Tại sao bầu không được ăn nhãn

Nhãn là một loại trái cây mùa hè có vị ngọt, dễ ăn, khá lành tính nên được rất nhiều người yêu thích vào mùa hè. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được tác dụng của quả nhãn. Bên cạnh đó, không ít người vẫn băn khoăn liệu bà bầu ăn nhãn có tốt không. Trong bài viết này, META sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc ấy. Nào, hãy cùng theo dõi bạn nhé!

Trái nhãn có giá trị dinh dưỡng rất cao

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của quả nhãn

Muốn biết ăn nhãn có tác dụng gì thì trước tiên bạn cần hiểu được giá trị dinh dưỡng của loại quả này.

Theo Đông y, trái nhãn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Long nhãn [hay còn gọi là cùi nhãn, quế viên hay nguyên nhục] có vị ngọt, tính bình, ấm, không độc, có tác dụng trừ vi trùng lao, tăng cường trí nhớ, tăng tuổi thọ cho người già...

Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng, cụ thể, trong 100 gam cùi nhãn tươi có chứa các thành phần như:

  • Nước.
  • Năng lượng.
  • Protein.
  • Lipid.
  • Canxi.
  • Sắt.
  • Magie.
  • Mangan.
  • Phốt pho.
  • Đồng.
  • Vitamin C, B1, B2.
  • Glucid.
  • Celluloza.

Ngoài ăn trực tiếp, người ta còn dùng nhãn để chế biến thành nhiều món ăn, đồ uống khác nhau như chè long nhãn hạt sen, rượu nhãn...

Nhãn là một nguyên liệu làm nên nhiều món ngon hấp dẫn

Ăn nhãn có tác dụng gì?

Dưới đây là những tác dụng của quả nhãn đối với sức khỏe của con người:

Phòng ngừa bệnh dạ dày

Nước ép nhãn có thể phòng ngừa hiệu quả chứng đau dạ dày, đồng thời cải thiện trí nhớ. Bạn có thể uống nước ép nhãn tươi hoặc ngâm cùi nhãn với đường phèn trong vài tuần, sau đó pha với nước lọc để sử dụng hằng ngày.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Nhãn có tác dụng tăng cường sức khỏe răng miệng, trị nướu răng và chống đau họng. Sử dụng nhãn một cách hợp lý sẽ giúp bạn có hàm răng đẹp và chắc khỏe.

Là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào 

Vitamin C có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe, giúp bạn tránh được các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm, đồng thời nâng cao sức đề kháng và làm đẹp da. Bạn có thể tận dụng trái nhãn để bổ sung vitamin C cho cơ thể bởi thành phần của loại quả này có chứa rất nhiều vitamin C đấy nhé.

Tốt cho hệ thần kinh

Nhãn được xem là "thần dược" đối với hệ thần kinh, đặc biệt là chứng trầm cảm. Loại quả này có thể giúp các dây thần kinh được thư giãn, tăng chức năng hoạt động, từ đó giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

Ngoài ra, uống nước long nhãn ngâm cùng nước lọc cũng sẽ giúp bạn xua tan được mệt mỏi, đau nhức hay cải thiện tình trạng kiệt sức rất hiệu quả.

Làm tăng tuổi thọ

Một tác dụng của quả nhãn mà ít người biết đó chính là làm lành vết thương, đồng thời làm tăng tuổi thọ cho con người. Nhãn có tác dụng chống lại gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ các tế bào tránh khỏi tình trạng tổn thương. Bên cạnh đó, nhãn cũng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư nữa đấy.

Cải thiện tuần hoàn máu não

Trái nhãn giúp tăng cường quá trình hấp thu sắt của cơ thể, làm hạn chế tình trạng thiếu máu, từ đó tạo cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh gần tim và lá lách. Ngoài ra, loại quả này cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh về tụy, đồng thời rất tốt cho cơ quan sinh sản của phái nữ.

Hỗ trợ chữa vết thương rắn cắn

Hạt của trái nhãn còn có tác dụng làm lành vết thương do bị rắn cắn. Bạn có thể dùng hạt nhãn ấn vào chỗ rắn cắn, các chất trong hạt nhãn sẽ "hút" nọc độc từ đó làm giảm bớt tổn thương cho cơ thể.

