Trẻ bị ngã sưng mắt phải làm sao

Loại chấn thương đầu phổ biến nhất hay gặp ở trẻ đó là là chấn động sau ngã. Loại chấn thương này có thể khiến não bị tổn thương và thậm chí chảy máu não. Chấn động có thể bao gồm hoặc không bao gồm mất ý thức. Vậy phải làm gì khi trẻ bị chấn động sau ngã, va đập mạnh?

Chấn thương đầu là bất kỳ loại tổn thương nào đối với da đầu, hộp sọ, não hoặc các mô và mạch máu khác ở đầu. Chấn thương đầu còn được gọi là chấn thương sọ não, tùy thuộc vào mức độ chấn thương. Chấn thương đầu có thể nhẹ như một vết sưng, bầm tím hoặc một vết cắt nhỏ trên da đầu. Đôi khi nó có thể là một chấn động, một vết cắt sâu, vết thương hở, vỡ xương sọ, chảy máu trong hoặc các tổn thương não nghiêm trọng. Chấn thương đầu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tàn tật và tử vong ở trẻ em.

Các loại chấn thương đầu ở trẻ bao gồm:

1.1 Chấn động não

Đây là một loại chấn thương đầu có thể khiến não trẻ không thể hoạt động bình thường trong một khoảng thời gian ngắn. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến mất nhận thức hoặc thiếu tỉnh táo trong vài phút đến vài giờ. Trong nhiều trường hợp, có một số chấn động nhẹ và ngắn khiến các bậc cha mẹ còn không thể biết được chấn thương này đã xảy ra với con mình.

1.2 Tụ máu não

Tụ máu não hay còn gọi là vết bầm trên não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà đầu trẻ bị tác động bởi ngoại lực.

Trong một số trường hợp, một cơn có giật có thể xảy ra ở bên đối diệu của đầu do não va vào hộp sọ. Thương tích này có thể xảy ra do một cú đánh trực tiếp vào đầu, trẻ bị rung lắc dữ dội hoặc chấn thương xảy ra do tai nạn xe cơ giới. Sự va đập của não đối với các thành bên của hộp sọ có thể gây rách lớp niêm mạc, các mô và mạch máu bên trong não.

Tụ máu não hay còn gọi là vết bầm trên não là tình trạng xung huyết gây chảy máu và sưng bên trong não xung quanh khu vực mà đầu trẻ bị tác động bởi ngoại lực

Gãy xương sọ là tình trạng xương sọ bị vỡ do những tác động từ phía bên ngoài như bị đánh, va vào đầu vào tường hoặc các vật cứng khác. Có 4 loại gãy xương sọ chính, bao gồm:

  • Gãy xương sọ tuyến tính: Là tình trạng gãy xương sọ nhưng xương không có sự xê dịch hoặc di chuyển. Trẻ có thể được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện trong khoảng thời gian ngắn. Bé cũng có thể trở lại trạng thái bình thường trong vài ngày mà thông thường không cần đến sự can thiệp của các bác sĩ.
  • Gãy xương sọ suy nhược: Với các vết gãy này, một phần của hộp sọ sẽ bị lõm vào tại nơi xương bị gãy. Điều này có thể xảy ra khi có hoặc không có các vết thương hở trên da đầu. Nếu phần bên trong của hộp sọ đè lên não, loại gãy xương sọ này cần được phẫu thuật để điều chỉnh lại, tránh gây chèn ép lên não.
  • Gãy xương sọ do tâm trương: Là những vết gãy xảy ra dọc theo các đường khâu trong hộp sọ. Đây là những đường răng cưa giữa các mảng xương sọ với nhau và sẽ hợp nhất lại khi trẻ lớn lên. Những chấn thương não có thể khiến các đường răng cưa này tách rộng ra hơn so với bình thường. Loại gãy xương sọ do tâm trương chỉ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Gãy xương sọ nền: Đây là tình trạng gãy xương ở đáy hộp sọ. Gãy xương sọ nền có thể là một loại gãy xương sọ nghiêm trọng. Trẻ bị gãy xương kiểu này thường xuất hiện các vết bầm tím quanh mắt hoặc vết bầm sau tai. Dịch cũng có thể chảy ra từ mũi hoặc tai của bé. Điều này là do một phần của vỏ não bị rách. Một đứa trẻ bị gãy xương sọ nền có thể cần được theo dõi chặt chẽ trong bệnh viện trong khoảng thời gian dài, ít nhất cho đến khi các triệu chứng của tình trạng này được cải thiện.

