Sea way bill là gì

Bài này chúng tôi sẽ giới thiệu về Seaway Bill cho các bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này hình thức seaway bill hiện nay được sử dụng rất nhiều mong rằng một kiến thức nhỏ nữa sẽ giúp các bạn phần nào trong công việc của mình nhé, rồi bây giờ cùng chúng tôi đi tìm hiểu thôi.

Mục lục bài viết:

  • Khái niệm về Seaway Bill.
  • Tại sao lại sử dụng seaway bill ?
  • Lưu ý khi sử dụng Seaway Bill
    • CHIA SẺ BÀI NÀY NGAY:
    • BÀI VIẾT ĐÁNG XEM:

Khái niệm về Seaway Bill.

Theo Luật hàng hải Việt Nam “Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế”

Seaway Bill là một hợp đồng vận chuyển giữa khách hàng và công ty vận chuyển như hãng tàu, Seaway bill có hình thức giống như một vận đơn. Nó có thể làm dưới dạng file mềm như bản scan hoặc file cứng in ra giấy như bill tuy nhiên trên bill có đóng chữ Negotiable – Có nghĩa là không dùng để mua bán, không thương lượng do đó không thể chuyển cho bên thứ 3. Có nghĩa Sea waybill không có tính sở hữu.

Seaway Bill thường được sử dụng trong những trường hợp sau: Khi không cần dùng vận đơn để khống chế hàng hóa , với những lô hàng đã được thanh toán trước, trị giá nhỏ, hoặc của cùng một chủ sở hữu,…

Chẳng hạn như công ty mẹ gửi cho công ty con… không cần chuyển nhượng vận đơn [vì không có nhu cầu mua đi bán lại…]; không cần xuất trình [nộp] vận đơn khi nhận hàng tại cảng trả hàng,… 

Mẫu Seaway Bill

+  Những tiến bộ về khoa học kỹ thuật và tổ chức luồng tàu vận chuyển trong ngành Vận tải biển đã tiết kiệm được thời gian vận chuyển hàng từ cảng bốc đến cảng dỡ nên trong nhiều trường hợp, hàng đến cảng đích mà vận đơn – B/L [không thể gửi vận đơn qua đường truyền số hiện đại mà phải gửi bill trực tiếp] vẫn chưa tới khiến cho việc nhận hàng gặp rất nhiều khó khăn.

+ Việc sử dụng vận đơn đã và đang có những trở ngại đáng kể đối với việc luân chuyển hàng hóa. Khi nhận hàng hóa, phải xuất trình vận đơn gốc, mà việc gửi vận đơn gốc qua đường bưu điện thường chậm.

+ Chi phí để phát hành và lưu thông vận đơn cũng không hề nhỏ, đề phòng giả mạo, người ta in chữ ở mặt sau vận đơn rất nhỏ, do vậy công in rất đắt.

+ Việc chuyển vận đơn từ người bán sang người mua qua đường bưu điện vẫn còn mang nặng tính thủ công, đơn giản.

+ B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động [fax, telex…] bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng…. đòi hỏi phải có chứng từ gốc.

+ Hơn nữa, việc sử dụng B/L gốc có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hóa [nếu đơn vị bị mất cắp, bị hỏng, rách,…] vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hóa,….

+ Vẫn giống như các loại vận đơn khác, seaway bill vẫn có các điều khoản được in phía sau [bằng chữ nhỏ].

Lưu ý khi sử dụng Seaway Bill

– Khi sử dụng seaway bill phải có sự tin tưởng giữa shipper và consignee, vì vậy seaway bill thường dùng trong trường hợp công ty mẹ và công ty con, hoặc bên bán đã nhận được tiền hàng hoặc làm rất thân tín,tin cậy trong làm ăn. Phổ biến cho đơn vị giao nhận forwarder, đơn vị gom hàng -consolidator.

– Tùy hãng tàu áp dụng loại bill này

– Phải là bill đích danh

– Giải phóng hàng ngay khi đến cảng thông qua mạng nội bộ của hãng tàu

Trên đây là một vài thông tin về seaway bill mà chúng tôi muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người, bạn nào biết rồi thì có thể đọc lại bạn nào chưa biết thì cố gắng đọc nhiều lần để nắm chi tiết hơn, chúc các bạn thành công.

Nếu thấy bài viết giúp ích được tất cả mọi người thì hãy SHARE cho người khác cùng đọc nhé.

