Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên trái đất, thực vật hạt kín phát sinh ở

I. Hóa thạch: là di tích của các sinh vật đã từng sinh sống trong các thời đại địa chất, được lưu tồn trong các lớp đất đá của vỏ trái đất.

Gồm các dạng:

- bằng đá

- xác nguyên vẹn

- khi chết, phần mềm của SV bị vi khuẩn phân hủy, phần cứng được giữ lại, hóa đá.

- xác chìm xuống đáy bị đất sét bao phủ, phần mềm tan để lại khoảng trống trong đất, chất khoáng [oxit silic...] lấp đầy khoảng trống đúc thành sinh vật bằng đá.

- ướp trong băng [xác voi ma mút]

- tẩm nhựa hổ phách [sâu bọ tẩm nhựa hổ phách]


- Nghiên cứu lịch sử phát triển của giới sinh vật

căn cứ tuổi lớp đất chứa hóa thạch để xác định tuổi hóa thạch, từ đó suy ra lịch sử xuất hiện, phát triển, diệt vong.

bằng phương pháp địa tầng học + phương pháp đo thời gian phân rã của các đồng vị phóng xạ xác định tuổi địa tầng -> tuổi sinh vật và ngược lại.

- Nghiên cứu lịch sử vỏ trái đất

căn cứ hóa thạch xác định đặc điểm môi trường sống, từ đó suy ra lịch sử biến đổi của vỏ trái đất qua các thời kì địa chất.

II. Sự phân chia thời gian địa chất

Phương pháp xác định tuổi của lớp đất, hóa thạch:

- địa tầng học -----> xác định tuổi tương đối.

- đo thời gian phân rã của các đồng vị phóng xạ -----> xác định tuổi tuyệt đối.

  • Xác định tuổi tương đối [phương pháp địa tầng học]: căn cứ thời gian lắng đọng của các lớp trầm tích [địa tầng] phủ lên nhau theo thứ tự từ nông đến sâu, lớp sâu tuổi cổ hơn lớp nông. 

Phương pháp này không chính xác bởi vì vỏ trái đất, cũng như các lớp trầm tích có sự dịch chuyển.

  • Xác định tuổi tuyệt đối [phương pháp đồng vị phóng xạ]: căn cứ vào thời gian bán rã của 1 chất đồng vị phóng xạ nào đó có trong hóa thạch [14C, 238U].

Thời gian bán rã: thời gian qua đó 50% lượng chất phóng xạ ban đầu bị phân rã. Tỉ lệ phân rã diễn ra trong thiên nhiên với tốc độ đều đặn, không phụ thuộc nhiệt độ, áp suất, các điều kiện môi trường:

+14C có thời gian bán rã là 5730 năm. Dùng 14C có thể xác định tuổi khoảng 75000 năm.

+238U có thời gian bán rã là 4.5 tỉ năm. Dùng 238U có thể xác định tuổi khoảng 4.5 tỉ năm.

Phân định mốc thời gian địa chất: căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất và khí hậu:

- sự trồi sụt của mặt đất làm phân bố lại đại lục, đại dương -> thay đổi khí hậu -> ảnh hưởng đến sinh vật.

- sự dịch chuyển theo chiều ngang của đại lục -> phân bố lại đất liền -> thay đổi khí hậu -> ảnh hưởng đến sinh vật.

- chuyển động tạo sơn -> phân hóa khí hậu, phân bố lại đại lục và đại dương, động đất, núi lửa -> ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật.

- sự phát triển của băng hà -> thay đổi khí hậu -> ảnh hưởng đến sinh vật.

Lịch sử của trái đất kèm theo sự sống được phân theo ĐẠI - KỈ - THỜI - THẾ, chia thành 5 đại [đầu tiên là đại Tối Thái Cổ]:

- Thái cổ

- Nguyên sinh

- Cổ sinh

- Trung sinh 

- Tân sinh

Tên kỉ: 

- tên lớp đất điển hình [Than đá: quyết cổ đại chết tạo than đá; Tam điệp: đất có 3 lớp, Phấn trắng: vỏ trùng lỗ].

- tên địa phương lần đầu nghiên cứu lớp đất [Cambri, Ocđovic,...].

III. Sinh vật trong các đại địa chất:

Hiện tượng trôi dạt lục địa: hiện tượng các phiến kiến tạo của vỏ trái đất di chuyển liên tục do lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

- cách đây 250 triệu năm, toàn bộ lục địa liên kết với nhau --> siêu lục địa Pangaea.

- cách đây 180 triệu năm, siêu lục địa Pangaea phân thành lục địa Laurasia [lục địa Bắc] và lục địa Gondwana [lục địa Nam].