Chấn động não xảy ra khi trẻ gặp phải một chấn thương kín liên quan đến vùng đầu. Nghĩa là một chấn thương mà vật tác động không đâm xuyên qua hộp sọ gây ra sự thay đổi hoạt động bình thường của não. Vết thương có thể do một cú đánh mạnh, do ngã hoặc thậm chí chỉ cần một số rung lắc mạnh cũng có thể khiến não trẻ bị chấn động do hộp sọ chưa đủ cứng cáp để chịu được lực tác động từ bên ngoài.

Trẻ bị chấn động có thể mất ý thức hoặc có vấn đề về thị lực, trí nhớ hoặc khả năng giữ thăng bằng. Điều này nghe có vẻ khá đang sợ nhưng trong hầu hết các trường hợp, những tác động này thường là nhỏ, mang tính tạm thời và trẻ sẽ hồi phục hoàn toàn sau đó.

Khi trẻ bị ngã đập đầu vào tường có thể bị chấn động não hoặc không. Vậy làm cách nào để các bậc cha mẹ hay người trông giữ trẻ biết được trẻ có bị chấn động não hay không? Trong trường hợp mắc phải những vấn đề liên quan đến não bộ, bé có thể biểu hiện một hoặc một số triệu chứng ban đầu bao gồm:

  • Mất ý thức
  • Buồn ngủ, mơ màng
  • Chóng mặt
  • Lú lẫn
  • Nôn mửa
  • Cáu gắt, khóc nhiều
  • Dịch chảy ra từ mũi, miệng và tai, có thể trong suốt hoặc kèm theo máu.

Nếu bé ngã đập đầu vào tường hay một vật sắc nhọn nào đó và bắt đầu thở không đều, co giật hoặc bất tỉnh, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức. Không được di chuyển cơ thể của bé trừ trường hợp nếu tiếp tục nằm ở đó bé sẽ gặp các tổn thương khác. Thực hiện hô hấp nhân tạo ngay nếu trẻ có dấu hiệu ngừng thở. Trong trường hợp vết thương hở và chảy máu hãy băng vết thương bằng vải sạch để cầm máu.

Khi trẻ bị ngã đập đầu vào tường có thể bị chấn động não hoặc không

Trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu trẻ bất tỉnh, hãy lập tức gọi xe cấp cứu. Đôi khi, chỉ một va chạm nhẹ cũng có thể khiến não gặp phải những tổn thương nghiêm trọng.

Các bậc cha mẹ cũng nên đưa bé đi khám ngay lập tức nếu bé bị ngã đập đầu vào tường hay các vật cứng khác và một hoặc hai ngày sau đó bé có những biểu hiện sau:

  • Trẻ nôn mửa liên tục. Trẻ có thể cảm thấy buồn nôn và nôn sau khi ngã tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài liên tục sau đó mà không có dấu hiệu ngừng lại, đó có thể là dấu hiệu của một tổn thương não nghiêm trọng.
  • Trẻ có vẻ buồn ngủ bất thường vào ban ngày hoặc không thể đánh thức khi bé ngủ ban đêm. Các bậc cha mẹ hãy thử đánh thức trẻ vài lần vào đêm đầu tiên sau khi bé bị ngã để đảm bảo trẻ có thể tỉnh dậy một cách bình thường.
  • Trẻ biểu hiện thể trạng yếu ớt hoặc luôn cảm thấy bối rối, gặp phải vấn đề với khả năng phối hợp, tầm nhìn hoặc khả năng giao tiếp bằng lời nói.