Vận đơn đường biển Seaway Bill nên sử dụng trong các trường hợp nào? Tại sao người ta lại dùng Seaway Bill mà không dùng Bill of Lading? Để trả lời cho những thắc mắc của các Khách hàng còn đang mập mờ và chưa hiểu rõ về loại vận đơn này. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ rõ hơn cho các bạn về vận đơn Seaway Bill để các bạn nắm được kiến thức và lựa chọn cho phù hợp khi muốn vận chuyển hàng đường biển nhé.

Mục Lục Bài Viết

  • 1 Seaway Bill [Swb] là gì?
  • 2 Nguồn gốc ra đời của SeawayBill
  • 3 Mẫu Seaway Bill
  • 4 Những lưu ý khi sử dụng Seaway Bill
  • 5 Trường hợp nào nên sử dụng Seaway Bill?
  • 6 Chức năng của Seaway Bill là gì?
    • 6.1 Một số chức năng mà người dùng còn chưa biết về Seaway Bill:
  • 7 Sử dụng Seaway Bill như thế nào?
  • 8 Seaway Bill và Bill of Lading đâu là sự lựa chọn tốt nhất
  • 9 Ưu nhược điểm của Seaway Bill
    • 9.1 Về mặt ưu điểm của Seaway Bill
    • 9.2 Về nhược điểm của Seaway Bill
  • 10 Sự khác nhau giữa Surrender bill và Seaway bill

Seaway Bill [Swb] là gì?

Seaway Bill là dạng hợp đồng có hình thức để vận chuyển và trao đổi giữa Khách hàng với công ty vận tải. Seaway Bill cũng như một vận đơn, được làm dưới dạng file mềm hay file cứng và in ra giấy như một Bill. Tuy nhiên trên loại Bill này có điểm đặc biệt là có chữ Negotiable. Tức là Bill này không được dùng để mua bán, không được dùng để thương lượng nên không chuyển cho đơn vị thứ 3, do đó Seaway Bill không mang tính sở hữu giống như Bill of Lading.

Sea wayBill [ SWB] được lựa chọn sử dụng trong các trường hợp: Không cần dùng vận đơn khống chế hàng. Những lô hàng được thanh toán tiền trước. Giá trị lô hàng nhỏ hoặc có chung chủ sở hữu. Ví dụ: Hàng gửi từ công ty mẹ với công ty con, hoặc các lô hàng không cần chuyển nhượng. Không cần xuất trình vận đơn khi nhận và trả hàng.

Nguồn gốc ra đời của SeawayBill

Thực tế hiện nay việc sử dụng vận đơn Bills of Lading gặp nhiều khó khăn và trở ngại trong quá trình vận chuyển hàng. Theo Luật quy định, khi hàng hóa vận chuyển muốn đến tay được người nhận thì yêu cầu phải xuất trình vận đơn gốc mới được nhận. Trong lúc đó, vận đơn qua đường bưu điện tới tay người nhận khá chậm.

Vận đơn muốn phát hành và sử dụng thường rất tốn kém, tốn chi phí và thời gian. Đặc biệt vận đơn thường bị làm giả, do đó mà đơn vị phát hành thường in chữ nhỏ ở mặt sau. Chúng ta có thể thấy được vận đơn dùng để lưu thông giữa người mua và người bán còn gặp nhiều bất cập. Nó chưa thực sự hiện đại và mang tính đột phá. Bởi quá trình vận chuyển còn thủ công, cần thông qua bưu điện nên rất chậm trễ.

Chính vì những lý do ở trên mà vận đơn đường biển Seaway Bill đã ra đời, đây là hình thức vận đơn đường biển. Tuy nhiên về nội dung và hình thức thì không khác nhau nhiều. Điểm khác duy nhất là ở mặt sau của Seaway Bill nhà phát hành chỉ ghi chú ngắn gọn hoặc để trống, mục đích là tiết kiệm chi phí cho vận đơn.

Mẫu Seaway Bill

Dưới đây là hình ảnh về mẫu Seaway Bill, bạn có thể xem qua để biết rõ hơn nhé:

Những lưu ý khi sử dụng Seaway Bill

Nếu bạn muốn sử dụng Seaway Bill, bạn cần phải có sự tin tưởng giữa bên shipper và bên consignee. Do đó bạn mới sử dụng trong trường hợp 2 công ty có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Tùy từng hãng tàu khác nhau mới áp dụng loại Bill này. Đặc biệt là phải nhận và lấy hàng ngay khi cập cảng thông qua mạng nội bộ.

