Uống kháng sinh sau bao lâu có thể tiêm phòng

Bé nhà tôi 3 tháng tuổi, đang dùng kháng sinh thì có thể tiêm được vắc xin 5 trong 1 không?

Trả lời: Chúng tôi không biết rõ con của anh/chị đang dùng kháng sinh vì lý do gì và tình trạng sức khỏe hiện tại của cháu như thế nào? Nếu cháu đang ở trong tình trạng mắc bệnh cấp tính thì hoãn chưa tiêm đợt này, khi nào cháu hồi phục hoàn toàn thì sẽ tiêm vắc xin cho cháu. Nhìn chung, tiêm kháng sinh chống vi khuẩn không ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch đối với tiêm vắc xin và không chống chỉ định với tiêm vắc xin, trừ vắc xin thương hàn uống. Đối với một số vắc xin vi rút sống giảm độc lực như vắc xin cúm, thủy đậu thì không nên tiêm vắc xin trong vòng 48 giờ sử dụng thuốc kháng vi rút.

Sau uống kháng sinh bao lâu thì được tiêm phòng cho trẻ?

Kiến Thức Y Học - 06/30/2022

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không? Trẻ đang bị ốm có tiêm phòng được không? Sau khi tiêm phòng có được uống thuốc kháng sinh không? và sau bao lâu mới được uống? Những thắc mắc này của bạn sẽ được Lily & WeCare giải đáp ngay sau đây.

Trẻ đang uống thuốc có được tiêm phòng không?

Thời điểm tốt nhất để cho trẻ đi tiêm phòng là khi trẻ đang khỏe mạnh và theo lịch trình khuyến cáo cho mỗi loại vắc xin.

Tuy nhiên, sẽ có lúc trẻ bị ốm hoặc đang phải uống thuốc để điều trị bệnh và lúc này bố mẹ rất băn khoăn liệu có nên cho trẻ tiêm phòng hay không?

Theo các chuyên gia y tế, quyết định có nên hay không nên tiêm vắc xin khi đang uống thuốc phụ thuộc vào :

  • Loại vắc xin.
  • Thuốc đang sử dụng.

Đa số những loại thuốc thông thường để trị ho, sốt, cảm cúm,...thường không ảnh hưởng gì khi tiêm vắc xin. Trẻ vẫn nên tiêm vắc xin theo lịch trình.

Tuy nhiên, với một số loại thuốc như steroid, kháng sinh và các thuốc để điều trị ung thư, liên quan đến hệ miễn dịch thì trẻ chờ đợi và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng.

Thuốc kháng sinh không can thiệp vào thành phần và hiệu quả vắc xin nên vẫn có thể được. Nhưng nếu đang uống thuốc này mà tiêm vắc xin thì bác sĩ sẽ khó nhận ra nguyên nhân gây ra các triệu chứng [sốt, tiêu chảy nhẹ,...] sau khi tiêm là do thuốc hay là do vắc xin.

Thuốc kháng virus như tamiflu có thể làm giảm hiệu quả của vắc xin.

Những loại thuốc khác đang làm hệ miễn dịch của trẻ suy yếu. Nếu tiêm vắc xin lúc này, virus có thể kích hoạt gây bệnh.

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Trẻ đang ốm tốt nhất nên chờ sau khi khỏi ốm hẳn thì mới nên tiêm phòng. Nhưng nếu trẻ vẫn không khỏi, trong khi sắp qua lịch tiêm phòng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn.

  1. Với những bệnh nhẹ hoặc gặp vấn đề sau, trẻ em vẫn có thể được tiêm phòng :
  • Sốt nhẹ.
  • Cảm lạnh, ho, sổ mũi.
  • Viêm tai giữa.
  • Tiêu chảy nhẹ [đi ngoài].
  • Hệ miễn dịch của trẻ đáp ứng hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, kháng nguyên xuất phát từ vi khuẩn, vi rút và vắc xin chỉ là một phần rất nhỏ trong số đó.

Khi tiêm vắc xin lúc đang ốm nhẹ thì chỉ đơn giản là cơ thể sẽ phải cùng lúc sản sinh ra các kháng thể để chống lại virus [trong vắc xin] và chống lại các virus, vi khuẩn gây ra bệnh tại thời điểm đó. Điều này không có vấn đề gì.

Vắc xin không làm các triệu chứng bệnh tồi tệ hơn. Chỉ là nó có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ gần giống với triệu chứng bệnh, ví dụ như sốt, chán ăn,...