Nếu sau ngã đập đầu trẻ nôn mửa liên tục, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

Trong một số trường hợp hiếm gặp những chấn động dù không quá mạnh cũng có thể gây ra tổn thương não bộ vĩnh viễn ở trẻ. Bên cạnh đó, những chấn động xảy ra liên tiếp, chẳng hạn chấn động thứ hai xảy ra trước khi triệu chứng của cơn chấn động đầu tiên kết thúc có thể nguy hiểm, gây tổn thương não hoặc thậm chí tử vong. Vì vậy nếu trẻ mới bị ngã khiến não bị chấn động tới mức bất tỉnh, các bác sĩ sẽ khuyên cha mẹ của bé nên theo dõi bé cẩn thận hơn trong vài ngày hoặc thậm chí là vài tuần sau đó.

Chấn thương đầu là bất kỳ loại tổn thương nào đối với da đầu, hộp sọ, não hoặc các mô và mạch máu khu vực gần đầu. Chấn thương đầu ảnh hưởng đến nào được gọi là chấn động não. Nguy cơ chấn động não cao hơn và thường xảy ra và những tháng mùa xuân hoặc mùa hè khi trẻ hiếu động và tham gia nhiều hoạt động ngoài trời như đi xe đạp, trượt patin hoặc trượt ván.... Trẻ em chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng rổ hoặc bóng chuyền cũng có nguy cơ bị chấn động não cao hơn do đó các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý khi cho con mình tham gia những hoạt động thể dục thể thao nêu trên.

Trẻ cần cung cấp đủ lượng kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn. Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein... Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,... Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Nguồn tham khảo: babycenter.com, health.harvard.edu

XEM THÊM:

Trước khi đưa bệnh nhân bị chấn thương mắt đến bệnh viện cần có bước đầu sơ cứu đúng cách giúp ngăn chặn được nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến thị lực và sức khỏe đôi mắt.

Chấn thương mắt thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đến từ những sự việc rất tình cờ như chơi cầu lông, tennis, bị trái bóng vô tình đập vào mắt hay té ngã hoặc đánh nhau, tai nạn trong lao động, trong giao thông gây tổn hại mắt hoặc do bị bỏng mắt hóa chất, bỏng do nhiệt… thường để lại hậu quả nặng nề có khi mù lòa nếu không xử trí đúng và kịp thời.

Những chấn thương mắt thường gặp

Rất nhiều yếu tố ngoại cảnh có thể gây chấn thương mắt, tùy thuộc vào từng trường hợp mà bạn nên có cách ứng biến khác nhau. Chấn thương mắt có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, đôi khi là ngay tại nhà của bạn hoặc ở nơi làm việc. Những chấn thương mắt thường gặp phải là:

– Tổn thương do chịu ảnh hưởng của bức xạ mặt trời. [Xem ảnh hưởng của tia cực tím đến mắt]

– Trầy xước giác mạc do sự xâm nhập của cát, bụi.

– Bị bỏng mắt do hóa chất bắn vào mắt.

– Các vết trầy xước do dị vật tác động [cành cây, vụn gỗ, kim loại,…].

– Dùng kính áp tròng thường xuyên mà ít vệ sinh mắt.

Đối với những vết thương nhỏ, hẳn bạn sẽ không cần điều trị khi chưa có triệu chứng. Chỉ cần chăm sóc mắt tốt và cho mắt nghỉ ngơi điều độ là đã đủ giúp bạn cải thiện thị lực. Thế nhưng, nếu tổn thương ở mắt lớn và nghiêm trọng, lúc này bạn cần có phương pháp ứng phó ngay.

