Tuyển sinh Sau đại học ngành Tài chính -- Ngân hàng

Chương trình đào tạo:  Chuyên ngành Ngân hàng [Banking]

Định hướng đào tạo:hướng ứng dụng

1. Mục tiêu đào tạo

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Ngân hàng được thiết kế dựa trên nền tảng chương trình của các trường đại học nổi tiếng, thuộc top 100 trên thế giới. Giá trị cốt lõi và nổi bật của chương trình mang lại không chỉ phù hợp với trình độ đào tạo trên thế giới mà còn thể hiện tính ứng dụng cao trong thực tiễn của các Ngân hàng, các định chế tài chính và doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, chương trình đào tạo kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính -  Ngân hàng, đặc biệt chương trình được cập nhật phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.

 Nội dung chủ yều của chương trình là cung cấp các kiến thức rông về tài chính, chuyên sâu về ngân hàng  thông qua các môn học: Thị trường và các định chế tài chính, Chính sách tiền tệ, Quản trị các định chế tài chính, Quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II, Kỹ thuật tài chính, Tài trợ dự án, Ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng đầu tư, Fintech trong ngân hàng, …và phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó người học có khả năng vận dụng lý thuyết để phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ và sử dụng thuần thục kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu.

Với kiến thức và kỹ năng đạt được, sau khi tốt nghiệp người học người học có khả năng trở thành chuyên viên về tài chính -ngân hàng, trở thành nhà quản lý cấp cao, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tại ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, các tập đoàn, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đồng thời người học có thể thích nghi nhanh trong môi trường làm việc năng động trong nước và toàn cầu.

Chuẩn đầu ra

Kiến thức:

  • Vận dụng lý thuyết kinh tế - xã hội và pháp luật trong phân tích và xây dựng chính sách kinh tế và chính sách liên quanTài chính -Ngân hàng.
  • Có khả năng ứng dụng lý thuyết trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và các kỹ năng cần thiết trong kinh doanh và nghiên cứu.
  • Đánh giá và sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống ngân hàng trong thời đại công nghệ số.
  • Đánh giá và sáng tạo trong giải quyết vấn đề liên quan đến quản trị hoạt động, quản trị rủi ro tại các định chế tài chính.
  • Thể hiện được giá trị chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với công việc và nghiên cứu.

Kỹ năng:

  • Phân tích phản biện và sáng tạo nhằm đưa ra được những giải pháp toàn diện đối với các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
  • Vận dụng kỹ năng nghiên cứu vào giải quyết vấn đề khó khăn và thử thách trong kinh doanh ngân hàng.
  • Phân tích dữ liệu và quản lý dữ liệu big data trong quản lý và ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực ngân hàng.
  • Thuần thục kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và thực hiện phân tích các báo cáo.

Cơ hội nghề nghiệp:

Với môi trường học tập tuyệt vời và nhiều cơ hội nghề nghiệp nổi bật, sau khi tốt nghiệp học viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm trở thành các chuyên viên cao cấp, các nhà quản lý, Tư vấn tại:

  • Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ đầu tư, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán, Công ty kiểm toán
  • Các tập đoàn, công ty hoạt động trong nước và hoạt động đa quốc gia.
  • Các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện của các cơ quan quản lý Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Sở tài chính, Chi cục thuế.
  • Bên cạnh đó học viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.

2. Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp đại học khối kinh tế, kinh doanh và quản lý hoặc hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức nếu tốt nghiệp ngành khác.

3. Cấu trúc chương trình:

  • Phần kiến thức chung: 11 tín chỉ
  • Phần kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành, tự chọn: 35 tín chỉ
  • Luận văn: 14 tín chỉ
  • Tổng số tín chỉ: 60 tín chỉ

4. Lợi ích của người học:

Sau khi tốt nghiệp người học có kiến thức và kỹ năng cần thiết trở thành những chuyên viên và nhà quản lý cấp trung và cao trong các ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, định chế tài chính khác, các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách tiền tệ- chính sách tài khóa và các tập đoàn, công ty tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực. 