2 . Với những bệnh nặng hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu nghiêm trọng thì tạm thời không nên cho trẻ tiêm phòng hoặc phải chờ đợi

  • Ung thư.
  • Bị nhiễm HIV/AIDS hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.
  • Đang hóa trị liệu, truyền máu, cấy ghép.
  • Đang điều trị bệnh bằng thuốc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Sau khi uống kháng sinh có được tiêm phòng không? và sau bao lâu?

Có 2 trường hợp cần phải được phân loại rõ.

1. Kháng sinh được đưa ra nhằm để tiêu diệt vi khuẩn, có nghĩa là trẻ đang uống thuốc kháng sinh là đang bị bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn nào đó.

Nếu chỉ là bệnh nhẹ như viêm họng, nhiễm trùng tai,...thì trẻ vẫn có thể uống thuốc kháng sinh theo đúng liều lượng trước, trong và cả sau khi tiêm phòng.

2 . Nhưng nếu trẻ đang uống thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh vừa và nặng thì tạm thời không nên tiêm phòng.

Những triệu chứng của bệnh tật, những tác dụng phụ của thuốc kháng sinh có thể gây nhầm lẫn với tác dụng phụ của vắc xin. Từ đó việc chẩn đoán và điều trị bệnh có thể khó khăn hơn.

Ngoài ra, khi đang bị bệnh nặng, hệ miễn dịch của cơ thể thường suy yếu. Việc tiêm vắc xin, tức là đưa vi rút vào cơ thể có kích hoạt bệnh.

Lưu ý sau khi tiêm phòng cho trẻ

  • Sai lầm cha mẹ thường gặp khi dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ

  • 7 thực phẩm có khả năng thay thế thuốc kháng sinh

  • Lý do bạn phải đặt tỏi dưới gối ngay hôm nay

  • Sau khi tiêm phòng có được uống kháng sinh không ?

  • Thủ phạm gây vô sinh ở ngay trong bữa cơm người Việt

– Ngồi lại theo dõi 15-30 phút, xem có dị ứng với thuốc không.

– Theo dõi khi trẻ về nhà: Theo dõi xem trẻ có sốt không, biểu hiện bên ngoài da, cử chỉ, quấy khóc, bú mẹ có bình thường không, đi ngoài thế nào. Đặc biệt là với những trẻ tiêm lần đầu khi ở 2 tháng tuổi, tiêm mũi đầu tiên và tiêm vắc-xin 5 trong 1.

– Cha mẹ nên chườm mát nơi tiêm [không chườm nóng], cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng.

– Trẻ sốt nhẹ sốt 37-38 độ C thì có thể dùng các biện pháp làm mát, hạ nhiệt, thuốc hạ sốt đặt hậu môn. Nếu sốt trên 38 độ thì dùng thuốc hạ sốt, tác dụng nhanh hơn.

– Phản ứng sau tiêm có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại văc-xin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại văc-xin, phản ứng thông thường.

– Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau tiêm, cha mẹ có thể liên hệ với nhân viên tư vấn hoặc cán bộ y tế xã để được tư vấn.

– Sau tiêm, trẻ có thể sốt nhưng nếu bình thường thì chỉ sốt một ngày, nhiều lắm là 2 ngày. Nếu trẻ sốt cao hơn 2 ngày thì cha mẹ nên thận trọng, có thể đưa trẻ đến bệnh viện để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

– Một số biểu hiện nặng sau tiêm chủng: sốt cao trên 39 độ C, co giật, chân tay lạnh, tím tái, khó thở, quấy khóc, không đáp ứng thuốc hạ sốt thông thường, bỏ bú, sưng to, đỏ quanh chỗ tiêm... Khi đó, cha mẹ cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Phương pháp chích ngừa cảm cúm hàng năm cho trẻ nhỏ mẹ cần biết
  • Điều cần biết về chích ngừa ung thư cổ tử cung

Có rất nhiều trường hợp trẻ đang uống thuốc kháng sinh nhưng lại đến thời điểm chủng ngừa theo lịch. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không hay trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Những thắc mắc xoay quanh vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

1. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến vắc xin không?

Bạn đang thắc mắc trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Để trả lời câu hỏi uống kháng sinh có tiêm phòng được không, cùng xem thuốc kháng sinh có ảnh hưởng gì đến tác dụng của việc chủng ngừa bằng vắc xin hay không.