Làm đẹp da

Cả nhãn tươi và long nhãn đều được biết tới là "thần dược" cho làn da. Đặc biệt, loại quả này cũng giúp cải thiện vùng da quanh mắt, giúp giảm thâm quầng mắt rất hiệu quả.

>> Xem thêm: 

Nhãn có vị ngọt, tính bình, ấm

Nhãn có rất nhiều tác dụng hữu ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu ăn nhãn có tốt không? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để có được câu trả lời nhé.

Bà bầu ăn nhãn có tốt không?

Lợi ích của nhãn đối với bà bầu

Ăn nhãn vừa phải, điều độ sẽ mang đến khá nhiều lợi ích cho mẹ bầu, ví dụ như:

  • Tăng cường thể lực, giảm cảm giác mệt mỏi do nhãn có chứa nhiều loại đường như sucrose, glucose.
  • Giúp bà bầu ngủ ngon hơn.
  • Giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy...
  • Nhãn có chứa axit tartic có khả năng xổ giun tự nhiên, làm giảm tình trạng nhiễm giun sán cho bà bầu một cách an toàn.
  • Cung cấp vitamin và khoáng chất làm tăng cường thể lực và hệ miễn dịch cho mẹ bầu.

>> Xem thêm: Mẹ bầu mới có thai 3 tháng đầu nên ăn gì để vào con? Thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Bà bầu có nên ăn nhãn không?

Vậy liệu nhãn có phải là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu? Mặc dù có nhiều lợi ích, thế nhưng theo Đông y, những người bị tiểu đường, cao huyết áp, đặc biệt là bà bầu không nên ăn nhiều nhãn. Thậm chí, một số quan điểm còn cho rằng, bà bầu ăn nhãn trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ còn làm tăng khí nóng trong người, từ đó có thể dẫn tới tình trạng ra máu âm đạo, động thai, đau bụng dưới, thậm chí là sinh non hoặc sảy thai.

Trên thực tế, vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào nói về những tác hại của trái nhãn đối với bà bầu. Thế nhưng, hầu hết các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu không ăn nhiều nhãn, đặc biệt là những người có thể trạng yếu hoặc từng có các triệu chứng sảy thai, dọa sinh non hoặc bị tiểu đường thai kỳ, huyết áp cao.

Vì thế, nếu mẹ bầu khỏe mạnh thì có thể nhâm nhi vài trái nhãn để giải tỏa cơn thèm thôi nhé.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã hiểu hơn về tác dụng của quả nhãn, đồng thời biết được bà bầu ăn nhãn có tốt không. Chúc các bạn luôn vui khỏe và đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật những thông tin hữu ích về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống nhé.

>> Xem thêm:

Gửi bình luận

Xem thêm: Ăn nhãn có tác dụng gì, thực phẩm chức năng

Chế độ ăn của mẹ bầu rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, các mẹ bầu khá cẩn thận trong việc ăn uống bất cứ thứ gì. Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thắc mắc đó của các mẹ sẽ được giải đáp trong bài viết này.

1. Thành phần dinh dưỡng của nhãn

Nhãn là loại trái cây quen thuộc với người Việt Nam, dễ ăn và còn có thể nấu chè. Trong nhãn có chưa các thành phần dinh dưỡng như: protein, vitamin C, chất xơ, canxi, kali, chất béo,….

Như vậy có thể thấy nhãn có khá nhiều những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhãn lại là thức quả nóng nên những người bị táo bón, cơ địa dễ nổi mụn,… thường hạn chế ăn loại quả này. Vậy phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Thực tế, nếu bà bầu biết cách ăn và ăn nhãn vừa đủ sẽ mang lại những lợi ích nhất định cho thai kỳ.

>> Tìm hiểu: Cách chữa táo bón khi mang thai

Phụ nữ mang thai ăn được nhãn không?