- cách đây 60 triệu năm, 2 đại lục tan rã: châu Phi, Ấn Độ gắn vào châu Á, Nam Mĩ gắn vào Bắc Mĩ hình thành nhiều đại dương mới ngăn cách: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.

- về sau các đại lục tiếp tục tách ra, nhập lại, cuối cùng phân tách thành các lục địa như ngày nay. Hiện nay các lục địa vẫn đang trôi dạt.

---> Ảnh hưởng rất lớn đến: 

- khí hậu: vùng trung tâm của siêu lục địa khô hạn khi các lục địa liên kết thành siêu lục địa và ngược lại, xuất hiện dãy núi, động đất, sóng thần, ...

- sinh vật: phát tán và tiến hóa sinh vật, xuất hiện các dãy núi, động đất, sóng thần -> có thể dẫn đến đại tuyệt chủng hàng loạt các loài -> bùng nổ phát sinh các loài mới.


Đại

Kỉ

Tuổi [cách đây]

Đặc điểm khí hậu, địa chất

Sinh vật điển hình

Tối thái cố

4.6 -> 3.5 tỉ năm

[1.1 tỉ năm]

Trái đất hình thành.

Tiến hóa hóa học và tiến hóa tiền sinh học.

Thái cổ

3.5 -> 2.5 tỉ năm

[1 tỉ năm]

Động đất, núi lửa hoạt động mạnh.

Xuất hiện than chì, đá vôi [sự sống đã phát sinh].

Tập trung dưới nước.

[Khởi sinh]: xuất hiện hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất.

[Nguyên sinh]: tìm thấy vết tích tảo lục dạng sợi.

[Nấm]

[Thực vật]

[Động vật]: tìm thấy vết tích đại diện ruột khoang.

Nguyên sinh [tiền Cambri]

2.5 tỉ -> 542 triệu năm

[1.958 tỉ năm]

Tạo sơn nhiều lần.

Tích lũy nhiều O2.

Hình thành bầu khí quyển.

Tập trung dưới nước.

[Khởi sinh]: vi khuẩn phân bố rộng

[Nguyên sinh]: tảo phân bố rộng

[Nấm]

[Thực vật]: đơn bào chiếm ưu thế

[Động vật]: đa bào chiếm ưu thế, có đại diện hầu hết các ngành không xương sống ở biển:

-động vật nguyên sinh

-thân lỗ: bọt biển

-ruột khoang

-giun

-thân mềm

Xuất hiện hóa thạch động vật cổ nhất.

Cổ sinh

Sự kiện: chinh phục đất liền của động thực vật được vi khuẩn, tảo lam, địa y chuẩn bị.

Chia thành 6 kỉ

542 triệu -> 250 triệu năm

[292 triệu năm]

Cambri

542 triệu -> 488 triệu năm

[54 triệu năm]

Phân bố đại lục, đại dương khác xa hiện nay.

Khí quyển nhiều CO2 vì núi lửa hoạt động mạnh.

Tập trung dưới nước.

[Khởi sinh]: vi khuẩn, vi khuẩn lam [tảo lam] ở đất liền.

[Nguyên sinh]: tảo phân hóa [tảo lục, nâu ưu thế].

[Nấm]

[Thực vật]

[Động vật]: phát sinh đủ các ngành không xương sống:

-chân khớp: hóa thạch chủ yếu là tôm ba lá [tuyệt diệt cuối đại Cổ sinh].

-da gai

-động vật có dây sống: xuất hiện cá lưỡng tiêm.

Ocđôvic

488 triệu -> 444 triệu năm

[44 triệu năm]

Đại lục di chuyển.

Băng hà, mực nước biển giảm.

Khí hậu khô.

Tuyệt diệt nhiều sinh vật.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]: tảo ngự trị.

[Nấm]

[Thực vật]: phát sinh.

[Động vật]

Silua

444 triệu -> 416 triệu năm

[28 triệu năm]

Hình thành đại lục.

Mực nước biển dâng cao.

Khí hậu nóng, ẩm.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]: xuất hiện [thực vật dị dưỡng]

[Thực vật]: xuất hiện cây có mạch, thực vật ở cạn đầu tiên: quyết trần [có thân, chưa có lá, rễ thô sơ].

[Động vật]: lên cạn [nhện], xuất hiện bọ cạp tôm [tuyệt diệt cuối đại Cổ sinh].

-động vật có xương sống: xuất hiện, phát sinh : cá sụn [cá giáp không hàm].

Đêvôn

416 triệu -> 360 triệu năm

[56 triệu năm]

Khí hậu khô hanh, ven biển ẩm ướt.

Phân hóa khí hậu, phía bắc hình thành sa mạc.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]: phân hóa quyết [thân có mạch, biểu bì có lỗ khí, có rễ]

[Động vật]:

-chân khớp: phát sinh côn trùng.