Có 3 mức độ chấn thương mắt:

– Chấn thương phần phụ [phần bảo vệ bên ngoài của mắt] như mi mắt, lệ đạo…

– Chấn thương trong mắt như giác mạc [lòng đen], kết mạc [lòng trắng].

– Chấn thương cả mi mắt lẫn trong mắt [cả phần chính lẫn phần phụ].

Chấn thương mắt chia làm hai loại:

– Chấn thương đụng dập: Thường không chảy máu ra ngoài nhưng gây dập bên trong do những vật tù đập vào mắt như: Nắm tay, quả bóng, trái banh tennis… gây ra các tổn thương cho mắt và các bộ phận quanh mắt như tụ máu, bầm mi mắt, hốc mắt; chảy máu trong mắt như xuất huyết kết mạc, xuất huyết tiền phòng, pha lê thể, võng mạc…; tổn thương các tổ chức của mắt như thể thủy tinh, võng mạc, thần kinh thị…; gây vỡ các thành xương bảo vệ mắt.

Bỏng mắt thường gặp các dạng sau: Bỏng mắt do hóa chất, nhiệt, keo dán sắt. Trong các nguyên nhân gây bỏng, bỏng do hóa chất thường gây ra những tổn thương rất nặng nề ở cả mi mắt, lòng trắng, lòng đen. Nhẹ thì giảm thị lực, nặng đưa đến mù mắt, teo nhãn, có khi phải bỏ mắt…

– Chấn thương xuyên thủng: Thường gây rách tổ chức và chảy máu ra bên ngoài, thường do các vật sắc nhọn đâm vào mắt như mảnh ly vỡ, dao kéo, đất đá… gây ra các tổn thương như rách, vỡ các thành phần trong và ngoài mắt như rách da mi, đứt đường dẫn nước mắt, rách kết mạc, giác mạc, đục vỡ thể thủy tinh… và làm thoát các tố chức bên trong mắt ra ngoài hoặc để lại những vật lạ bên trong mắt: Dị vật nội nhãn, dị vật hốc mắt…

Điều trị chấn thương mắt rất phức tạp, tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng kết quả thường không như mong muốn. Do vậy, phòng tránh chấn thương, bảo vệ mắt là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất.

Triệu chứng thường gặp do chấn thương mắt

Tiếp xúc với hóa chất: các triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc bỏng rát dữ dội. Chảy nước mắt đầm đìa, mắt có thể đỏ và mí mắt sưng tấy.

Xuất huyết dưới kết mạc [chảy máu]: thông thường, tình trạng này đơn thuần không gây đau. Tầm nhìn không bị ảnh hưởng. Mắt có một vài đốm máu đỏ trên củng mạc [phần lòng trắng của mắt]. Điều này xảy ra khi một mạch máu nhỏ trên bề mặt mắt bị vỡ. Vùng xuất huyết có thể khá lớn và đôi khi đáng báo động. Xuất huyết kết mạc tự phát có thể xảy ra mà không kèm theo chấn thương nào hết. Nếu chấn thương không liên quan đến các dấu hiệu chấn thương khác, nó thường không nguy hiểm và tự hết trong khoảng thời gian từ 4-10 ngày.

Trầy xước giác mạc: các triệu chứng bao gồm đau, cảm giác cộm, chảy nước mắt và nhạy cảm với ánh sáng.

Viêm mống mắt: đau và nhạy cảm với ánh sáng là những dấu hiệu phổ biến. Cơn đau có thể được mô tả là đau sâu bên trong và xung quanh mắt. Đôi khi, bạn có thể chảy nước mắt rất nhiều.

Xuất huyết tiền phòng: đau và mờ mắt là triệu chứng chính của tình trạng này.

