So sánh bị hại với nguyên đơn dân sự

Điểm giống nhau giữa bị hại và nguyên đơn dân sự


Nguyên đơn dân sự và bị hại đều là người tham gia tố tụng được quy định tại điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự 2015


Thứ nhất, Đối tượng của Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều là cá nhân, cơ quan, tổ chức.


Thứ hai, Quyền của Bị hại và Nguyên đơn dân sự đều có các quyền sau đây:


  • Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ;
  • Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  • Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
  • Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  • Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
  • Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình…

Khái quát về người tham gia tố tụng trong tố tụng hình sự

Điều 55 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người tham gia tố tụng bao gồm 20 loại, cụ thể là: Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; Người bị bắt; Người bị tạm giữ; Bị can; Bị cáo; Bị hại; Nguyên đơn dân sự; Bị đơn dân sự; Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; người làm chứng; Người chứng kiến; Người giám định; Người định giá tài sản; Người phiên dịch, người dịch thuật; Người bào chữa; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội, người đại diện khác.

Bị hại trong tố tụng hình sự

Khái niệm

Bị hại là CÁ NHÂN trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, TỔ CHỨC bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra.

Người bị hại trình bày ý kiến

Bị hại có các đặc điểm:

  • Chủ thể bị hại là cá nhân, pháp nhân, tổ chức
  • Thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức, bị thiệt hại về tài sản, uy tín.
  • Thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm
  • Công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Quyền và nghĩa vụ

Khoản 2 Điều 62 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của bị hại, bao gồm các quyền cơ bản như: yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, trình bày ý kiến, tham gia phiên tòa, đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại; tự bảo về hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án; Khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Đồng thời, trong quá trình giải quyết vụ án, bị hại có nghĩa vụ:

  • Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

So sánh bị hại và nguyên đơn dân sự theo quy định của BLTTHS 2015

Ngọc Thúy TT20
So sánh bị hại và nguyên đơn dân sự theo quy định của BLTTHS 2015. BLTTHS năm 2015 đã có những thay đổi căn bản Bị hại và Nguyên đơn dân sự...

Bài viết cùng chủ đề

SO SÁNH BỊ HẠI VÀ NGUYÊN ĐƠN DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH CỦA BLTTHS 2015.

Kiến thức của bạn:

Biết so sánh bị hại và nguyên đơn dân sự theo quy định của BLTTHS 2015.

Kiến thức của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

So sánh nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự của BLTTHS

Văn Chung
Nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự đều là những người tham gia tố tụng được Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định, theo đó...

Bài viết cùng chủ đề

Video liên quan

Chủ Đề