Tại sao người cùng huyết thống không được lấy nhau

Vì sao không nên kết hôn cận huyết – Luật Toàn Quốc

Lê Vũ TT24

Vì sao không nên kết hôn cận huyết - Luật Toàn quốc 2.1 Quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề không nên kết hôn cận huyết: Căn cứ Điểm d Khoản 2

Bài viết cùng chủ đề

Hôn nhân cận huyết thống là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân nội tộc, chỉ những cặp hôn nhân trong cùng họ hàng gần gũi với nhau, hay nói cách khác hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa những người có cùng dòng máu trực hệ.

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình về các trường hợp cấm kết hôn thì có thể hiểu hôn nhân cận huyết thống là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Khoản 17 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”

Khoản 18 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

Tin cùng chuyên mục

  • Sau khi khỏi Covid-19, người lao động được nhận khoản tiền này
  • Dùng sả, chanh để xông chống Covid: Hướng dẫn chuẩn từ Bộ Y tế
  • Bị công ty đuổi việc do mắc Covid-19, phải làm gì?
  • Mẫu biên bản bàn giao thiết bị, máy móc mới nhất
  • Thủ tục ghi chú ly hôn thực hiện thế nào?

Hôn nhân giữa những người có họ hàng gần không được pháp luật cho phép. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường tráng của thế hệ sau.

Phóng to
Hôn nhân giữa những người có họ hàng gần không được pháp luật cho phép. Ngoài yếu tố đạo đức và phong tục, việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ nhằm duy trì sự cường tráng của thế hệ sau.

Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết: Những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: mù màu [không phân biệt được màu đỏ và màu xanh], bạch tạng, da vảy cá...

Giải thích hiện tượng này, di truyền học cho biết, mọi đặc điểm trên cơ thể đều được quy định bởi gene, kể cả trường hợp bệnh lý. Cơ thể mỗi người có khoảng 500-600 nghìn gene, trong số đó không tránh khỏi có dăm bảy gene lặn bệnh lý, chưa có điều kiện bộc lộ gây tác hại.

Gene lặn bệnh lý tồn tại dai dẳng trong dòng họ từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nếu cuộc hôn nhân được tiến hành với người khác dòng họ thì nguy cơ bệnh bộc phát thường không cao. Trái lại, hôn nhân cận huyết chính là điều kiện thuận lợi cho những gene lặn bệnh lý tương đồng gặp gỡ nhau, sinh ra những đứa con bệnh tật hoặc dị dạng di truyền.

Ở những quần thể dân cư nhỏ sống biệt lập [không có điều kiện kết hôn rộng ra với các quần thể dân cư khác], các bệnh tật di truyền bẩm sinh rất cao. Tại Việt Nam, các điều tra cho thấy một số bệnh di truyền thường có tỷ lệ cao hơn ở các dân tộc ít người. Có thể do tập quán và điều kiện địa lý cách trở khiến các cuộc hôn nhân của họ bị bó hẹp trong một quần thể dân cư nào đó.

Video liên quan

Chủ Đề