2104-498 là thuốc gì

Tôi đề cập tới 1 nhóm thuốc chữa triệu chứng chính mà thường xuyên xuất hiện trong các toa thuốc cũng như bịch thuốc khi phụ huynh mua tại tiệm:

Thuốc kháng dị ứng [thuốc kháng Histamin – anti Histamine]

Nhóm này có nhiều thế hệ, một số loại thế hệ I điển hình ‘’có tên tuổi “:

  • Chlopheniramine 4 mg, viên nén vàng hình bầu dục, đôi khi là tròn
  • Theralen 5 mg, viên màu hồng, tròn
  • Toplexil dạng viên nang nửa xanh, trắng
  • Dexchlopheniramin 2 mg [tên khác polamin, polaramin], có dạng siro.
  • Dạng viên phối hợp: dexchlopheniramin + betamethasone [cedetamine, celestamine]

Thế hệ II gồm có: loratadine, cetirizine, desloratadine, levocetirizine, fexofenadine….

Bản chất các thuốc này dùng để chữa dị ứng: dị ứng da [mề đay cấp – mạn, chàm ….] viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và các dạng dị ứng khác.

Dùng phổ biến hiện nay trong chữa ho, sổ mũi trẻ em là các kháng Histamine thế hệ 1 đã liệt kê ở trên.

Dùng để làm gì?

Người ta nghĩ rằng, khi dùng những thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm sổ mũi, giảm ho. Cho nên cứ hễ con nít bị ho, sổ mũi là họ sẽ dùng thuốc này mà không cần biết sổ mũi này là do viêm mũi theo cơ chế nào.

Nếu viêm mũi theo cơ chế dị ứng thì các thuốc kháng histamine sẽ có tác dụng giảm ngứa mũi, giảm tiết dịch mũi.

Nhưng thật không may đa số ho- sổ mũi con nít là bệnh cảm thường. Mà trong bệnh này mũi bị viêm không phải theo cơ chế dị ứng [nếu có thì rất ít]. Viêm mũi trong bệnh cảm lạnh – chất gây viêm là các Interlekin [IL] chứ không phải Histamine nên các thuốc kháng dị ứng hầu như không có tác dụng.

Thế nhưng thực tế khi dùng vào với liều cao thì thấy hiện tượng ho, sổ mũi vẫn giảm là vì sao?

Đó là do ngoài tác dụng kháng dị ứng [kháng Histamine] các thuốc này còn có tác dụng kháng Cholinernic [Anticholinergic]. Tác dụng này làm giảm tiết các chất nhầy đường hô hấp, khiến cho đứa trẻ bị khô mũi, khô miệng, các chất tiết ra rồi thì cô đặc lại và ứ đọng bên trong đường hô hấp khó tống ra ngoài. Nhìn bề ngoài thì có vẻ bệnh giảm vì bớt triệu chứng. Nhưng đứa trẻ đạng gặp những rắc rối do chính tác dụng anticholinergic mà người lớn không thấy được: khô mũi, miệng, táo bón, bí tiểu, tim nhanh……

Các thuốc Kháng Histamine thế hệ I vừa nêu còn có thể đi qua hàng rào máu não, gây nên những tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương: ngủ gà, li bì, trẻ nhỏ thì khó ngủ, kích thích, la hét thậm chí co giật, giảm khả năng tập trung chú ý tiếp thu kiến thức, giảm trí nhớ. Các thuốc thế hệ II thì ít tác dụng phụ này nhưng khả năng làm khô mũi thì kém hơn hẳn các thuốc thế hệ I nên không được các ‘’ bác, các chú’ ưa chuộng lắm.

Theo khuyến cáo của AAP [viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ]: không dùng bất cứ sản phẩm thuốc không kê toa [OTC] nào cho trẻ em dưới 6 tuổi bị cảm lạnh vì các nguy cơ tác dụng phụ của thuốc và hiệu quả không cao. Bao gồm cả các loại thảo dược. Mật ong có thể giảm ho và dường như vô hại đối với trẻ trên 1 tuổi, hiệu quả giảm ho tương đương thuốc tây [dextromethophan].