-động vật có xương sống:

   +Cá: phân hóa cá xương [cá giáp có hàm]: xuất hiện cá phổi, cá vây chân.

   +Lưỡng cư: phát sinh: lưỡng cư [ếch nhái] đầu cứng.

Cacbon [Than đá]

360 triệu -> 300 triệu năm

[60 triệu năm]

Đầu kỉ nóng ẩm, cuối kỉ lạnh khô, biển rút.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]: đầu kỉ hình thành các rừng quyết khổng lồ [quyết cổ đại], do mưa nhiều, rừng quyết sụt lở, quyết bị vùi sâu xuống đáy, hình thành mỏ than đá; cuối kỉ phát triển mạnh dương xỉ, xuất hiện dương xỉ có hạt [thực vật có hạt đầu tiên].

[Động vật]:

-chân khớp: xuất hiện sâu bọ bay, chưa có kẻ thù nên phát triển mạnh [chuồn chuồn cánh dài 75cm, gián dài 10cm].

-động vật có xương sống:

   +Lưỡng cư: ngự trị.

   +Bò sát: phát sinh.

Pecmi

300 triệu -> 250 triệu năm

[50 triệu năm]

Các đại lục liên kết với nhau hình thành siêu lục địa Pangaea.

Băng hà.

Khí hậu khô, lạnh.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]:

-quyết: quyết cổ đại tuyệt diệt.

[Động vật]: tuyệt diệt nhiều động vật biển.

-chân khớp: phân hóa côn trùng.

-động vật có xương sống:

   +Bò sát: phân hóa, phát sinh bò sát răng thú.

Trung sinh

Thời đại phát triển ưu thế của cây hạt trần, nhất là bò sát.

Chia thành 3 kỉ

250 triệu -> 65 triệu năm

[185 triệu năm]

Triat

[Tam điệp]

250 triệu -> 200 triệu năm

[50 triệu năm]

Đầu kỉ biển ưu thế. Cuối kỉ lục địa ưu thế, khí hậu khô.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]

-hạt trần: ngự trị, xuất hiện cây hạt trần đầu tiên [thông, thiên tuế].

[Động vật]:

-động vật có xương sống:

   +Cá: cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp.

   +Lưỡng cư: bị tiêu diệt.

   +Bò sát: phân hóa: thằn lằn, rùa, cá sấu.

   +Chim: phát sinh

   +Thú có vú: phát sinh [thú mỏ vịt, thú lông nhím].

Jura

200 triệu -> 145 triệu năm

[55 triệu năm]

Siêu lục địa Pangaea tách đôi hình thành 2 đại lục: Bắc [Laurasia] và Nam [Gondwana].

Đầu kỉ lục địa ưu thế. Cuối kỉ biển ưu thế, khí hậu ấm áp.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]:

-hạt trần: ngự trị [cây Sequoia]

[Động vật]:

-động vật có xương sống:

   +Bò sát: ngự trị, bò sát khổng lồ [khủng long] chiếm ưu thế tuyệt đối: bò sát ở nước [thằn lằn cá, thằn lằn cổ rắn], bò sát trên cạn [thằn lằn sấm, thằn lằn khổng lồ], bò sát trên không [thằn lằn bay].

   +Chim: phân hóa, chim thủy tổ [có răng, còn vài chục đốt đuôi, cánh còn ngón có vuốt, có lông vũ].

Krêta 

[Phấn trắng]

145 triệu -> 65 triệu năm

[80 triệu năm]

Các đại lục Bắc liên kết với nhau

Đại lục ưu thế, biển thu hẹp.

Khí hậu khô.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]:

-hạt kín: xuất hiện thực vật có hoa. Giữa kỉ thực vật gần giống ngày nay: có 1 lá mầm [cọ, huệ] và 2 lá mầm bậc thấp [mộc lan, long não].

[Động vật]:

-động vật có xương sống:

   +Bò sát: ngự trị, xuất hiện thằn lằn leo trèo, thằn lằn 3 sừng. Cuối kỉ tuyệt diệt bò sát cổ [khủng long].

   +Thú có vú: phát triển mạnh [thú có túi].

Tân sinh

Thời đại phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim, thú.

Chia thành 2 kỉ

65 triệu -> nay

Đệ tam 

[Thứ ba]

65 triệu -> 1.8 triệu năm

[63.2 triệu năm]

Các đại lục gần giống hiện nay.

Đầu kỉ khí hậu ấm, cuối kỉ lạnh.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]:

-hạt kín: ngự trị.

[Động vật]:

-chân khớp: côn trùng phân hóa.