2. Lợi ích của nhãn với thai kỳ

2.1. Tăng cường thể lực cho bà bầu

Phụ nữ mang thai thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi và uể oải. Vì trong nhãn có chứa nhiều loại đường khác nhau như: glucose, sucrose có tác dụng rất tốt trong việc phục hồi năng lượng. Do đó, ăn nhãn có thể cải thiện vấn đề này giúp mẹ bầu.

2.2. Cải thiện các bệnh về đường tiêu hóa

Có thể nhiều mẹ bầu chưa biết nhưng nhãn có thể giúp mẹ cải thiện tình trạng một số bệnh về đường tiêu hoá thường gặp. Đặc biệt là với những mẹ bầu trong thời kỳ nghén, hay buồn nôn, đầy hơi…thì có thể ăn nhãn vì trong nhãn có chứa chất béo và protein thực vật – có ích trong việc kích thích trao đổi chất

2.3. Cung cấp vitamin cho bà bầu

Trong nhãn có chứa các vitamin tăng cường hệ miễn dịch cho cả mẹ và bé, trong đó có vitamin C. Vì thế, ăn nhãn cung cấp vitamin một cách tự nhiên cho mẹ bầu.

Mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn điều độ

3. Hướng dẫn bà bầu ăn nhãn đúng cách

Tuy ăn nhãn có thể mang lại những lợi ích như trên nhưng như đã nói, phụ nữ mang thai cần rất thận trọng trong việc ăn nhãn. Cụ thể, mẹ chỉ nên ăn khoảng 200 – 300g/ngày và không ăn liên tiếp nhiều ngày. Những mẹ bầu cao huyết áp, hay nóng trong cũng nên hạn chế ăn loại quả này. Còn mẹ có thể ăn nhãn trực tiếp hoặc tách hạt và nấu chè với hạt sen cũng rất bổ dưỡng.

4. Những loại trái cây tốt cho mẹ bầu

Mẹ bầu nên tham khảo thêm những loại trái cây khác cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

4.1. Chuối chín giúp điều trị ốm nghén cho bà bầu

Chuối chín có thể giúp khắc phục tình trạng ốm nghén khá hiệu quả. Ngoài ra, trong chuối có hàm lượng kali cao giúp ngăn ngừa và hạn chế tình trạng phù nề, chuột rút khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ nhớ không ăn chuối khi đói nhé. Bà bầu nổi mẩn ngứa

Ăn chuối chín tốt cho phụ nữ mang thai

4.2. Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả giàu vitamin C như: cam, quýt, bưởi…giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu và cả thai nhi. Hơn nữa, thường những loại quả này có vị chua nên cũng được các mẹ bầu rất ưa thích khi đang ốm nghén.

4.3. Lựu giúp phát triển hệ xương cho thai nhi và làm đẹp da cho mẹ

Lựu không còn quá xa lạ với các mẹ bầu vì nó vừa giúp bảo vệ làn da của mẹ, ngăn ngừa tình trạng rạn da sau sinh. Ngoài ra, những dưỡng chất trong lựu còn rất tốt cho sự phát triển của hệ xương của thai nhi.

>> Gợi ý cách trị rạn da sau sinh TẠI ĐÂY.

Lựu rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi

4.4. Quả bơ giúp bổ sung các dưỡng chất mẹ bầu

Trong bơ có chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, kali…giúp phát triển hệ thần kinh và não bộ của trẻ một cách tối ưu. Nên đây là loại quả được khuyến khích ăn trong thời gian mang thai. Ngoài ra, quả bơ còn giúp kích thích khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng rất tốt, nên các mẹ bầu nên sử dụng loại quả này nhé.

Phụ nữ mang thai có nên ăn nhãn? Như vậy, mẹ bầu vẫn có thể ăn nhãn nhưng chỉ nên ăn với số lượng vừa phải. Thay vào đó, mẹ nên bổ sung thêm những loại quả cũng rất tốt cho thai kỳ khác như trên. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn giải đáp.

Tin liên quan

  • Mang thai có triệt lông được không
  • Cách thử thai không cần que
  • Nghén ngủ khi mang thai có tốt không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Video liên quan

Chủ Đề