Phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả cập nhập 2024

  1. Đặt ra ngày cai thuốc lá cụ thể:
  2. Chọn một ngày trong tương lai gần, khoảng 2-4 tuần để bắt đầu cai thuốc lá.
  3. Thông báo cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp về quyết định cai thuốc của bạn. Họ có thể hỗ trợ và động viên bạn trong suốt quá trình cai thuốc.
  1. Loại bỏ tất cả các sản phẩm thuốc lá khỏi môi trường sống và làm việc:
  2. Vứt bỏ tất cả các loại thuốc lá, bật lửa, gạt tàn thuốc lá và các sản phẩm có liên quan khác.
  3. Rửa sạch quần áo và xe hơi của bạn để loại bỏ mùi thuốc lá.
  1. Tránh những nơi có thể khiến bạn muốn hút thuốc:
  2. Tránh xa những nơi mà bạn thường hút thuốc, chẳng hạn như quán bar, câu lạc bộ đêm và các sự kiện ngoài trời.
  3. Nếu bạn phải đến những nơi này, hãy cố gắng tránh những người đang hút thuốc và tìm cách để giữ mình bận rộn.
  1. Xác định và đối phó với các cơn thèm thuốc lá:
  2. Khi bạn bắt đầu cảm thấy cơn thèm thuốc lá, hãy cố gắng tìm cách để đánh lạc hướng bản thân. Bạn có thể đi bộ, tập thể dục, nghe nhạc hoặc nói chuyện với bạn bè.
  3. Nhớ rằng cơn thèm thuốc lá thường chỉ kéo dài trong vài phút. Nếu bạn có thể vượt qua được những phút đầu tiên, cơn thèm thuốc lá sẽ dần biến mất.
  1. Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ:
  2. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cai thuốc lá, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để giảm cơn thèm thuốc lá và giúp bạn đối phó với các triệu chứng cai thuốc.
  1. Tham gia vào các chương trình cai thuốc lá:
  2. Tham gia vào các chương trình cai thuốc lá có thể giúp bạn tăng cơ hội thành công. Những chương trình này cung cấp cho bạn thông tin, kỹ năng và sự hỗ trợ cần thiết để cai thuốc lá.
  1. Đừng bỏ cuộc:
  2. Cai thuốc lá không phải là điều dễ dàng, nhưng đừng bỏ cuộc. Hãy nhớ rằng mỗi ngày không hút thuốc là một chiến thắng. Tiếp tục cố gắng và cuối cùng bạn sẽ đạt được mục tiêu cai thuốc lá của mình.

Để giảm thiểu tác hại của thuốc lá, tăng cường bảo vệ sức khỏe cho người dân, từ năm 2015 với sự hỗ trợ của Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã thành lập Phòng Tư vấn cai nghiện thuốc lá đặt tại Khoa Khám bệnh. Do số người đến tư vấn cai nghiện thuốc lá ngày một đông nên năm 2019, Bệnh viện thành lập thêm một Phòng Tư vấn cai nghiện thuốc lá đặt tại Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện.

Đến thời điểm hiện tại, bệnh viện đã cai nghiện thuốc lá thành công cho hàng nghìn người nghiện thuốc lá, trong đó có nhiều người nước ngoài.

Bệnh nhân khi đến đây cai nghiện thuốc lá sẽ được các bác sĩ tư vấn điều trị bằng hai phương pháp: không dùng thuốc và dùng thuốc. Với phương pháp không dùng thuốc, các bác sĩ sẽ nhĩ châm kết hợp phương pháp dưỡng sinh luyện thở Nguyễn Văn Hưởng.

Nhĩ châm là phương pháp tác động vào vùng loa tai hai bên nhằm đạt được tác dụng phòng và chữa bệnh. Cơ chế của nhĩ châm cai thuốc lá chính là điều hòa lại khí huyết, cân bằng âm dương để có thể cắt sự phụ thuộc vào thuốc lá cũng như giải quyết các triệu chứng khó chịu do thuốc lá gây ra.

Còn phương pháp dưỡng sinh luyện thở Nguyễn Văn Hưởng để hỗ trợ luyện thở cho những người hút thuốc lá gặp chứng bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đối với phương pháp dùng thuốc, người nghiện thuốc lá được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng viên ngậm BTL hoặc trà nhúng BTL nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và làm giảm hội chứng cai cho người hút thuốc. Bên cạnh hội chứng khi cai nghiện thuốc lá gồm kích thích, bồn chồn, khó chịu, cáu gắt, mất ngủ, khó tập trung còn có các triệu chứng khác được ghi nhận xuất hiện sau khi bỏ thuốc lá như ho, khô miệng, đau rát họng, đau đầu, buồn nôn.

Phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả cập nhập 2024
Phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn người hút thuốc lá cách cai nghiện thuốc lá.

Hiện nay, hai phương pháp cai nghiện thuốc lá nêu trên được triển khai tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đạt hiệu quả cao, số lượng bệnh nhân đến cai thuốc lá tại bệnh viện ngày một gia tăng.

Tuy nhiên để cai thuốc lá thành công phụ thuộc rất lớn vào ý chí và sự quyết tâm cai thuốc của bản thân người hút thuốc lá. Các bác sĩ, chuyên gia tư vấn khuyến cáo, hãy từ bỏ thuốc lá ngay ngày hôm nay vì sức khỏe của bạn và những người thân yêu.

Hút thuốc lá cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp và đặc biệt là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh: ung thư, tim mạch.

Bên cạnh tác hại về sức khỏe, sử dụng thuốc lá còn gây tổn thất về kinh tế đối với các cá nhân, gia đình và xã hội, các tổn thất này bao gồm chi tiêu cho hút thuốc, chi phí cho khám, điều trị bệnh liên quan đến hút thuốc, giảm sút/mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm.

Tại Việt Nam, công tác phòng chống tác hại thuốc lá đạt được những kết quả nhất định. So với năm 2015, tỷ lệ nam giới hút thuốc năm 2020 đã giảm từ 45,3% xuống 42,3%. Tỷ lệ hút thuốc thụ động cũng giảm đáng kể tại các địa điểm như: nơi làm việc, cơ sở giáo dục, trên phương tiện giao thông công cộng và khu vực trong nhà... Tuy nhiên, Việt Nam vẫn nằm trong nhóm các nước có số người hút thuốc lá cao trên thế giới, là một trong 15 nước có số lượng nam giới trưởng thành hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới và mức giảm vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Chiến lược phòng chống tác hại thuốc lá đến năm 2020 (giảm sử dụng thuốc lá ở nam giới xuống còn 39%).

Đáng chú ý, Bộ Y tế, cũng như chuyên gia phòng, chống tác hại thuốc lá khuyến cáo, nếu không tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại thuốc lá mạnh mẽ thì tỷ lệ sử dụng thuốc lá sẽ gia tăng trở lại.

Còn đối với những người đang hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay hôm nay, cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình, cho gia đình và cho cộng đồng.

1. Nghiện thuốc là một bệnh mãn tính cũng như là bệnh cao huyết áp hay bệnh đái đường, cần phải có thái độ nghiêm túc và có cách chữa trị đúng mới thành công. Nhưng điều quan trọng là:

2. Gia đình, bạn bè và những người xung quanh có vai trò quan trọng trong việc giúp bạn bỏ thuốc.

3. Để bỏ thuốc thì quyết tâm là yếu tố quyết định

Hiểu biết + QUYẾT TÂM + Hỗ trợ = THÀNH CÔNG.

4. Có 4 giai đoạn của cai nghiện cần phải vượt qua:

a) Nghĩ về việc bỏ thuốc
  1. Chuẩn bị các yếu tố cần thiết để bỏ thuốc
  1. Bỏ hẳn thuốc
  1. Duy trì thời gian hoàn toàn không lệ thuộc vào thuốc lá

Trước hết bạn cần chọn ngày bỏ thuốc –

Chọn ngày hợp lý rất quan trọng

• Ngày mà không có quá nhiều vấn đề phải giải quyết để có thể chỉ tập trung vào việc bỏ thuốc.

• Ngày có thể có nhiều việc bận rộn nhưng chỉ là việc thông thường, không căng thẳng.

• Tốt nhất là ngày thứ 7, có thể dậy muộn hoặc sắp xếp công việc và nghỉ ngõi chủ động theo ý của mình.

5 ngày trước ngày cai thuốc

1. Liệt kê các lý do đi đến quyết định cai thuốc! Nghĩ trong đầu hoặc viết ra giấy.

- Thuốc lá có hại cho sức khoẻ và tốn tiền, Hút thuốc bất tiện, - Ảnh hưởng người khác, Gương xấu cho con cái mắc các tệ nạn khác...

2. Tuyên bố với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp rằng bạn đang tiến hành bỏ thuốc.

3. Dừng mua thuốc lá!

4 ngày trước ngày cai thuốc

1. Để ý một cách nghiêm túc khi nào và tại sao bạn lại hút thuốc

Buồn, căng thẳng, thèm thuốc, không có việc gì làm, bạn bè rủ rê …

2. Hãy suy nghĩ xem có cái gì khác thay thế điếu thuốc trong tay bạn.

Tăm xỉa răng sau bữa ăn, Hạt dưa, hạt bí, kẹo cao su; Hai Quả cầu lăn trên tay, bút chì ...