-động vật có xương sống:

   +Chim: phân hóa

   +Thú: xuất hiện các nhóm linh trưởng [khỉ, vượn người].

Đệ tứ

[Thứ tư]

1.8 triệu -> nay

Băng hà. Khí hậu lạnh khô.

[Khởi sinh]

[Nguyên sinh]

[Nấm]

[Thực vật]

[Động vật]

-động vật có xương sống:

   +Thú: xuất hiện tê giác lông rậm, voi mamut do chịu lạnh tốt, xuất hiện loài người.


Tảo: đại Nguyên sinh xuất hiện -> kỉ Cambri phân hóa -> kỉ Ocđôvic ngự trị.

Thực vật: kỉ Ocđôvic phát sinh.

-quyết trần cổ đại: kỉ Silua xuất hiện -> kỉ Đêvôn phân hóa -> kỉ Cacbon chết gần hết -> kỉ Pecmi tuyệt chủng.

-có hạt: kỉ Cacbon dương xỉ có hạt xuất hiện -> kỉ Triat hạt trần xuất hiện -> kỉ Jura hạt trần ngự trị -> kỉ Krêta hạt kín xuất hiện -> kỉ Đệ tam hạt kín ngự trị.

Động vật: 

-động vật nguyên sinh, thân lỗ, ruột khoang, giun, thân mềm: đại Nguyên sinh xuất hiện.

-chân khớp [tôm 3 lá], da gai, động vật có dây sống [cá lưỡng tiêm]: kỉ Cambri xuất hiện -> nhện lên cạn, xuất hiện bọ cạp tôm: kỉ Silua -> côn trùng kỉ Đêvôn xuất hiện -> sâu bọ bay kỉ Cacbon xuất hiện -> côn trùng kỉ Pecmi, Đệ tam phân hóa.

-động vật có xương sống: 

+cá sụn kỉ Silua xuất hiện -> cá xương [cá phổi, cá vây chân] kỉ Đêvôn xuất hiện -> cá xương phát triển, cá sụn thu hẹp: kỉ Triat.

+lưỡng cư kỉ Đêvôn xuất hiện [lưỡng cư đầu cứng] -> kỉ Cacbon ngự trị -> kỉ Triat bị tiêu diệt.

+bò sát kỉ Cacbon xuất hiện -> phân hóa kỉ Pecmi [bò sát răng thú] -> phân hóa kỉ Triat [thằn lằn, rùa, cá sấu] -> ngự trị kỉ Jura [khủng long: thằn lằn cá, thằn lằn cổ rắn, thằn lằn sấm, thằn lằn khổng lồ, thằn lằn bay] -> ngự trị kỉ Krêta [thằn lằn leo trèo, thằn lằn 3 sừng] -> tuyệt diệt cuối kỉ Krêta.

+chim kỉ Triat xuất hiện -> kỉ Jura, Đệ tam phân hóa.

+thú kỉ kỉ Triat xuất hiện -> kỉ Krêta phát triển mạnh -> kỉ Đệ tam xuất hiện linh trưởng [khỉ, vượn người] -> kỉ Đệ tứ xuất hiện tê giác lông rậm, voi mamut, loài người.


Ý nghĩa sự tiến chiếm đất liền trong đại Cổ sinh: sự phát triển ưu thế của cơ thể [phức tạp hơn về tổ chức, hoàn thiện hơn về cách sinh sản] được đảm bảo nhờ CLTN do điều kiện trên cạn phức tạp hơn dưới nước.

Điều kiện tiến hóa: lịch sử phát triển của vỏ trái đất. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu thúc đẩy sự phát triển sinh giới.

Động lực tiến hóa: CLTN. Sự thay đổi điều kiện địa chất khí hậu dẫn đến sự biến đổi ở thực vật, qua đó ảnh hưởng tới động vật, tạo mối quan hệ phức tạp giữa sinh vật - sinh vật -> sự phát triển diễn ra nhanh hơn sự thay đổi chậm chạp của điều kiện khí hậu.

Hướng tiến hóa: 

-sinh giới ngày càng đa dạng

-tổ chức ngày càng cao

-thích nghi ngày càng hợp lí [là hướng tiến hóa cơ bản nhất]

Đặc biệt sự tiến chiếm đất liền ở đại Cổ sinh đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình tiến hóa sinh học, sự xuất hiện loài người ở đại Tân sinh đánh dấu mốc quan trọng trong quá trình tiến hóa sinh học và tiến hóa xã hội.

Nhịp điệu tiến hóa: càng nhanh, không đều.

-càng nhanh do đã đạt được những mức thích nghi hoàn thiện hơn, bớt phụ thuộc môi trường.

-không đều ở các nhóm khác nhau hoặc ở trong cùng 1 nhóm.

Video liên quan

Chủ Đề