Thực tế, thuốc kháng sinh không ảnh hưởng gì đến các thành phần trong vắc xin hoặc gây phản ứng bất thường cho trẻ vừa được tiêm phòng. Thành phần của nhiều loại vắc xin cũng chứa một lượng nhỏ thuốc kháng sinh để ngăn vi khuẩn sống trong chất lỏng vắc xin xuyên suốt quá trình sản xuất và hoàn toàn không gây hại cho con người. Thậm chí, sau khi tiêm vắc xin, nếu cần kháng sinh để chữa bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, bạn có thể cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ. Trong trường hợp này, việc dùng thuốc kháng sinh sẽ không ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của vắc xin.

Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể tác động đến hiệu quả của vắc xin. Chẳng hạn như thuốc kháng virus herpes có thể làm giảm tác dụng của vắc xin thủy đậu. Vì vậy, trước khi cho trẻ tiêm phòng, phụ huynh cần hỏi rõ ý kiến bác sĩ kê toa. Những trẻ cần phải tiêm vắc xin trong khi đang uống bất kỳ loại thuốc nào cần được khám sàng lọc kỹ bởi các bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng sức khỏe.

2. Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Vắc xin có thể gây kháng kháng sinh không?

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không vì vắc xin có thể gây kháng kháng sinh? Nhiều phụ huynh lo lắng rằng trẻ uống thuốc kháng sinh có tiêm phòng được không, vì sợ rằng vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, vắc xin thực chất không gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh nào, mà còn hoàn toàn ngược lại: vắc xin hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh.

Tình trạng kháng thuốc kháng sinh chỉ xảy ra khi vi khuẩn tìm được cách để trốn một loại thuốc kháng sinh, và sau đó truyền cách đó cho thế hệ vi khuẩn tiếp theo thông qua hệ gene. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi trẻ uống nhiều thuốc kháng sinh liên tục trong thời gian dài. Trong khi đó, vắc xin lại có tác dụng ngược lại với vấn đề kháng kháng sinh ở trẻ. Thực tế, vắc xin đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Khi trẻ tiêm vắc xin mà đang dùng thuốc kháng sinh, vắc xin sẽ ngăn chặn nhiễm trùng, bắt đầu bằng cách ngăn chặn các khuẩn lạc vi trùng phát triển và ngăn chặn việc các vi khuẩn học được bất kỳ thủ thuật kháng thuốc nào ngay từ đầu.

Vì vậy, nếu bạn đang thắc mắc vắc xin có thể gây ra tình trạng kháng thuốc kháng sinh thì câu trả lời là “không”. Đối với vấn đề trẻ đang uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp để có được câu trả lời.

3. Giải đáp thắc mắc: Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không?

Những băn khoăn của phụ huynh về việc trẻ em uống kháng sinh có tiêm phòng được không là hoàn toàn có thể hiểu được. Do hệ miễn dịch còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh vì thế đôi khi cần phải uống thuốc kháng sinh, đồng thời cũng là đối tượng cần phải chủng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm nhất. Do đó, thật hợp lý khi cha mẹ hỏi rằng uống kháng sinh có tiêm phòng được không, liệu hệ thống miễn dịch của trẻ có đáp ứng được thách thức trong việc xây dựng hệ thống phòng thủ miễn dịch liên quan đến vắc xin trong khi bé đang chiến đấu với các bệnh nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh hay không. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có thể yên tâm rằng, việc chủng ngừa khi trẻ đang dùng thuốc kháng sinh không nguy hiểm. Vắc xin vẫn sẽ làm nhiệm vụ của vắc xin và thuốc kháng sinh cũng vậy.

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh [CDC], Hoa Kỳ, bác sĩ không được từ chối việc tiêm chủng nếu một người đang dùng thuốc kháng sinh. Đối với hầu hết trẻ em, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh nhẹ [như nhiễm trùng tai] sẽ không khiến các bé không được tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh để điều trị một bệnh vừa hoặc nặng lại là chuyện khác và sẽ được giải thích ở bên dưới.

Trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Điều quan trọng cần chú ý là, mặc dù đáp án cho vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không là “được”, nhưng nếu trẻ đang dùng thuốc kháng sinh để chữa bệnh mà vẫn tiêm vắc xin, thì có thể gây ra nhầm lẫn giữa tác dụng phụ của vắc xin và triệu chứng của bệnh vừa hoặc nặng. Những triệu chứng của bệnh cảm cúm, ho… do nhiễm trùng thường gặp ở trẻ nhỏ, cần phải uống thuốc kháng sinh để điều trị, bao gồm sốt, đau nhức cơ thể, ớn lạnh… giống hệt với những phản ứng sau tiêm phòng. Vì vậy, đối với những trường hợp trẻ bị bệnh vừa hoặc nặng phải uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn đọc tiếp thông tin dưới đây.

Trẻ đang ốm có tiêm phòng được không?