Link liên kết từ Khoa Ngân hàng: //sob.ueh.edu.vn/category/chuong-trinh-dao-tao/bac-cao-hoc

* Mô tả chi tiết chương trình đào tạo:

STT

Học phần

Tính chất

Tín chỉ

Tên tiếng Anh

I

Kiến thức chung

10

1

Triết học

Bắt buộc

4

Philosophy

2

Ngoại ngữ

Bắt buộc

4

Foreign language

3

Phương pháp nghiên cứu khoa học

Bắt buộc

2

Research methods

II

Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

18

4

Thị trường và các định chế tài chính

Bắt buộc

3

Financial markets and institutions

5

Chính sách tiền tệ

Bắt buộc

3

Monetary policy

6

Ngân hàng thương mại hiện đại

Bắt buộc

3

Modern commercial banking

7

Ngân hàng quốc tế nâng cao

Bắt buộc

3

Advanced international banking

8

Quản trị định chế tài chính

Bắt buộc

4

Financial institution management

9

Phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính

Bắt buộc

2

Quantitative research methods for banking and finance

Tự chọn [chọn 6 trong 11: 3 x 6 = 18]

18

10

Lập kế hoạch và quản trị tài chính cá nhân

Tự chọn

3

Personal financial planning and management

11

Quản trị rủi ro và hiệp ước Basel

Tự chọn

3

Risk management and Basel Accord

12

Rủi ro tín dụng và chính sách cho vay

Tự chọn

3

Credit risk and loan policy

13

Ngân hàng đầu tư

Tự chọn

3

Investment banking

14

Công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng

Tự chọn

3

Fintech in banking

15

Tài trợ dự án

Tự chọn

3

Project finance

16

Nguyên lý tiền tệ và ngân hàng

Tự chọn

3

Principles of money and banking

17

Công cụ phái sinh và quản lý rủi ro

Tự chọn

3

Derivatives and risk management

18

Đạo đức trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng

Tự chọn

3

Ethics in Finance and Banking

19

Ngân hàng kỹ thuật số

Tự chọn

3

Digital Banking

20

Marketing dịch vụ tài chính

Tự chọn

3

Marketing of Financial services

III

Luận văn

14

Thesis

Tổng cộng

60

ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ năm 2022

-

Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh thông báo tuyển sinh trình độ Thạc sĩ năm 2022 như sau:

1. Chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh:

TT

Hệ tuyển sinh

Chuyên ngành

Mã số

Chỉ tiêu

1

Thạc sĩ

Tài chính – Ngân hàng

8340201

405

2

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

8340101

105

3

Thạc sĩ

Luật kinh tế

8380107

50

2. Hình thức đào tạo, thời gian đào tạo và nơi đào tạo:

- Hình thức đào tạo: chính quy, thực hiện theo học chế tín chỉ

- Thời gian đào tạo: trong vòng 24 tháng

- Nơi đào tạo: Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh [Cơ sở 36 Tôn Thất Đạm Quận 1 và Cơ sở 56 Hoàng Diệu 2 Quận Thủ Đức]

3. Đối tượng dự tuyển:

Công dân Việt Nam và công dân nước ngoài.

4. Điều kiện dự tuyển

4.1. Điều kiện về văn bằng

Thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp, ngành gần và ngành khác [quy định cụ thể tại phụ lục 1 đính kèm Đề án] được dự tuyển đầu vào chương trình đào tạo trình độ Thạc sĩ của Trường. Trong đó, thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học các ngành phù hợp với ngành dự tuyển được dự tuyển ngay; thí sinh đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp các ngành gần, ngành khác phải hoàn thành bổ sung kiến thức [quy định cụ thể tại phụ lục 1 đính kèm Thông báo] trước khi được dự tuyển.

