

Đôi khi trẻ sẽ ngủ thiếp trong quá trình ăn, nhưng ngay cả khi trông con có vẻ ngủ ngon thì mẹ cũng cần phải vỗ ợ hơi cho trẻ trước khi đặt trẻ xuống giường. Nếu không, cho trẻ ngủ một giấc ngắn tầm 30 hút rồi tỉnh dậy và quấy khóc do lúc này hơi bị mắc kẹt ở trong người đang lên.

3. Những cách để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh:

Việc vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là cách mà mẹ sử dụng tay xoa lưng của trẻ theo hình tròn hoặc chụm bàn tay lại vỗ nhẹ nhàng từ dưới lên. Trong suốt quá trình vỗ lưng, trẻ có thể sẽ bị trỡ ra một chút sữa, nên mẹ cần lót sẵn một chiếc khăn sạch ở trên đùi hoặc vai để tránh bẩn quần áo.

Sẽ có 3 cách để vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh là nằm sấp, bế vác, ngồi lòng. Mẹ cũng nên thử cả 3 cách vỗ lưng cho trẻ sơ sinh bị ợ hơi từ đó biết được cách nào hợp lý nhất với con mình.

Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh [Ảnh minh họa]

+ Cho trẻ nằm sấp: để trẻ nằm sấp trên đòn cánh tay, đảm bảo về phần đầu của bé cao hơn với phần ngực rồi bạn vỗ nhẹ nhàng để hơi của trẻ từ từ đi ra. Hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ nằm sấp ngang đùi, bụng của trẻ đặt lên trên một chân và đầu của trẻ nằm ở dưới bên kia rồi nhẹ nhàng giúp cho trẻ ợ hơi.

+ Bế vác trẻ ở trên vai: mẹ có thể vế bác trẻ trên vai để đầu của trẻ tựa vào phần vai, thân áp vào ngực, một tay mẹ bế trẻ, tay còn lại vỗ vào sau lưng để ợ hơi cho trẻ.

+ Cho trẻ ngồi lòng: Với cách ợ hơi cho trẻ sơ sinh là để trẻ ngồi thẳng ở trên đùi của mẹ, với lúc này bạn sử dụng 1 tay để giữ trẻ, tay còn lại thực hiện việc ợ hơi giúp trẻ.

4. Mẹ cần làm gì khi con không ợ hơi?

Nếu trẻ không phát ra các tiếng ợ hơi, chỉ sau vài phút vỡ ợ hơi, mẹ cần đổi tư thế khác cho trẻ. Nếu trẻ vẫn chưa chịu ợ hơi thì mẹ nên dừng lại bởi có thể con không nuốt được nhiều khi nên không cần ợ hơi.

Trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ nên học về cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh nhằm áp dụng đúng cho con mình, sau khoảng thời gian này thì hẹ tiêu hóa của trẻ sẽ hoàn thiện tốt hơn, cơ thể của trẻ sẽ tự đẩy ra các khí từ dạ dày ra mà không cần tới sự trợ giúp từ mẹ.

Xem thêm: Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh tại nhà

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH giải pháp thương mại Fago Group

Địa chỉ:

Tại Hồ Chí Minh: Chung cư tecco Greenest, Phan Văn Hớn, Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh

//g.page/fagomom

Tại Hà Nội: N2C Hoàng Minh Giám, Trung Hòa Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội

//goo.gl/maps/H4ML5FeAZ97C6zne7

Điện thoại: 0934 812 773 - 0911 002 444

Thời gian làm việc:

Thứ 2 - 7 : 8:00 - 18:00

Chủ nhật : 8:00 - 11:30

Kết nối với chúng tôi:

- Fanpage: //www.facebook.com/fagomom/

- Youtube: //www.youtube.com/channel/UCJxRNkHP5B-lEa5jO73-URw

Video liên quan

Chủ Đề