Vỡ sàn ổ mắt: các triệu chứng bao gồm đau, đặc biệt khi chuyển động mắt; nhìn đôi biến mất khi che một mắt; sưng mí mắt tăng lên khi sổ mũi. Môi trên bên bị ảnh hưởng có thể bị tê bì. Sưng quanh mắt và bầm tím thường xảy ra. Máu xuất huyết tích tụ trong mí mắt làm mắt tím đen. Điều này có thể biến mất hoàn toàn sau vài tuần.

Rách kết mạc: các triệu chứng bao gồm đau, mẩn đỏ và cảm giác cộm trong mắt.

Các vết cắt ở giác mạc và củng mạc: các triệu chứng bao gồm giảm tầm nhìn và đau.

Dị vật:

Trên giác mạc: cảm giác có cái gì trong mắt, chảy nước mắt, mờ mắt và nhạy cảm ánh sáng là những triệu chứng phổ biến. Đôi khi dị vật có thể nhìn thấy trên giác mạc. Nếu vật thể lạ là kim loại, vết gỉ sét có thể tìm thấy.

Trong ổ mắt: triệu chứng như giảm tầm nhìn, đau và nhìn đôi thường xuất hiện sau khi bị chấn thương vài giờ đến vài ngày. Đôi khi, bạn sẽ không có triệu chứng.

Trong mắt: bị đau mắt và giảm thị lực, nhưng ban đầu nếu các dị vật nhỏ nằm ở góc cao của mắt, có thể không biểu hiện triệu chứng gì.

Chấn thương gây ra do ánh sáng:

Viêm giác mạc do tia cực tím: các triệu chứng bao gồm đau, nhạy cảm ánh sáng, đỏ mắt và cảm giác rất khó chịu như có một vật gì trong mắt. Các triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức mà khoảng 4 giờ sau khi tiếp xúc với tia cực tím.

Bệnh võng mạc do mặt trời: triệu chứng chính là giảm thị lực do bị mờ một vùng nhỏ ở trung tâm

Cách xử trí chấn thương mắt tại nhà

Xử trí chấn thương mắt ban đầu đúng cách sẽ tránh làm tổn thương mắt nghiêm trọng hơn và giúp phần xử lý tiếp theo được thuận lợi và góp phần phục hồi mắt về sau tốt hơn.

Đối với chấn thương phần phụ của mắt: Mi mắt, hốc mắt, lệ đạo.

Nếu là chấn thương đụng dập như bầm máu mi mắt, sưng phù, tụ máu quanh hốc mắt nên sử dụng băng che mắt lại rồi đến cơ sở chuyên khoa mắt gần nhất để khám và điều trị.

Nếu là chấn thương xuyên thủng có gây rách và chảy máu nên phải cầm máu ngay, có thể sử dụng kháng sinh nhỏ mắt thông dụng như chloramphenicol… Tra kháng sinh và băng mắt lại sau đó đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt để được khâu vết thương.

Đối với chấn thương trong mắt: Giác mạc [lòng đen] và kết mạc [lòng trắng].

Đối với dị vật kết giác mạc [bụi, mạt sắt], tránh dụi mắt vì có thể làm dị vật ghim sâu hơn hay làm trầy lòng đen. Hãy chớp mắt vào ly nước sạch giúp dị vật trôi ra ngoài. Nếu không được, hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được lấy ra.

Đối với các trường hợp có vết thương xuyên thủng trong mắt kèm dịch nhầy nhớt, lẫn máu: Băng mắt ngay và chuyển đến cơ sở có chuyên khoa mắt gần nhất, không rửa mắt bằng nước và tuyệt đối không được tự ý lấy những vật lạ như đất, đá, cây… cắm trong mắt ra.