4.2. Các điều kiện khác

Người dự tuyển phải có:

- Lý lịch bản thân rõ ràng, cam kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo;

- Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Nhà trường;

- Đối với người dự tuyển thuộc diện chính sách ưu tiên phải có đủ hồ sơ theo qui định tại mục 5.2 thông báo này

- Đối với công dân là người nước ngoài các điều kiện như công dân Việt Nam, đồng thời, khi dự tuyển phải có đủ năng lực Tiếng Việt để tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 4 theo qui định tại thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 1/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Đối tượng và chính sách ưu tiên:

5.1. Đối tượng ưu tiên

a] Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên [tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển] tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

b] Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;

c] Con liệt sĩ;

d] Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;

e] Người dân tộc thiểu sốcó hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lênở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;

f]Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hóa học.

5.2. Mức ưu tiên

- Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên trên [bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên] được cộng 0.5 điểm vào điểm xét tuyển.

- Người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên chỉ được hưởng chế độ ưu tiên của một đối tượng.

Các loại giấy tờ cần có để hưởng chính sách ưu tiên:

a] Bản sao [có công chứng] thẻ thương/ bệnh binh hoặc các loại giấy tờ có liên quan [đối với đối tượng b,c,e,f];

b] Bản sao [có công chứng] CMND hoặc thẻ CCCD, hộ khẩu và xác nhận của xã/ phường nơi cư trú [đối với đối tượng d];

c] Hợp đồng lao động [có công chứng], quyết định tiếp nhận hoặc điều động công tác của cấp có thẩm quyền và xác nhận của UBND phường/ xã về việc cơ quan đó đóng trên địa bàn được ưu tiên [đối với đối tượng a].

6. Điều kiện ngoại ngữ:

Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ [tiếng Anh] từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam; người dự tuyển đáp ứng yêu cầu này khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

a] Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;

b] Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu tiếng Anh đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

c] Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam như sau:

Các chứng chỉ trình độ tiếng Anh trên còn hiệu lực [nếu có thời hạn] đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận, đồng thời sẽ được Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh thẩm định để đảm bảo tính xác thực.

7. Điều kiện trúng tuyển

- Căn cứ vào chỉ tiêu đã được xác định cho từng ngành/ chuyên ngành đào tạo trong tổng chỉ tiêu của Trường và điểm trung bình toàn khóa học ở bậc đại học của từng thí sinh, Hội đồng tuyển sinh xác định điểm trúng tuyển và số lượng thí sinh trúng tuyển;

- Trường hợp có nhiều thí sinh bằng điểm nhau ở mức điểm trúng tuyển thì xác định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên sau: [1] Thí sinh là nữ ưu tiên theo quy định tại Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 19/5/2009 về các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới; [2] Người có điểm trung bình toàn khóa học ở bậc đại học [không tính điểm ưu tiên] cao hơn; [3] Người có điểm trung bình cộng của tất cả các học phần ngoại ngữ trong bảng điểm tốt nghiệp đại học cao hơn; [4] Người đã tốt nghiệp đại học ngành, chuyên ngành gần với ngành dự tuyển hơn.

8. Phương thức tuyển sinh

Phương thức tuyển sinh là xét tuyển: căn cứ kết quả học tập từ hồ sơ của người dự tuyển.Những trường hợp dự tuyển theo hướng nghiên cứu sẽ được xét tuyển sau khi đã trúng tuyển vào hướng ứng dụng.

9. Học phí và các khoản phí, lệ phí liên quan

Mức học phí hệ đào tạo Thạc sĩ năm học 2021-2022 thu theo Quyết định số 1472/QĐ-ĐHNH, ngày 18/8/2021 “Về việc mức thu học phí, phí và lệ phí năm học 2020-2021”, trong đó mức học phí là: 735.000 đ/ tín chỉ.

10. Hồ sơ dự tuyển

Mỗi thí sinh nộp một bộ hồ sơ đăng ký tuyển sinh. Hồ sơ đăng ký tuyển sinh sau đại học phải có đầy đủ các giấy tờ gốc hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ theo quy định hành chính:

10.1. Phiếu đăng ký dự tuyển:

Thí sinh nộp 01 bản phiếu đăng ký dự tuyển [Mẫu số 1]

10.2. Lý lịch của người dự tuyển:

Thí sinh nộp 01 bản lý lịch [Mẫu số 2] có xác nhận của cơ quan hoặc chính quyền địa phương nơi cơ trú.

