Uống panadol có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không

Đau bụng kinh là những cơn đau nhói hoặc cảm giác như chuột rút ở vùng bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh ngay trước và trong kỳ kinh nguyệt cần sử dụng thuốc để giảm bớt cơn đau. Vậy uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không?

Đối với một số phụ nữ, kỳ kinh nguyệt chỉ mang lại cảm giác khó chịu nhưng đối với những người khác, đau bụng kinh lại khá nghiêm trọng, làm cản trở các hoạt động hàng ngày.

Các tình trạng như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung có thể gây đau bụng kinh. Điều trị nguyên nhân là chìa khóa để giảm cơn đau. Đau bụng kinh không do một bệnh lý khác gây ra, có xu hướng giảm dần theo tuổi tác và thường cải thiện sau khi sinh con.

Các triệu chứng của đau bụng kinh bao gồm:

  • Đau nhói hoặc chuột rút ở bụng dưới, có thể đau dữ dội;
  • Đau bắt đầu từ 1 đến 3 ngày trước khi có kinh, đạt đỉnh điểm 24 giờ sau khi bắt đầu có kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày sau khi hành kinh;
  • Đau âm ỉ, liên tục;
  • Đau lan đến lưng dưới và đùi.

Một số phụ nữ cũng có:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Đau đầu;
  • Chóng mặt.

Đau bụng kinh cần khám bác sĩ nếu:

  • Đau bụng kinh nghiêm trọng làm gián đoạn cuộc sống;
  • Các triệu chứng ngày càng xấu đi;
  • Bắt đầu bị đau bụng kinh dữ dội sau 25 tuổi.

Đối với một số phụ nữ, kỳ kinh nguyệt chỉ mang lại cảm giác khó chịu nhưng đối với những người khác, đau bụng kinh lại khá nghiêm trọng

Đau bụng kinh thường rất phổ biến, hầu hết các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt. Ở một số phụ nữ, cơn đau tồi tệ đến mức họ không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày như đi làm hoặc đi học.

Ở những phụ nữ bị đau bụng kinh, tử cung thường sản xuất quá nhiều chất truyền tin hóa học prostaglandin. Điều này dẫn đến chuột rút đau đớn ở bụng dưới và cũng có thể lan ra lưng hoặc đùi. Các khối u lành tính [không phải ung thư] như u xơ đôi khi cũng đóng một vai trò nào đó.

Đau rất dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt cũng có thể là một triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung, hiện tượng loại mô lót dạ con phát triển bên ngoài tử cung.

Thuốc giảm đau chống viêm thường được sử dụng để giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là thuốc diclofenac, ibuprofen và naproxen. Các loại thuốc này đều là thuốc chống viêm không steroid [NSAID]. Chúng ức chế việc sản xuất prostaglandin và có thể giúp giảm đau bụng kinh theo cách đó. Nhiều NSAID có sẵn tại các hiệu thuốc mà không cần toa của bác sĩ.

Các nhà nghiên cứu tại Cochrane Collaboration - một mạng lưới các nhà nghiên cứu quốc tế đã tìm kiếm các nghiên cứu lâm sàng về những loại thuốc này để tìm hiểu xem chúng có giúp ích cho việc cải thiện cơn đau bụng kinh hay không. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy 80 nghiên cứu liên quan đến hơn 5.800 trẻ em gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 12 đến 47. Những nghiên cứu này so sánh hiệu quả của thuốc giảm đau với giả dược [thuốc không chứa hoạt chất]. Các nghiên cứu bao gồm những phụ nữ bị và không bị lạc nội mạc tử cung.

Nghiên cứu cho thấy NSAID có thể làm giảm đau và có hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong thời kỳ kinh nguyệt:

Một số nghiên cứu khác đã so sánh NSAID với acetaminophen [paracetamol] và cho rằng NSAID có hiệu quả hơn một chút so với acetaminophen trong việc giảm đau thời kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh thường rất phổ biến, hầu hết các bé gái và phụ nữ bị đau với cường độ khác nhau vào một thời điểm nào đó trong kỳ kinh nguyệt

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có hại không? Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống thuốc giảm đau bụng kinh NSAID đôi khi có thể gây ra tác dụng phụ, cụ thể là có 2 - 3 trong số 100 trẻ em gái và phụ nữ gặp phải vấn đề về dạ dày, buồn nôn, đau đầu hoặc buồn ngủ.