3. Hãy nghĩ đến những thói quen sinh hoạt và làm việc thường ngày khác thay thế cho hút thuốc.

3 ngày trước ngày cai thuốc

1. Tìm xem ai mà bạn có thể hỏi và chia sẻ khi bạn cần sự giúp đỡ.

- BS gia đình

- Bạn bè, nếu là người đã cai thuốc là tốt nhất.

- Người yêu, vợ, con, đồng nghiệp…

2. Bạn sẽ làm gì với số tiền tiết kiệm được khi không phải mua thuốc lá.

- Thưởng cho mình vật gì đó mang tính kỷ niệm.

- Thưởng cho con, cháu vì thành tích học tập…

- Làm các việc có ích khác …

2 ngày trước ngày cai thuốc

1. Xem lại: khi nào và tại sao bạn hút thuốc và tìm cách khắc phục vượt qua những thử thách đó.

• Sự lôi kéo của các bạn nghiện rủ rê

• Sức ép của công việc (Stress)

• Các triệu chứng của “đói” thuốc (xảy ra trong vòng 1-3 tuần đầu):

- Chóng mặt và nhức đầu; Tâm trạng ức chế, dễ nổi cáu, tức giận, bồn chồn; Khó tập trung tư tưởng. - Thèm thuốc; Rối loạn tiêu hoá;
• Tăng cân sau cai nghiện

2. Mua một số thứ thay thế cho thuốc lá như: Hạt dưa, tăm, kẹo cao su, hai quả cầu nhỏ, bút chì...

3. Cách vượt qua cơn thèm thuốc:

• Uống nhiều nước

• Hít thở sâu

• Không ngồi lại bàn ăn lâu, làm việc khác: đánh răng, đi bộ, hạt dưa…

• Nói chuyện với người khác

• Trì hoãn, đếm đến 100 hoặc nhẩm bài thơ bài hát mình thích…

1 ngày trước ngày cai thuốc

1. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

2. Bỏ hết diêm, bật lửa, gạt tàn ở nhà và nơi làm việc.

3. Giặt toàn bộ quần áo để không còn mùi thuốc lá.

4. Buổi tối hút điếu thuốc cuối cùng để chia tay với kẻ thù của mình!

Lên dây cót một lần nữa: “Cai thuốc là chiến lược đúng, mình có thể làm được”

Ngày cai thuốc

1. Sáng: Nhắc lại với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp rằng hôm nay là ngày quan trọng của bạn – ngày bạn cai thuốc lá

2. Hãy tạo công việc bận rộn nhưng không căng thẳng.

3. Không uống rượu, cà phê hay những thứ bạn hay dùng với thuốc lá.

4. Hãy tự làm cho đầu óc vui sướng hoặc cái gì đó đặc biệt làm phần thưởng cho thành công đầu tiên.

  1. Hãy có chế độ ăn đúng và tập luyện để tránh tăng cân quá mức!
  2. Nếu bạn không chịu nổi và hút lại thì cũng đừng bỏ cuộc! Hãy chuẩn bị làm lại từ đầu!Trước khi thành công có người đã phải làm đi làm lại một vài lần!
  3. Hãy chia sẻ với bạn bè hoặc gọi cho phòng khám cai nghiện thuốc lá để có thêm kinh nghiệm.

Duy trì cuộc sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá

• Tuần đầu tiên:

‾ Hãy tính mỗi ngày một lần. Mỗi ngày là một thách thức, đã vượt qua ngày thứ nhất tại sao lại không tiếp tục ngày thứ hai.

‾ Hãy sử dụng các kỹ thuật đã biết để vượt qua từng ngày một. Các thách thức sẽ giảm dần khoảng sau một tuần.

‾ Có người phải mất 1 - 3 tháng để có cảm giác bình thường như một người không hút thuốc.

• Tuần thứ 2 – 6:

Bạn vẫn còn phải đấu tranh tư tưởng, luôn luôn tự nhủ là mình đã quyết tâm bỏ thuốc. Hãy nói là không hút hôm nay, ngày mai và từng ngày sau nữa.

Những điều nguy hiểm rất cần lưu ý tránh :

– Hút một điếu sẽ chẳng sao! Nếu hút lại là thất bại dù chỉ là một hơi.

– Các buổi tiệc thường có bia rượu, hãy cẩn thận đừng cho phép mình hút thuốc mà hãy cho phép mình được khoẻ mạnh.

– Lúc căng thẳng: Mọi chuyện rồi cũng phải qua đi, và nếu lại hút thuốc bạn hãy tưởng tượng rằng lại phải bắt đầu cai nghiện từ đầu khi mọi chuyện qua đi.

• Từ tuần thứ 7 trở đi : Tuyệt vời ! Bạn đã cai được thuốc. Nhưng cai thuốc là một chuyện, còn sống thoải mái không lệ thuộc vào thuốc lá lại là một việc khác. Hãy đừng để cho nghị lực của mình bị mềm yếu đến khi bạn không còn đếm ngày đã không hút thuốc và không còn nghĩ đến thuốc lá nữa!

Làm thế nào để cai thuốc lá hiệu quả?

1 Uống thật nhiều nước. Nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ Nicotine nhanh hơn, nhưng theo các nghiên cứu thức uống có ga khiến bạn thèm thuốc lá hơn. ... .

2 Nhai kẹo cao su. ... .

3 Đánh răng thường xuyên. ... .

4 Sử dụng nước súc miệng. ... .

5 Tập thể dục mỗi ngày. ... .

6 Thay đổi chế độ ăn. ... .

9 Uống nước ép nho. ... .

10 Dùng mật ong..

Hội chứng cai thuốc là kéo dài bao lâu?

Thèm thuốc là triệu chứng nổi bật nhất khi cai thuốc lá. Triệu chứng xuất hiện sau 1 - 2 giờ phút cuối cùng, sau vài ngày, có thể kéo dài vài tuần. Cảm giác thèm thuốc lá có thể kéo dài trong 6 tháng. Tình trạng này là do các thụ thể nicotin trong não gây ra.

Uống gì để cai thuốc lá?

Uống nhiều nước và trà xanh, tránh uống cà phê và trà đen và đặc biệt là trong vài ngày đầu cai thuốc. Thói quen này có thể giúp bạn thải nicotine ra ngoài nhanh hơn. Ăn nhiều trái cây tươi và rau quả có thể giúp bạn cải thiện được tiêu hóa và sức khỏe tổng thể và chống lại cơn thèm thuốc lá.

7 phương pháp cai nghiện thuốc lá hiệu quả

  1. Tự giác cai nghiện:
  • Xác định lý do muốn bỏ thuốc lá, viết ra giấy và dán ở nơi dễ nhìn.
  • Đặt mục tiêu thời gian cai nghiện cụ thể.
  • Tìm người bạn đồng hành cùng cai thuốc lá.
  • Tìm hiểu về các phương pháp cai thuốc lá hiệu quả.
  1. Thuốc hỗ trợ cai nghiện:
  • Thuốc lá điện tử (vape): Không phải giải pháp cai nghiện thuốc lá, có hại cho sức khỏe.
  • Kẹo cao su nicotin: Thay thế hành vi hút thuốc, giúp giảm ham muốn hút thuốc lá.
  • Miếng dán nicotin: Tiếp tục cung cấp nicotin cho cơ thể nhưng ít hơn so với hút thuốc lá.
  1. Thay thế hành vi hút thuốc:
  • Kẹo cao su không đường: Giúp giải tỏa căng thẳng, giảm cảm giác thèm thuốc lá.
  • Tập thể dục: Giúp giải phóng endorphin, giảm căng thẳng, tăng cường sức khỏe.
  • Chơi game, đọc sách, nghe nhạc: Giúp giải trí, đánh lạc hướng khỏi thèm thuốc lá.
  1. Tránh xa những nơi có thuốc lá:
  • Không đến những nơi công cộng cho phép hút thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với người hút thuốc lá.
  • Vứt bỏ tất cả những vật dụng liên quan đến thuốc lá, bật lửa, gạt tàn.
  1. Chăm sóc sức khỏe sau khi cai thuốc lá:
  • Ăn uống đủ chất, tập thể dục thường xuyên.
  • Uống nhiều nước để thải độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Ngủ đủ giấc để cơ thể phục hồi.
  1. Tham gia nhóm hỗ trợ:
  • Tham gia nhóm hỗ trợ cai thuốc lá online hoặc trực tiếp.
  • Chia sẻ kinh nghiệm với người khác, học hỏi thêm nhiều điều.
  • Nhận được sự động viên, giúp đỡ từ người khác.
  1. Không bỏ cuộc:
  • Không vì một lần hút thuốc lá trở lại mà từ bỏ.
  • Mỗi lần hút thuốc lá trở lại là một bài học.
  • Tiếp tục cố gắng, nỗ lực sẽ thành công.

Cai nghiện thuốc lá là gì?

Tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 77/2013/NĐ-CP quy định về khái niệm cai nghiện thuốc lá như sau: "Cai nghiện thuốc lá là việc áp dụng các phương pháp để giúp người nghiện thuốc lá từ bỏ sử dụng thuốc lá."