Đối với các trường hợp bỏng mắt:

Dù do bất cứ nguyên nhân gì đều phải rửa mắt ngay tại chỗ bằng các loại nước sạch có sẵn, rửa càng nhiều càng tốt [có thể để mắt dưới vòi nước máy để rửa hoặc vục mặt vào thau nước lớn để rửa từ 5 – 10 phút]. Trừ trường hợp bỏng vôi sống phải lấy hết vôi ra trước khi tiến hành rửa mắt vì vôi sống gặp nước mắt sẽ sôi lên gây thêm bỏng nhiệt. Sau đó, băng mắt và chuyển đến bệnh viện chuyên khoa mắt không được chậm trễ vì bất cứ lý do gì.

Chú ý: Băng mắt nhẹ nhàng, không nên ép chặt vì các tổ chức nội nhãn sẽ phòi ra hết. Nên băng che hoặc dùng khiên che bảo vệ mắt có lỗ sẽ tiện lợi hơn.

Gặp bác sĩ nhãn khoa sau sơ cứu chấn thương mắt

Điều quan trọng nhất bạn nên làm, chính là đến gặp bác sĩ để có được sự chăm sóc và xử lý chấn thương mắt hiệu quả. Trong vòng 48 giờ từ khi xảy ra chấn thương, nếu tổn thương mắt không thuyên giảm, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ nhãn khoa. Ngoài ra, nếu có một trong các dấu hiệu sau thì bạn nên đi khám gấp:

– Đau mắt kéo dài và có xu hướng nặng dần, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng.

– Không thể rửa sạch mắt bằng nước.

– Có biểu hiện lạ khi nhìn: nhìn đôi, quầng sáng hoặc bóng mờ.

– Xuất huyết trong mắt.

– Tổn thương nặng xung quanh mắt [có vết cắt, vết thương hở].

Đôi mắt của bạn sẽ hồi phục nhanh chóng khi có sự chăm sóc của các bác sỹ chuyên khoa. Nhưng dù thế nào, khi đôi mắt đã tổn thương, thị lực sẽ giảm hoặc bạn sẽ phải chịu di chứng sau này. Vì vậy, cách tốt nhất bạn vẫn nên phòng ngừa tổn thương mắt ngay từ ban đầu.

Những cách phòng ngừa chấn thương mắt

Rất nhiều chấn thương mắt có thể phòng tránh nếu bạn có biện pháp phù hợp. Hãy thực hiện theo những lời khuyên dưới đây ngay từ bây giờ để ngăn ngừa những tổn hại đáng tiếc xảy ra cho mắt.

Đeo kính bảo vệ: lựa chọn một chiếc kính phù hợp với mắt để giảm ánh sáng trực tiếp và cản vật lạ bay vào mắt bất ngờ.

Lựa chọn hóa chất gia dụng: Hãy lựa chọn các chất giặt rửa phù hợp, độc tính thấp, mức độ sát thương thấp. Đồng thời, khi sử dụng hóa chất, bạn nên đeo bao tay và rửa thật sạch sau khi dùng xong.

Đeo kính áp tròng đúng cách: Sử dụng đúng cách kính áp tròng để ngăn ngừa nguy cơ gây tổn thương mắt. Giữ kính sạch sẽ, không bao giờ mang khi ngủ, dùng đúng thời hạn cho phép là những điều bạn nên thực hiện.

Một đôi mắt sáng, tinh anh sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp. Không chỉ vậy, nếu chấn thương mắt nặng, hẳn bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động thường ngày. Ngay từ khi còn trẻ, bạn nên chăm sóc mắt thường xuyên, bảo vệ mắt bằng kính đeo và sử dụng các sản phẩm bổ trợ giúp mắt sáng hơn.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Ths.Bs Đỗ Minh Lâm

Tài liệu tham khảo:

– //vnio.vn/xu-tri-cap-cuu-chan-thuong-mat

– //www.benhvien103.vn/vietnamese/bai-giang-chuyen-nganh/mat/chan-thuong-mat/972/

– //pnt.edu.vn/vi/tin-tuc-y-khoa/chan-thuong-mat-do-tai-nan-sinh-hoat

Video liên quan

Chủ Đề