Sau khi đã có được câu trả lời cho vấn đề trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không, mời bạn cùng tìm hiểu trẻ đang ốm có tiêm phòng được không.

1. Đối với trẻ bị bệnh nhẹ

Bệnh nhẹ thường không phải là chống chỉ định, càng không phải lý do để trì hoãn việc chủng ngừa theo lịch tiêm chủng của trẻ. Trẻ bị bệnh nhẹ vẫn có thể được tiêm vắc xin, ngay cả khi trẻ bị sốt. Dựa theo lịch chủng ngừa của trẻ, bác sĩ có thể quyết định loại vắc xin nào mà bé vẫn có thể được tiêm khi đang ốm một cách an toàn. Mặc dù phụ huynh có thể hoãn lịch tiêm nếu trẻ bị sụt sịt, đau bụng hoặc sốt nhẹ, nhưng các bác sĩ tại các tổ chức y tế hàng đầu, như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ cho biết, bệnh nhẹ thường không phải là lý do để ngừng tiêm chủng.

Nếu bạn không biết tình trạng bệnh của bé là nhẹ hay nặng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ, hoặc những đặc điểm mà trẻ vẫn có thể chủng ngừa sau đây:

  • Bé sốt nhẹ [dưới 38.3 độ C]
  • Cảm lạnh, sổ mũi hoặc ho
  • Nhiễm trùng tai [viêm tai giữa]
  • Tiêu chảy nhẹ

Không có lợi ích sức khỏe nào nếu chờ đợi để tiêm chủng cho trẻ khi bé bị bệnh nhẹ. Thuốc chủng ngừa không làm cho bệnh nhẹ trở nên trầm trọng hơn. Hệ thống miễn dịch của trẻ có thể đáp ứng với hàng triệu kháng nguyên mỗi ngày, cũng như có thể đáp ứng với việc tiêm vắc xin để xây dựng khả năng miễn dịch đối với bệnh tật và chống lại các bệnh nhẹ cùng một lúc. Vì vậy, nếu bé đang bị bệnh nhẹ, cha mẹ hoàn toàn có thể đưa con đi tiêm ngừa theo đúng lịch để được bảo vệ khỏi những bệnh nguy hiểm.

Khi vấn đề uống kháng sinh có tiêm phòng được không đã không còn là băn khoăn của bạn, mà thay vào đó là liệu trẻ bị bệnh vừa và nặng có được tiêm vắc xin không, thì câu trả lời như sau.

Mặc dù không có bằng chứng cho thấy bệnh cấp tính làm giảm hiệu quả của vắc xin hoặc làm tăng các tác dụng phụ của vắc xin, các khuyến nghị cho rằng, để đề phòng với bệnh cấp tính vừa hoặc nặng, nên trì hoãn tất cả các loại vắc xin cho đến khi bệnh tình được cải thiện.

Uống kháng sinh có tiêm phòng được không? Trẻ bị bệnh có tiêm phòng được không? Trẻ em đang dùng thuốc kháng sinh cho một bệnh vừa hoặc nặng [có hoặc không sốt] không nên chủng ngừa một số loại vắc xin cho đến khi khỏi bệnh – điều này áp dụng cho tất cả trẻ em bị bệnh, không chỉ những trẻ dùng thuốc kháng sinh. Đó là vì khó có thể xác định liệu các triệu chứng như sốt sau khi tiêm phòng là tác dụng phụ của vắc xin hay do bản thân căn bệnh đang mắc phải gây ra. Điều này có thể khiến việc chẩn đoán và điều trị một bệnh nghiêm trọng trở nên khó khăn hơn, hay thậm chí là bị bỏ qua vì nhầm lẫn với phản ứng sau tiêm.

Các bệnh vừa hoặc nặng cũng có thể ảnh hưởng đến các loại vắc xin mà trẻ được tiêm. Cha mẹ hãy lưu ý những trường hợp bệnh vừa hoặc nặng dưới đây để không chủng ngừa cho bé dù đã tới lịch:

  • Trẻ bị các vấn đề về sức khỏe mãn tính [như ung thư]
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu [như đang hóa trị hoặc đang dùng một số loại thuốc sau khi cấy ghép]
  • Có phản ứng dị ứng nghiêm trọng với liều vắc xin trước đó hoặc thành phần trong vắc xin

Hãy liên hệ với bác sĩ để biết khi nào trẻ nên được tiêm phòng, khi nào thì không nên.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn trả lời được câu hỏi trẻ uống kháng sinh có tiêm phòng được không và trẻ bị ốm có chủng ngừa được không.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề