Sinh trưởng là gì phát triển là gì

Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển

Có hai giai đoạn: Sinh trưởng dinh dưỡng [V] và Sinh trưởng sinh thực [R]. Giai đoạn thứ nhất là quá trình sinh trưởng của cơ quan dinh dưỡng [rễ, thân, lá], giai đoạn thứ hai chuyển sang hình thành cơ quan sinh sản và dự trữ như hoa, quả, hạt …

Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng

Tóm tắt các giai đoạn :

VE: Nảy mầm; VC: Ra lá mầm; V1: Ra lá đơn và xuất hiện mầm lá thật [lá 3 thùy].

V2: Ra lá đơn và 2 lá thật đầu tiên phát triển đủ kích thước.

V3: Lá đơn và 3 lá thật đầu tiên phát triển đủ kích thước.

V[n]: Lá đơn và các [n] lá thật phát triển đủ kích thước.

1. Thời kỳ từ gieo đến mọc [VE - VC]

Thời kỳ này bắt đầu từ khi hạt giống được hút nước trương ra cho tới khi cây có hai lá mầm. Thời gian này tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm đất, phẩm chất hạt. Vụ hè thời kì này khoảng 4-5 ngày trong điều kiện độ ẩm thích hợp. Nếu nhiệt độ thấp thì làm cho thời gian này kéo dài hơn có thể lên tới 7-10 ngày. Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn này là 26-30 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn 40 thì ảnh hưởng đến cây con và nếu nhiệt độ thấp hơn 8 độ C làm cho hạt lâu mọc mầm. Thời kỳ mọc phải đủ ẩm, yêu cầu độ ẩm trong thời kỳ này từ 75-80%. Đây là thời kỳ quyết định mật độ cây trên đơn vị diện tích và sức khỏe cây con.

2. Thời kỳ mọc đến ra hoa [V1 - Vn]

Đây là thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. Giai đoạn đầu cây sinh trưởng chậm và chịu ảnh hưởng lớn của nhiệt độ, độ ẩm, đến lúc sắp ra nụ, hoa tốc độ sinh trưởng tăng nhanh. Đây là thời kỳ mấu chốt để thân to, đốt ngắn, rễ ăn sâu. Thời kỳ này cây chịu hạn tốt nhất, thời gian sinh trưởng của giai đoạn này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống.

Hình 1. Các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu nành.

Sinh trưởng sinh thực [R]: Có 8 giai đoạn nhỏ R1 - R8

1. Tóm tắt

R1 - Ra hoa: Bắt đầu nở 1 hoa trên bất kỳ 1 đốt cây nào.

R2 - Ra hoa rộ: Hoa nở ở một trong hai đốt cao nhất trên thân chính có lá phát triển đầy đủ.

R3 - Bắt đầu ra quả: Quả có chiều dài khoảng 0,5cm ở trên 1 trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.

R4- Quả đầy đủ: Quả có chiều dài khoảng 2cm ở trên một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.

R5 - Bắt đầu làm hạt: Hạt có chiều dài 0,3cm trong quả của một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.

R6 - Chắc già: Quả chứa hạt màu xanh chứa đầy trong khoang quả ở một trong 4 đốt cao nhất trên thân chính với lá phát triển đầy đủ.

R7 - Bắt đầu chín: Một quả bình thường trên thân chính chuyển sang màu vàng hoặc vàng nâu.

R8 - Chín hoàn toàn: 95% số quả chuyển sang màu vàng đặc trưng của quả chín.

2. Mô tả

Lúc ra hoa đậu nành vẫn tiếp tục phát triển cả thân, lá, rễ.