Các tác dụng phụ khác ít gặp hơn:

Các tác dụng phụ rất hiếm gặp:

  • Rối loạn máu
  • Rối loạn về da: da bị phồng rộp và bong tróc [Hội chứng Stevens - Johnson]
  • Phản ứng dị ứng: phù mạch
  • Phát ban dát sần
  • Nổi mụn mủ
  • Suy gan cấp tính
  • Giảm tiểu cầu trong máu
  • Viêm da dị ứng
  • Giảm bạch cầu trung tính
  • Giảm bạch cầu hạt
  • Sưng dây thanh

Một số người sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh có thể gặp vấn đề về dạ dày, đau đầu, buồn nôn hoặc buồn ngủ

Bên cạnh việc ngủ đủ giấc và nghỉ ngơi, những điều bạn nên thử để hạn chế việc uống thuốc giảm đau bụng kinh khi đến chu kỳ:

  • Tập thể dục thường xuyên: hoạt động thể chất, bao gồm cả quan hệ tình dục, giúp giảm đau bụng kinh cho một số phụ nữ.
  • Sử dụng nhiệt: ngâm mình trong bồn nước nóng hoặc sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc miếng dán nhiệt trên bụng dưới có thể làm dịu cơn đau bụng kinh.
  • Thử thực phẩm chức năng: một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 [thiamin], vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
  • Giảm căng thẳng: tâm lý căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và mức độ nghiêm trọng của chúng.

4.3. Liệu pháp thay thế thuốc

Hầu hết các liệu pháp thay thế thuốc dùng để điều trị đau bụng kinh vẫn chưa được các chuyên gia nghiên cứu rõ ràng. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị thay thế khá hữu hiệu, bao gồm:

  • Châm cứu: một số nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu giúp giảm đau bụng kinh.
  • Kích thích điện dây thần kinh qua da [TENS]: một thiết bị TENS kết nối với da bằng các miếng dán có điện cực, các điện cực này cung cấp những mức độ khác nhau của dòng điện để kích thích các dây thần kinh. TENS hoạt động bằng cách nâng cao ngưỡng tín hiệu đau và kích thích việc giải phóng chất giảm đau tự nhiên của cơ thể [endorphin]. Trong các nghiên cứu, TENS hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau trong kỳ kinh nguyệt.
  • Bấm huyệt: giống như châm cứu, bấm huyệt cũng liên quan đến việc kích thích các điểm nhất định trên cơ thể, nhưng với áp lực nhẹ nhàng trên da thay vì kim. Mặc dù nghiên cứu về bấm huyệt làm giảm đau bụng kinh còn hạn chế, nhưng dường như bấm huyệt có thể hiệu quả hơn giả dược trong việc giảm đau bụng kinh.

Một số nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu giúp giảm đau bụng kinh

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ thăm khám, điều trị và phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có các bệnh phụ nữ, sản phụ khoa. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ y bác sĩ tận tình, giàu chuyên môn và có các dịch vụ y tế tiện ích sẽ đem lại sự hài lòng cho Quý khách hàng khi sử dụng các dịch vụ y tế tại Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Đau bụng kinh là tình trạng mà phần lớn chị em phụ nữ đều gặp phải trong những ngày hành kinh. Những cơn đau bụng kinh âm ỉ thậm chí là dữ dội khiến cơ thể rất mệt mỏi, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như cuộc sống của nhiều chị em. Thường thì khi gặp phải tình trạng này, chị em sẽ ra ngay hiệu thuốc để mua vài viên thuốc giảm đau. Nhưng có nhiều chị em lo lắng không biết đau bụng kinh có uống được paradol không? Uống thuốc này có ảnh hưởng tới sức khỏe không? Cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc qua những thông tin dưới đây.

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng xảy ra ở một số chị em bị đau vùng bụng dưới vào tước hoặc trong thời kỳ hành kinh. Hiện tượng này thường gặp nhất ở trẻ gái khi bước vào tuổi có kinh nguyệt.

Đau bụng kinh xảy ra khi kinh nguyệt gây ảnh hưởng tới học tập, công việc. Đối với chị em có gia đình tình trạng này vẫn có thể xảy ra do liên quan tới việc đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung. Một số phụ nữ có gia đình có con cũng xuất hiện đau bụng kinh có liên quan tới các bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,… Mức độ và triệu chứng đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau có người kéo dài trong vòng 1 tuần, có  người chỉ đau ở mức độ nhẹ khoảng 1 – 2 ngày.

Đau bụng kinh chia làm 2 loại:

  • Đau bụng kinh nguyên phát
  • Đau bụng kinh thứ phát

Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xảy ra do sự co thắt quá độ của các cơ trơn tử cung để đẩy máu kinh ra bên ngoài hoặc do nguyên nhân cổ tử cung quá hẹp

Đau bụng kinh thứ phát: Do chị em mắc phải một số bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung,…

Ngoài ra, chị em còn có thể bị đau bụng kinh do sử dụng thuốc tránh thai, tâm lý không ổn định, thường xuyên bị stress. Bình thường đau bụng kinh không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nhưng trường hợp đau kéo dài, dữ dội sẽ phải nghỉ ngơi hoặc nghỉ làm việc. Với đau bụng kinh do các bệnh lý gây ra cần tới trung tâm y tế để kiểm tra cụ thể và có hướng điều trị.

Xem thêm:

Đau bụng kinh có nên uống panadol không?