Các thuốc kháng dị ứng để điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ chỉ nên dùng các loại an toàn: desloratadine, levocetirizine … có thể dùng được cho trẻ từ 6 tháng trở lên.

Tại sao nhất quyết phải giảm ho, sổ mũi khi bị cảm?

 Đơn giản chỉ vì phụ huynh thấy ‘’ sốt ruột ‘’ mà thôi chứ nó không đem lại bất kì lợi ích nào cho đứa nhỏ. Dù rằng đứa nhỏ mũi thòng lòng, ho sùng sục nhưng nó vẫn vui vẻ và chơi bời, chúng không ‘’ sốt ruột ‘ gì. Chỉ có cha mẹ sốt ruột vì: ‘’ mất ngủ, tiếc công đút cháo rõ vất vả nay ho cái ói ra hết ‘’.. vì thiếu hiểu biết “’ sợ để ho nó lan xuống viêm phổi …..

Ho là phản xạ tống vi trùng, dị vật, đàm nhớt ra khỏi đường hô hấp để ngăn ngừa viêm phổi, ngăn ngừa tắc nghẽn đường thở thì làm sao ho nhiều, ho lâu lại gây ra viêm phổi cho được.

Trẻ sơ sinh không ho được, người già yếu liệt nằm 1 chỗ không ho được, bị ứ đọng đàm nhớt, vi trùng thì mới bị viêm phổi và chết chứ. Vì vậy thay vì sốt ruột cha mẹ nên vui mừng vì con mình ho khỏe, ho khỏe thì bệnh mau khỏi, không ho hay ho yếu thì dễ bị nặng hơn. Bằng mọi cách để giảm ho, cắt ho chính là đang làm hại trẻ mà thôi.

Tài liệu tham khảo

//www.facebook.com/diendannhikhoa/posts/691992284331628?__tn__=K-R

Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, bao gồm cả kháng sinh. Nó xảy ra như một phản ứng không mong muốn trong quá trình điều trị. Tác dụng phụ của kháng sinh có thể bao gồm từ phản ứng dị ứng nhẹ đến các tác dụng phụ nghiêm trọng và suy nhược. Khi được sử dụng một cách thích hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ, hầu hết các loại kháng sinh tương đối an toàn với ít tác dụng phụ.

Thuốc kháng sinh là thuốc theo toa giúp điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Một số bệnh nhiễm trùng phổ biến được điều trị bằng kháng sinh bao gồm viêm phế quản, viêm phổi và nhiễm trùng đường tiết niệu.Thuốc kháng sinh hoạt động bằng cách tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng hoặc bằng cách ngăn chặn vi khuẩn phát triển và nhân lên.

Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn. Nó không có tác dụng cho các bệnh nhiễm trùng do virus gây nên, bao gồm: cảm lạnh thông thường, sổ mũi, ho và viêm phế quản.

Việc sử dụng kháng sinh cần nên tham khảo tư vấn từ bác sĩ xem có nên dùng chúng hay không. Nếu lạm dụng và sử dụng kháng sinh bừa bãi có thể dẫn tới kháng kháng sinh. Và điều đó có nghĩa là kháng sinh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng điều trị trong tương lai.

Có nhiều nhóm hoặc loại thuốc kháng sinh khác nhau. Chúng đều có tác dụng phụ và ảnh hưởng đến cả nam giới và phụ nữ theo cùng một cách.

Nhiều loại kháng sinh gây khó chịu cho dạ dày hoặc tác dụng phụ cho đường tiêu hoá. Chúng có thể bao gồm: buồn nôn hoặc nôn, chuột rút, bệnh tiêu chảy. Thuốc kháng sinh macrolide, cephalosporin, penicillin và fluoroquinolones có thể gây khó chịu cho dạ dày hơn các loại kháng sinh khác.