Thời kỳ này yêu cầu dinh dưỡng lớn. Hoa đậu nành thường nở vào buổi sáng, nhưng nếu trong điều kiện trời âm u, nhiệt độ thấp, thì thời gian nở hoa muộn hơn. Sau khi thụ phấn hình thành quả [5-7 ngày], khi quả phát triển tối đa thì hạt mới phát triển. Tốc độ tích lũy chất khô của hạt tăng nhanh cho đến khi hạt vào chắc. Độ ẩm trong thời gian này có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển của quả và hạt. Hạt đạt độ chín sinh lý là khi hạt đã rắn, vỏ hạt có màu sắc của giống, vỏ quả chuyển màu vàng tro hay đen xám, lá úa vàng và rụng bớt. Đặc biệt trong giai đoạn này đậu nành thường bị sâu, bọ xít phá hại, nếu nặng làm giảm năng suất. Do vậy cần phải có biện pháp phòng trừ [sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ với liều lượng thích hợp khi sâu mới phát triển].

Trở lại      In      Số lần xem: 24371

[ Tin tức liên quan ]___________________________________________________

  • Sâu đục thân gây hại nặng ở vùng mía nguyên liệu Công ty cổ phần đường nước trong – Tây ninh trong vụ 2011/2012 [ Thứ bảy, 22/10/2011 ]
  • Hoạt động của Viện tháng 9 – 2011 [ Thứ bảy, 22/10/2011 ]
  • Tuần tin khoa học 245 [26/9-2/10/2011] [ Thứ bảy, 22/10/2011 ]
  • Tin nhanh: Thăm và kiểm tra các mô hình sản xuất tại xã nông thôn mới Tân Lập [ Thứ bảy, 22/10/2011 ]
  • Ong là “monitor” rất tuyệt vời của môi trường [ Thứ tư, 26/10/2011 ]


Khái niệm sinh trưởng và phát triển của động vật, khái niệm biến thái, các kiểu phát triển ở động vật, phát triển không qua biến thái, phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

I. KHÁI NIỆM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT

- Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình gia tăng khối lượng và kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào.

- Phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ thể.

- Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lí của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

- Dựa vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển  ở động vật người ta chia thành các kiểu phát triển ở động vật:

+ Phát triển không qua biến thái

+ Phát triển qua biến thái:

   - Phát triển qua biến thái hoàn toàn

   - Phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

II. PHÁT TRIỂN KHÔNG QUA BIẾN THÁI

Phát triển của động vật không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí tương tự con trưởng thành.

Đa số động vật có xương sống [bò sát, chim, thú] và rất nhiều loài động vật không xương sống phát triển không qua biến thái.

III. PHÁT TRIỂN QUA BIẾN THÁI

Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non [ấu trùng] có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí khác nhau giữa các giai đoạn và khác với con trưởng thành.

1. Phát triển qua biến thái không hoàn toàn

- Phát triển qua biến thái không hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện [gần giống với con trưởng thành], trải qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành

- Gặp ở một số loài côn trùng như: châu chấu, cào cào, gián…

2. Phát triển qua biến thái hoàn toàn

Phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí rất khác với con trưởng thành, trải qua giai đoạn trung gian, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

Có ở đa số loài côn trùng [bướm, ruồi, ong…] và lưỡng cư…


  • Cho ví dụ về sinh trưởng ở động vật. Cho ví dụ về phát triển ở động vật.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 147 SGK Sinh học 11.

  • Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái. Cho biết sự khác nhau về sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 150 SGK Sinh học 11.

  • Bài 1 trang 151 SGK Sinh học 11

    Giải bài 1 trang 151 SGK Sinh học 11. Phân biệt sinh trưởng và phát triển?

  • Bài 2 trang 151 SGK Sinh học 11

    Giải bài 2 trang 151 SGK Sinh học 11. Cho biết tên vài loài động vật có sinh trưởng và phát triển không qua biến thái, qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn?

  • Bài 3 trang 151 SGK Sinh học 11

    Giải bài 3 trang 151 SGK Sinh học 11. Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất ghê gớm, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến Lớp 11 trên Tuyensinh247.com. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Chủ Đề