Tại sao Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai

Tại sao chiếm hn 1882 pháp nhanh chóng chiếm hồn gai quảng yên nam định 1 cách dễ dàng.

Vì Sao pháp thất bại trong trâjn câuf giấy lần 2

Dựa vào cơ sở nào pháp quyết định tấn công bắc kì trong những năm 70 của thế kỉ xlx

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Thực hiện ý đồ chiếm đóng toàn bộ Việt Nam, viện cớ nhà Nguyễn không thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản Hiệp ước 1874, ngày 3-4-1882, Ri-vi-e chỉ huy một đạo quân Pháp từ Sài Gòn kéo ra Hà Nội.

- Ngày 25-4-1882, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu yêu cầu quân đội triều đình giao thành trong 3 tiếng đồng hồ. Chưa hết thời hạn chúng đã nổ súng chiếm thành.

- Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hồ nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng nên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.

- Ri-vi-e còn cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng yên, Nam Định.

Xem tiếp...

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân chống Pháp nhưng đã nhanh chóng thất bại. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp [mặc dù vần còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản…]

- Về lực lượng: ngoài quân đội triều đình còn có đông đảo các tầng lớp nhân dân.

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, đạt một số thành tựu [trận Cầu Giấy], nhưng còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. Lúc đầu là triều đình lãnh đạo nhân dân chống Pháp, sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.

Xem tiếp...

Hãy thuật lại “vụ Đuy-puy” và nêu kết cục của nó.

Chi tiết Chuyên mục: Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

Thuật lại “vụ Đuy-puy” :

- Đuy-puy là một tên lái buôn hiếu chiến, muốn dùng đg sông Hồng chở hàng hóa,vũ khí qua miền Bắc chuyển lên TQ để tạo cớ xl Bắc Kì

- Trong khi tư bản Pháp còn dè dặt vs Bắc Kì thì Đuy-puy đã tự mình hành động. Y tự ý đi từ Hương Cảng và Thượng Hải để sắm pháo, thuyền,mua vũ khí,đạn dược, mộ quân lính kéo tới Bắc Kì. 11-1872, ỷ thế nhà Thanh, Đuy-puy tự tiện cho tàu ngược sông Hồng lên Vân Nam[TQ] mặc dù chưa đc phép của triều đình Huế. Hắn còn ngang ngược đòi đóng quân bên bờ sông Hồng.

Kết cục của “vụ Đuy-puy”

=> Quan hệ giữa triều đình Huế và thực dân Pháp trở nên căng thằng, lấy cớ “giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp hiếu chiến ở Sài Gòn đã đem quân ra Bắc.Đội quân do đại úy Gác-ni-ê chỉ huy, bề ngoài vs danh nghĩa giải quyết vụ Đuy-puy, nhưng bên trong chính là kiếm cớ can thiệp sâu vào vđ Bắc Kì

Xem tiếp...

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai như thế nào ?. Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

Từ những năm 70 của thế kỉ XIX, nước Pháp chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Yêu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công và lợi nhuận được đặt ra ngày càng cấp thiết. Thực dân Pháp ráo riết xúc tiến âm mưu xâm lược toàn bộ Việt Nam.

Đê dọn đường, quân Pháp lợi dụng các điều khoản của Hiệp ước 1874 để phái người đi điều tra tình hình mọi mặt ở Bắc Kì. Năm 1882, chúng lại vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc.

Ngày 3-4-1882, quân Pháp do Đại tá hải quân Ri-vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội. Ngày 25-4, sau khi được tăng thêm viện binh, chúng gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, yêu cầu quân đội triều đình hạ vũ khí, giao thành trong vòng 3 giờ đồng hồ.

Chưa hết thời hạn, địch đã nổ súng chiếm thành.

Quảng cáo

Quân Pháp cướp nhiều vàng bạc châu báu, phá hủy các cổng thành, các khẩu đại bác, vứt thuốc đạn xuống hào nước, lấy hành cung làm đại bản doanh, cho củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng, chiếm Sở Thương chính, dựng lên chính quyền tay sai để tạm thời cai quản thành Hà Nội.

Hình 56. Quân Pháp chiếm thành Hà Nội, xây dựng lô cốt trên nền Điện Kinh Thiên

Nhân lúc triều đình Huế còn đang hoang mang, lơ là, mất cảnh giác, Ri-vi-e đã cho quân chiếm vùng mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên và tỉnh thành Nam Định [3-1883].

Theo các tài liệu tiếng Pháp lưu trữ tại Bảo tàng Quảng Ninh, ngay từ năm 1865, người Trung Quốc đã tiến hành khai thác các vỉa than ở Hòn Gai. Năm 1881, viên Công sứ Pháp Fuche Saladin đã đến Hòn Gai nghiên cứu về các mỏ than.