Trường hợp nào nên sử dụng Seaway Bill?

Bạn chỉ nên sử dụng vận đơn đường biển hay còn gọi là Seaway Bill trong các trường hợp sau:

Thời gian để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là khá ngắn

Khi giữa 2 bên Khách hàng và đơn vị dịch vụ đã có mối quan hệ rất tốt, tin tưởng lẫn nhau hoặc giữa 2 công ty mẹ và con. Và tốt nhất là lô hàng đã được thanh toán trước thì nên sử dụng.

Chức năng của Seaway Bill là gì?

Một số chức năng mà người dùng còn chưa biết về Seaway Bill:

  • Seaway Bill dùng như là một loại giấy tờ mang hình thức chuyển nhượng. Bởi nó không có tính năng sở hữu cũng không có chức năng của một vận đơn.
  • Seaway Bill ra đời là do sự thỏa thuận đồng ý giữa bên mua và bán. Nếu 2 bên tin tưởng nhau thì mới nên dùng loại vận đơn đường biển này.
  • Bên nhận phải chứng minh được các thông tin kê khai trên Seaway Bill trùng hợp với bản lược khai. Các công ty sẽ dùng giấy giới thiệu để đối chứng.
  • Với Seaway Bill không có sự đảm bảo và chắc chắn cao bởi đây chỉ là hình thức làm việc dựa trên lòng tin của nhau. Các thủ tục trong quá trình vận chuyển hàng hóa đi về cũng sẽ khó khăn.
  • Seaway Bill chỉ áp dụng trong nội bộ công ty lớn. Với những lô hàng không cần thanh toán, hàng mẫu hay biếu tặng thì có thể dùng loại vận đơn này để tiết kiệm các chi phí.

Sử dụng Seaway Bill như thế nào?

Nếu bạn muốn sử dụng Seaway Bill thì bạn cần biết các vấn đề sau:

  • Bạn sử dụng Seaway Bill khi thời gian vận chuyển đường biển ngắn hơn thời gian gửi vận đơn gốc đến cảng.
  • Với những loại Bill đích danh thì mới sử dụng loại này.
  • Dùng trong trường hợp 2 công ty là mẹ và con hay đã nhận tiền của lô hàng; có thể sử dụng khi các công ty khá uy tín và tin tưởng lẫn nhau.

Shipper: Vì Seaway Bill không mang tính sở hữu nên shipper có thể không gửi bản gốc cho Consignee mà có thể gửi qua email. Giúp tiết kiệm chi phí đáng kể.

Carrier: Có thể phát hành 3 Bill of Lading gốc hoặc chỉ phát hành 1 bản Seaway Bill, không được phát hành cả 2. Không cần in mặt sau như của B/L mà có thể thay thế bằng các điều khoản và quy định liên quan ở mặt trước. Lô hàng sẽ được người vận chuyển giao cho consignee tại cảng đến.