10.3. Bản sao có công chứng giấy tờ hợp pháp và đối tượng ưu tiên:

- 01 bản sao bằng và bảng điểm tốt nghiệp đại học;

- 01 bản sao Chứng chỉ bổ sung kiến thức [nếu thuộc diện phải học bổ sung kiến thức];

- 01 bản sao Chứng chỉ ngoại ngữ;

- 01 bản sao các giấy tờ pháp lý hoặc minh chứng để hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại mục 5.1 [nếu có].

- 02 ảnh màu 3x4 [ghi rõ họ tên và ngày sinh của thí sinh ở mặt sau của hình]

10.4 Lệ phí xét tuyển:

- Lệ phí xét tuyển: 420.000 đ

10.5 Nhận Hồ sơ tuyển sinh:

- Thời gian nhận Hồ sơ tuyển sinh: kể từ ngày ra Thông báo đến hết ngày 10/6/2022

- Địa điểm nhận Hồ sơ: thí sinh liên hệ nộp hồ sơ tại Khoa Sau đại học, số 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh, Điện thoại: [028] 38212590

11. Thời điểm công bố kết quả xét tuyển và khai giảng

- Thời điểm công bố kết quả dự kiến: khoảng 03tuần sau ngày hết hạn nộp hồ sơ.

- Khai giảng dự kiến: Tháng 7 năm 2022

12. Bổ sung kiến thức, dạy và thi chứng chỉ tiếng Anh

12.1. Bổ sung kiến thức

- Thí sinh dự tuyển đã tốt nghiệp hoặc đủ điều kiện tốt nghiệp đại học thuộc chuyên ngành gần, chuyên ngành khác với chuyên ngành dự tuyển phải học các môn bổ sung kiến thức đại học [Phụ lục 1].

- Các lớp bổ sung kiến thức được tổ chức vào các buổi tối trong tuần và cả ngày thứ Bảy, Chủ Nhật.

-Thông tin mở lớp bổ sung kiến thức đại học dành cho thí sinh dự thi cao học năm 2022 thí sinh xemTại đây

12.2. Dạy và thi chứng chỉ tiếng Anh

- Thí sinh chưa đạt điều kiện về năng lực tiếng Anh theo quy định tại mục 6, nếu có nhu cầu Trường sẽ tổ chức lớp học và thi chứng chỉ.

-Thông tinkhai giảng lớp ôn tập kiến thức tiếng Anh bậc 3 và bậc 4 cho thí sinh có nhu cầu dự tuyển chương trình thạc sĩ năm 2022 thí sinh xemTại đây

12.3. Liên hệ đăng ký học bổ sung kiến thức và chứng chỉ tiếng Anh:

- Bổ sung kiến thức đại học:Trung tâm đào tạo Kinh tế - Tài chính – Ngân hàngSố 39 Hàm Nghi, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM,Điện thoại: [028] 38 216 096 hoặc 0966368963.

-Chứng chỉ tiếng Anh:Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 39 Hàm Nghi,P. Nguyễn Thái Bình,Q.1, TP.HCM, Điện thoại: [028] 38 214 055

Thông tin liên hệ:

1.Khoa Sau đại học

- Địa chỉ: Tầng trệt tSố 36 đường Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

- Điện thoại: [028] 38 212 590

- Email:

- Website:buh.edu.vn, tuyensinh.buh.edu.vnvàkhoasdh.buh.edu.vn.

- Fanpage://www.facebook.com/hub.saudaihoc

2. Phòng Tư vấn Tuyển sinh & Phát triển Thương hiệu

Địa chỉ:
- Tầng trệt, 36 Tôn Thất Đạm, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Nhà Hiệu bộ - 56 Hoàng Diệu 2 – Phường Linh Chiểu – TP. Thủ Đức – TP. Hồ ChíMinh

Điện thoại: 028. 38211704 - [028]. 38971652
Hotline :0888 35 34 88

Video liên quan

Chủ Đề