Tại sao điện giật lại chết

  • 18:00 12/02/2022
  • Xếp hạng 4.84/5 với 20176 phiếu bầu

Điện giật là một tai nạn nguy hiểm, không những gây bỏng, ngừng tim, ngừng thở, tổn thương các cơ quan trong cơ thể mà còn đem lại nhiều biến chứng điện giật khó lường. Vậy hậu quả của điện giật là gì? phương pháp phòng tránh điện giật đúng cách? cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tai nạn điện giật do nhiều nguyên nhân gây nên bao gồm:

  • Thiết bị hoặc dụng cụ điện trong gia đình bị hỏng
  • Dây dẫn điện bị mòn, bị hư hại hoặc bị bong ra do sử dụng quá lâu.
  • Thiết bị điện bị tiếp xúc với nước dẫn tới hiện tượng rò điện.
  • Hệ thống dây điện trong nhà bị hư hoặc bị gắn sai
  • Dây điện bị rớt xuống nhưng chưa ngắt nguồn điện
  • Sét đánh

Các triệu chứng bị điện giật điển hình bao gồm:

  • Bệnh nhân nằm bất tỉnh
  • Bệnh nhân thấy khó thở, trường hợp nặng có thể ngừng thở
  • Mạch yếu, không đều, đôi khi không có mạch
  • Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện.
  • Khởi phát ngưng tim đột ngột
  • Đôi khi một số nạn nhân bị điện giật không có biểu hiện bị thương tổn nhưng cần được điều trị như là nạn nhân bị điện giật. Một số tổn thương và những biến chứng xa có thể chưa rõ.

Bỏng là dấu hiệu thường thấy khi bị gật hiện, đặc biệt ở chỗ tiếp xúc điện và truyền điện

Các tổn thương do điện được xếp loại từ bỏng da bề mặt nhẹ cho tới rối loạn chức năng đa tạng nặng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng tử vong cao cho bệnh nhân.

3.1 Tim

  • Rối loạn nhịp tim nhẹ xảy ra trong vài giờ đầu khi bệnh nhân nhập viện. Tuy nhiên nếu bị giật điện do dòng điện một chiều hoặc do sét đánh thì bệnh nhân có thể bị ngừng tim đột ngột hoặc bị rung thất do dòng điện xoay chiều gây nên. Rung thất là rối loạn nhịp tim gây tử vong thường gặp nhất, xảy ra trong khoảng 60% bệnh nhân có đường đi của dòng điện từ tay này sang tay khác.
  • Tái lập nhịp xoang tự nhiên sau ngừng tim được ghi nhận trong một số trường hợp tổn thương do điện, nhưng vì liệt hô hấp kéo dài hơn cho nên nhịp tim có thể chuyển sang rung thất do hạ oxy máu.
  • Một số rối loạn khác tại tim cũng được ghi nhận là: Rối loạn nhịp nhĩ, block tim độ 1 và 2, và block nhánh.

3.2 Thận

  • Tình trạng tiêu cơ vân xảy ra do các mô bị hoại tử và có thể nặng hơn nếu bệnh nhân có tổn thương thận cấp do lắng đọng sắc tố của tế bào cơ trong ống thận.
  • Hiện tượng thoát dịch ra khỏi lòng mạch làm giảm thể tích tuần hoàn, gây tăng ure máu trước thận và hoại tử ống thận cấp.

3.3 Thần kinh

Sau tổn thương do điện bệnh nhân có thể bị tổn thương cả hai hệ thống thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Các biểu hiện bao gồm: Mất ý thức, yếu hoặc liệt chi, suy giảm hô hấp, rối loạn chức năng thần kinh tự động và rối loạn trí nhớ,...trong đó rối loạn cảm giác và vận động do tổn thương thần kinh ngoại biên là khá phổ biến.


3.4 Da

  • Bỏng nhiệt bề mặt, bỏng nhiệt một phần, và bỏng nhiệt toàn bộ có thể xảy ra sau tổn thương do điện. Bỏng thường thấy nhất ở các vị trí tiếp xúc với điện và các vị trí tiếp xúc với mặt đất tại thời điểm tổn thương. Không được dựa vào tổn thương bên ngoài để xác định mức độ tổn thương bên trong, đặc biệt với các tổn thương do điện áp thấp.
  • Bỏng miệng có thể xảy ra ở trẻ em do bú hoặc nhai dây điện gây chảy máu, gây khuyết tật thẩm mỹ, đặc biệt khi có cả tổn thương vùng mép.