Mỏ than Hà Tu [người Pháp gọi là Mines de Hatou] là một trong các mỏ lộ thiên người Pháp khai thác sớm nhất sau khi chiếm Hòn Gai.

Đầu năm 1883, được tin triều đình nhà Nguyễn đang có ý định nhượng quyền khai thác khu mỏ than Hòn Gai cho một công ty người Hoa ở Quảng Đông và công ty này có thể sẽ nhượng lại cho người Anh nên ngay sau khi đánh chiếm Bắc Kỳ, ngày 12-3-1883, viên trung tá hải quân Pháp Henri Rivière [1827-1883] liền đem quân đánh chiếm Quảng Yên, chiếm lấy mỏ than Hòn Gai và đặt 1 đồn binh canh giữ gồm có 25 binh sĩ.

Ngày 6-6-1884, Chính phủ Pháp ký kết một hiệp ước với triều đình nhà Nguyễn, trong đó có điều khoản số 18 nghiêm cấm tuyệt đối việc khai thác bất kỳ một mỏ than nào ở Bắc Kỳ trước khi thoả thuận khai thác được chấp nhận. Đại diện Chính phủ Pháp là Tổng công sứ Victor Gabriel Lemaire và đại diện triều đình nhà Nguyễn là quan Tổng quản triều đình Phạm Thận Duật đã ký hiệp ước trên.

Ngày 26-7-1884, Phạm Thận Duật thay mặt triều đình Huế ký nhượng bán mỏ than Hòn Gai cho đại diện tư bản Pháp là Bavie Chauffour với sự chứng thực của các quan đại thần trong triều gồm Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết, Gia Hưng Quận Vương và một linh mục là Cha Thơ. Nội dung văn tự bán mỏ này đã được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3, 1984 của Viện Sử học. Văn tự bán mỏ gồm 10 điều. Chỉ với 40.000 Mễ Tây Cơ [đồng bạc Mexico- một trong các loại tiền lưu hành tại Việt Nam thế kỷ 19], triều đình Huế đã nhượng cho tư bản Pháp phần lãnh thổ từ kinh tuyến 104o37, đến 104o43, và khoảng từ vĩ tuyến 20o57, đến 21o02, có chiều dài 10km, rộng 8km “cùng với tất cả cây trồng, sông ngòi; tất cả những chất nào tìm thấy trên bề mặt và lòng đất”. Thời hạn chuyển nhượng là 100 năm tính từ ngày ký. Theo thoả thuận, Bavie Chauffour có quyền xây dựng bất cứ công trình nào trên nhượng địa và thời hạn cuối cùng phải trả tiền là ngày 31-8-1886. Hàng năm, Bavie Chauffour chỉ phải nộp thuế bằng 1% so với lợi tức ròng của việc khai thác, khấu trừ các khoản phí tổn và những khoản thuế đảm phụ nào đó.

Theo Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3-1984 dẫn theo tài liệu niên giám thống kê Đông Dương và báo cáo của Sở mỏ Đông Dương, sau khi mua được quyền khai thác than ở Quảng Yên [gồm Hòn Gai, Cẩm Phả], tư bản Pháp đã sang nhượng lại cho các công ty của nước ngoài và một số doanh nghiệp, tư nhân của Việt Nam khai thác. Cao điểm nhất là năm 1932, số nhượng địa than ở Quảng Yên là 181 với diện tích 193.000ha. Năm 1890, sản lượng khai thác than của tư bản Pháp ở Hòn Gai là 3.000 tấn, năm 1900 lên 201.000 tấn, năm 1930 là 1.955.000 tấn. Tính từ năm 1890 đến 1945, sản lượng cao nhất là năm 1939 đạt 2.615.000 tấn. Để khai thác than ở mỏ, các công ty Pháp đã tuyển công nhân từ các tỉnh Bắc Kỳ. Năm 1911, toàn khu mỏ có 8.223 công nhân, năm 1939 tăng lên 55.000 công nhân và đến năm 1945 giảm còn 4.000 công nhân.

Thoả thuận nhượng bán khu mỏ của triều đình Huế cho Bavie Chauffour là 100 năm. Tính đến khi khu mỏ giải phóng, được ta tiếp quản [25-4-1955], thời gian mới được 71 năm. Hẳn khi ký văn tự bán mỏ, các quan đại thần nhà Nguyễn chẳng thể hình dung lịch sử lại xoay chuyển như vậy.

Trần Minh

Hãy luôn nhớ cảm ơnvote 5*
nếu câu trả lời hữu ích nhé!

XEM GIẢI BÀI TẬP SGK SỬ 11 - TẠI ĐÂY

Đặt câu hỏi

Video liên quan

Chủ Đề