Seaway Bill và Bill of Lading đâu là sự lựa chọn tốt nhất

  • Seaway Bill viết tắt SWB và Bill of Lading viết tắt là B/L. Đều là tài liệu được sử dụng trong vận đơn đường biển cả trong và ngoài nước. Do đó nếu không hiểu rõ về chúng thì rất dễ bị nhầm lẫn. Trong thực tế, mỗi tài liệu này có mỗi chức năng cụ thể. Với SWB là tài liệu minh chứng của hợp đồng vận chuyển và nhận hàng đang vận chuyển còn B/L là hợp đồng giao nhận và mang tính sở hữu.
  • Với 2 hình thức Seaway bill và bill of lading này, sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Đó chính là vận đơn Bill of Lading thì có thể thương lượng và thỏa thuận được. Còn với Seaway Bill thì không.
  • Khi nhập hàng hóa nếu đảm bảo 2 yêu cầu là tiền hàng đã trả trước, và không có nhu cầu buôn bán hàng trong quá trình vận chuyển thì vận đơn đường biển Seaway Bill là sự lựa chọn tốt nhất. Nó giảm các chi phí và những phát sinh trong quá trình vận chuyển vận đơn gốc. Lúc này các thủ tục cũng như quy trình giao nhận chứng từ khá dễ dàng cho bạn.
  • Còn với các lô hàng hợp tác giữa bên mua và bán nhưng chưa được thanh toán trước và sự hợp tác giữa 2 bên chưa có sự tin tưởng lẫn nhau thì nên lựa chọn vận đơn Bill of Lading để đảm bảo sự an toàn cho lô hàng của bạn. Vì vận đơn gốc Bill of Lading có tính năng sở hữu nên yêu cầu khá cao hơn Seaway Bill.
  • Với các trường hợp cụ thể mà bạn có thể yêu cầu nhà cung cấp hỗ trợ sao cho phù hợp cả 2 bên. Điểm khác nhau rõ rệt là vận đơn gốc có 3 chức năng còn Seaway Bill chỉ có 2 và nó không có chức năng lưu thông, phải có xác nhận đích danh. Vận đơn B/L in đầy đủ về các điều kiện vận chuyển còn của Seaway Bill chỉ để trống hay là các lưu ý. Seaway Bill linh hoạt hơn Bill of Lading vì nó được gửi theo tàu, do đó chỉ cần xuất trình giấy tờ đúng tên người nhận ghi trên Seaway Bill thì được nhận hàng. Còn vận đơn B/L phải gửi theo đường bưu điện nên rất bất lợi và dễ chậm trễ về thời gian nhận hàng.

Ưu nhược điểm của Seaway Bill

Về mặt ưu điểm của Seaway Bill

Sea way Bill khá phù hợp cho những chặng đường ngắn, tàu cập cảng nhanh chóng bởi vì khi dùng vận đơn gốc để lưu thông thì để chứng từ đến được tay của Consignee sẽ rất chậm trễ, ảnh hưởng đến việc lấy hàng và phát sinh chi phí lưu kho.

Seaway Bill đảm bảo cho việc giao đúng Consignee vì họ cần chứng minh danh tính của mình thông qua sự giới thiệu trên giấy tờ.

Seaway Bill là vận đơn khá rõ ràng, ngắn gọn. Dễ đọc và dễ nhận biết so với vận đơn gốc.

Hỗ trợ người nhận hàng nhận ngay khi hàng đến cảng mà không cần vận đơn gốc. Seaway Bill không mang tính sở hữu như vận đơn cho nên bên xuất hàng có thể gửi Seaway Bill cho người nhận và giao mà không cần thêm chứng từ nào.

Vì Seaway Bill là Bill chỉ đích danh nên chỉ có một cá nhân có tên trong danh mục Consignee mới được quyền nhận hàng. Do đó, các cơ quan dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn.

Về nhược điểm của Seaway Bill

Với Seaway Bill, nó không được dùng để thanh toán như các loại chứng từ khác. Bill Seaway là đích danh, do đó phải ghi rõ ràng tên người nhận vào ô Consignee chứ không được để trống như vận đơn gốc.

Chỉ nên dùng loại Seaway Bill với những Khách hàng và bên dịch vụ thực sự tin tưởng lẫn nhau nhé.

Hàng sau khi cập cảng mà chưa có người nhận thì sẽ mất phụ phí nếu nhờ bên dịch vụ giữ hàng tại Kho.

Sự khác nhau giữa Surrender bill và Seaway bill

Giữa 2 hình thức Seaway Bill và Surrender Bill có sự khác nhau đó chính là:

  • Surrender Bill sẽ phát hành bộ vận đơn gốc rồi thu hồi lại vận đơn đó, nhưng ngược lại Seaway bill thì không.
  • Surrender Bill là một hình thức thả hàng thay cho việc trình Bill gốc ra. Với Surrender Bill thì dùng phương thức Telex Release. Trái lại, Seaway Bill lại không phát hành Bill gốc nào cả, và sử dụng Express Release làm phương thức để tiến hành thực hiện.

Cả 2 hình thức này đều không được xem là Bill gốc mang tính sở hữu hàng hóa cả.

Nếu Quý khách đang phân vân chưa biết nên chọn hình thức vận đơn đường đường biển Seaway Bill hay vận đơn gốc Bill of Lading thì hãy liên hệ với chúng tôi. Thịnh Logisticssẽ tư vấn và hướng dẫn cho bạn một cách tận tình và chi tiết nhất về hai hình thức này. Để Quý khách hàng hiểu về bản chất của từng loại và đưa ra sự lựa chọn đúng đắn, tiết kiệm tối đa nguồn chi phí.

Chủ Đề