Đau bụng kinh khiến chị em rất khó chịu nên nhiều chị em tìm tới thuốc giảm đau để giảm triệu chứng trên. Nhưng liệu uống thuốc giảm đau panadol trong một thời gian dài có gây ảnh hưởng tới sức khỏe?

Hiện nay, nhiều chị em tự ý dùng thuốc không đúng liều lượng và sử dụng một cách tùy tiện. Việc lạm dụng thuốc quá mức khiến không ít chị em gặp rắc rối trong cuộc sống. Panadol là loại thuốc giảm đau  có chứa paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Đây là thuốc khá thông dụng được dùng giảm đau tạm thời trong các chứng đau nhẹ và vừa như: đau đầu, đau cơ, đau răng, đau bụng kinh…

Paracetamol gần như không độc ở liều điều trị thông thường. Đôi khi một số trường hợp có phản ứng da như phát ban, nổi mẩn, ngứa hay các phản ứng mẫn cảm khác như phù thanh quản, phù mạch; phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi sảy ra…

Tuy nhiên, khi dùng Paracetamol ở liều cao, kéo dài có thể gây giảm tiểu cầu, bạch cầu và giảm toàn thể huyết cầu. Dùng quá liều Paracetamol sẽ gây độc nặng cho gan, có thể gây chết người. Khuyến cáo không dùng quá 3,9gam Paracetamol/ngày.

Phải dùng thận trọng Paracetamol ở  người bệnh có thiếu máu từ trước. Đồng thời lưu ý, uống nhiều rượu có thẻ tăng độc tính với gan của Paracetamol. Nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Trong trường hợp bị những cơn đau bụng kinh dữ dội có thể sử dụng paradol để ức chế cơn đau tạm thời. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng loại thuốc này 1,2 lần trong liều điều trị theo khuyến cáo mà thôi. Không được dùng Paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở ngưới lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi có sự hướng dẫn của thầy thuốc. Bởi đau nhiều và kéo dài có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần có sự chẩn đoán và điều trị của bác sĩ.

Trường hợp đau bụng kinh là biểu hiện của một số bệnh lý như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, cổ tử cung chít hẹp, dính khoang tử cung,…tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc mà cần kiểm tra, chẩn đoán cụ thể.

Biện pháp giảm đau bụng kinh không dùng thuốc

Có nhiều biện pháp giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không phải dùng thuốc. Bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Chườm nóng, dùng túi chườm nóng để chườm bụng. Lưu ý, không ăn uống dồ lạnh trong những ngày gần có kinh nguyệt và có kinh nguyệt
  • Uống nhiều nước 2.5 lít nước/ngày, nên uống nước ấm tránh uống lạnh vào những ngày “đèn đỏ”.
  • Nghỉ ngơi tại giường trong những ngày có kinh, tránh lao động nặng nhọc
  • Có thể massage, thiền hoặc yoga theo hướng dẫn để ngăn ngừa cơn đau bụng kinh.
  • Chế độ ăn cần lưu ý có nhiều sắt, bổ sung canxi, ăn uống đầy đủ chất và điều độ, tránh học tập rèn luyện quá mức, đi xe đạp hay chạy nhảy nhiều…
  • Với những trẻ gái cần được tư vấn và quan tâm tình cảm gia đình để giúp các em phòng tránh những tác động xấu về tâm lý hạn chế những cơn đau tuổi mới lớn.
  • Phẫu thuật do u xơ tử cung hay viêm màng dạ con gây đau bụng kinh.
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng nâng cao sức khỏe thể trạng bản thân.
  • Tránh rượu bia và các chất kích thích

Nghỉ ngơi hoặc chườm nóng giúp giảm đau bụng kinh

Nhiều chị em cứ tới kỳ kinh nguyệt là bị đau bụng kinh. Trong khi sử dụng những mẹo dân gian đều không có hiệu quả. Chị em có thể sử dụng giải pháp an toàn và hiệu quả có nguồn gốc từ thiên nhiên. PM H-Regulator là một công thức đặc biệt cung cấp isoflavone đậu nành 80 mg [glycine max seed] và dịch chiết Vitex 200 mg giúp chị em cải thiện tình trạng đau bụng kinh hiệu quả.

Để cải thiện đau bụng kinh hiệu quả, một trong những giải pháp an toàn là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên.  Cây Vitex và các sản phẩm từ Vitex để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm đau tức ngực, và hội chứng tiền kinh nguyệt.”Thành phần Flavonoid [chủ yếu là casticin] trong quả Vitex kích thích thụ thể μ- và δ-opioid. Nhờ hoạt hóa hệ opioid, chasteberry có các tác dụng giảm đau và điều hòa khả năng chịu đựng cũng như là sản xuất và giải phóng β-endorphin [một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, giảm đau]. 93% trong số 1634 bệnh nhân có sự cải thiện rõ đau bụng kinh sau 3 chu kỳ sử dụng [Loch et al, 2000]”

Chi tiết : XEM TẠI ĐÂY

Theo Hregulator.net

Video liên quan

Chủ Đề