3.5 Cơ xương

  • Trong tất cả các mô của cơ thể thì xương có điện trở cao nhất nên nó tạo ra một lượng nhiệt lớn khi tiếp xúc với một dòng điện. Do vậy các vùng tổn thương do nhiệt lớn thường là các mô ở sâu xung quanh các xương dài, có thể gây bỏng màng xương, phá hủy bào chất của xương và hoại tử xương
  • Ngoài các tổn thương do bỏng, xương có thể bị gãy do ngã, tổn thương do nổ xương, hoặc do co cứng cơ. Cần phải chụp cột sống cổ [XQ, CT, MRI...] để đánh giá tình trạng gãy xương ở bệnh nhân có tổn thương do điện hoặc có tình trạng rối loạn ý thức.
  • Các tổn thương nhiệt do điện ở sâu có thể gây hoại tử và phù nề mô và xuất hiện hội chứng ép khoang cấp tính, dẫn tới tiêu cơ vân và/hoặc tổn thương nội tạng.

3.6 Hệ thống mạch máu, đông máu và các tổn thương khác

  • Hội chứng ép khoang hoặc đông cứng các mạch máu nhỏ khiến cho các mạch máu bị tổn thương, xuất hiện các huyết khối động mạch.
  • Các cơ quan như phổi, dạ dày, ruột nonđại tràng,... có thể bị tổn thương và gây biến chứng đường rò, thủng, nhiễm khuẩn thứ phát, nhiễm trùng, và thậm chí là gây tử vong
  • Bệnh nhân ngã hoặc bị văng mạnh do tiếp xúc với dòng điện có thể bị tổn thương nặng, cần phải được kiểm tra, đánh giá và điều trị một cách cẩn thận.

Không chạm vào ổ cắm điện

  • Không chạm vào ổ cắm điện, cầu dao, cầu chì không có nắp đậy; chỗ tróc vỏ bọc cách điện của dây dẫn điện; chỗ nối dây; dây điện trần...khi chưa ngắt nguồn điện.
  • Dùng các loại dây dẫn có vỏ bọc cách điện và có tiết diện đủ lớn để tránh hiện tượng quá tải gây chạm chập, phát hỏa trong nhà. Dây dẫn trong nhà nên được đặt trong ống cách điện.
  • Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện, đồ dùng điện có chất lượng kém vì các thiết bị này có lớp cách điện không tốt dễ gây chạm chập, rò điện ra vỏ bọc gây điện giật chết người và dễ gây phát hỏa trong nhà.
  • Phải lắp cầu dao hay aptomat ở đầu đường dây điện chính trong nhà, ở đầu mỗi nhánh dây phụ và lắp cầu chì ở trước các ổ cắm điện để ngắt dòng điện khi có chạm chập, ngăn ngừa phát hỏa do chập điện.
  • Khi sửa chữa điện trong nhà phải cắt cầu dao hoặc aptomat điện và treo bảng “Cấm đóng điện, có người đang làm việc” tại cầu dao hoặc aptomat để không bị điện giật.
  • Không đóng cầu dao hoặc aptomat, bật công tắc điện khi tay ướt, chân không mang dép và đứng nơi ẩm ướt.
  • Sửa chữa, thay thế các thiết bị điện, đồ dùng điện, cầu dao điện, aptomat, công tắc, ổ cắm điện... bị hư hỏng để tránh điện giật khi chạm vào.
  • Khi sử dụng các công cụ như máy khoan, máy mài,...cần phải mang găng tay cách điện hạ thế để không bị điện giật khi công cụ bị rò điện.
  • Không đặt các thiết bị điện phát nhiệt ở gần các đồ vật dễ bị cháy nổ
  • Để hạn chế tối đa điện giật khi thiết bị điện bị rò điện ra vỏ cần nối đất vỏ kim loại các thiết bị điện trong nhà như vỏ tủ lạnh, vỏ máy nước nóng, máy giặt, vỏ máy bơm nước...

XEM THÊM:

Page 2

Theo thống kê, có 2.7 triệu người Mỹ bị rung tâm nhĩ kèm theo tăng nguy cơ bị đột quỵ. Dùng thuốc làm loãng máu [thuốc chống đông máu] có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ từ 50 - 60%.

Trẻ ra đời bị tim bẩm sinh cần được phẫu thuật. Kênh nhĩ thất một trong những bệnh lý tim bẩm sinh và chiếm tỉ lệ cao nhất trong các bệnh tim bẩm sinh.

Kem chống nắng là sản phẩm không thể thiếu vào mùa hè để chống lại ánh nắng gay gắt. Tuy nhiên nhiều chị em vẫn băn khoăn, chưa biết lựa chọn loại kem có chỉ số SPF bao nhiêu thì phù hợp và đem đến hiệu quả tốt nhất. Liệu có phải kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao thì càng có tác dụng tốt để chống lại tác hại của tia UV có trong ánh nắng mặt trời? và loại kem chống nắng có chỉ số SPF cao nhất hiện nay là bao nhiêu?

Teo niêm mạc dạ dày nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn tới ung thư dạ dày trên các mảng teo. Do đó việc chẩn đoán sớm chứng teo niêm mạc dạ dày rất quan trọng, giúp cho bệnh nhân giảm được chất lượng cuộc sống không tốt và ngăn ngừa được bệnh ung thư dạ dày.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BSCKII Phan Thị Minh Hương - Bác sĩ Nội tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Vắc-xin sống giảm độc lực cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên nguy cơ thực sự đối với bào thai vẫn chỉ là trên lý thuyết. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ngay cả khi phụ nữ đang mang thai [không biết mình có thai] tiêm vắc xin rubella thì cũng không làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi.

Vai trò của hệ thống miễn dịch là bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh và nhiễm trùng. Khi hệ miễn dịch của cơ thể gặp những vấn đề bất thường sẽ dẫn đến một số bệnh lý liên quan đến hệ miễn dịch và sức đề kháng.

Vascazen là một phối hợp axit béo cần thiết cho sự phát triển trí não và thị lực. Thuốc Vascazen còn có tác dụng làm giảm biến cố tim mạch, giảm cholesterol và tăng lượng chất béo tốt.

Bệnh Parkinson là một rối loạn hệ thống thần kinh ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Các triệu chứng bắt đầu từ từ, đôi khi bắt đầu bằng một cơn run hầu nhưng hầu như không đáng chú ý chỉ ở một tay. Các triệu chứng bệnh Parkinson sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bệnh tiến triển theo thời gian. Mặc dù bệnh Parkinson không thể chữa khỏi, nhưng thuốc có thể giúp làm cải thiện đáng kể các triệu chứng.

Nôn trớ sau ăn, ợ hơi là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh nhưng đa số sẽ tự khỏi sau khi bé 1 tuổi. Nếu tình trạng này diễn tiến lâu hơn, kèm theo những triệu chứng, biến chứng khác thì cha mẹ cần lưu ý đề phòng trào ngược dạ dày thực quản.

Bệnh thiên đầu thống xếp thứ hai trong số các nguyên nhân gây mù lòa chỉ đứng sau bệnh đục thủy tinh thể. Thiên đầu thống là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây mất thị lực vĩnh viễn nhưng nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể làm chậm tiến triển của bệnh.

Mỗi năm, trên thế giới có khoảng hai đến ba triệu người cần đến thuốc chống đông máu để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển các cục máu đông, từ đó phòng tránh nguy cơ đau tim, đột quỵ và các hậu quả khác do đông máu gây ra. Để lựa chọn loại thuốc chống đông máu phù hợp, hãy cùng tìm hiểu về các loại thuốc chống đông máu và lợi ích - nguy cơ khi sử dụng thuốc.

Bài viết bởi Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park

Không chỉ phụ nữ sau sinh mà tuổi học đường cũng là đối tượng dễ mắc phải rối loạn trầm cảm, đây lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh, dễ bị ảnh hưởng bởi những suy nghĩ, áp lực, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Trầm cảm tuổi học đường là vấn đề cần được quan tâm hiện nay.

Ngoài khả năng giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng của thời kỳ mãn kinh, liệu pháp hormone thay thế còn có thể ngăn ngừa các nguy cơ liên quan đến những rối loạn sau khi mãn kinh như chứng loãng xương, bệnh xơ vữa động mạch, âm đạo khô.... của chị em phụ nữ.

Video liên quan

Chủ Đề