Nếu có tình trạng này nên gặp bác sĩ để được tư vấn xem có nên dùng kháng sinh với thức ăn. Ăn có thể giúp giảm tác dụng phụ dạ dày từ một số loại kháng sinh nhưng amoxicillin và doxycycline [Doryx]. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không hoạt động với toàn bộ các loại kháng sinh. Một số loại kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline phải uống trước khi ăn.

Kháng sinh có tác dụng tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn nhất định

Nếu đang dùng một loại kháng sinh như tetracycline, cơ thể có thể trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng. Hiệu ứng này có thể làm cho ánh sáng dường như sáng hơn trong mắt của người bệnh. Nó cũng có thể làm da dễ bị cháy nắng. Sự nhạy cảm này sẽ biến mất sau khi ngưng uống thuốc kháng sinh.

Nếu gặp phải tác dụng phụ này hãy thực hiện một số biện pháp phòng ngừa để giữ an toàn và thoải mái khi đi ra ngoài nắng như: Xoa kem chống nắng để chống tia UVA và UVB, mặc thêm quần áo dài để bảo vệ hoặc sử dụng thêm mũ, kính râm.

Sốt là tác dụng phụ phổ biến của nhiều loại thuốc bao gồm cả thuốc kháng sinh. Sốt có thể xảy ra do phản dị ứng với thuốc hoặc do tác dụng phụ xấu. Sốt có thể xảy ra ở bất kỳ loại kháng sinh nào, và chúng sẽ phổ biến với: beta-lactam, cephalexin, minocycline, sulfonamides.

Nếu sốt trong khi dùng thuốc kháng sinh có thể tự khỏi. Nhưng nếu con sốt không hết sau 24-48 giờ, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về việc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen để giúp hạ sốt. Trong trường hợp sốt trên 40 độ, da bị phát ban hoặc khó thở hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc gọi xe cấp cứu lập tức.

Thuốc kháng sinh làm giảm lượng vi khuẩn có ích như lactobacillus trong âm đạo. Loại vi khuẩn này có thể giúp loại bỏ một số loại nấm tự nhiên như Candida. Khi sự cân bằng tự nhiên nghiêng về sự phát triển nấm Candida, thì nhiễm trùng nấm men có thể xảy ra.

Triệu chứng nhiễm nấm âm đạo gồm: Ngứa âm đạo, nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, sưng quanh âm đạo, đau nhức khi quan hệ, phát ban... Đôi khi có thể thấy cả chất dịch màu trắng đục.

Đối với nhiễm trùng nấm men đơn giản có thể bác sĩ sẽ kê toa kem chống nấm như thuốc mỡ bôi hoặc thuốc viên uống. Nhưng đối với nhiễm trùng nấm men nặng hoặc phức tạp, bác sĩ sẽ phải kê đơn điều trị và theo dõi thời gian dài hơn.

Thuốc kháng sinh như tetracycline và doxycycline có thể gây ố răng vĩnh viễn ở trẻ. Tác dụng này chủ yếu xảy ra ở trẻ dưới 8 tuổi.

Nếu phụ nữ mang thai dùng những loại thuốc này, răng của những đứa trẻ của họ cũng có thể bị đổi màu.

Phản ứng dị ứng là có thể với bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc kháng sinh. Một số phản ứng dị ứng có thể nhẹ, nhưng một số khác có thể nghiêm trọng. Nếu bị dị ứng với một loại kháng sinh nào đó, thì sẽ có phản ứng ngay sau khi uống thuốc. Những triệu chứng này bao gồm khó thở, nổi mề đay và sưng lưỡi hoặc sưng họng.

Nếu bị nổi mề đay, hãy ngừng dùng thuốc và gọi bác sĩ để được tư vấn. Còn nếu bị sưng hoặc khó thở, hãy ngừng dùng thuốc và gọi xe cấp cứu ngay.

Thuốc kháng sinh có thể gây dị ứng trên da như: phát abn, nổi mề đay

Đây là một hội chứng vô cùng hiếm gặp nhưng nó gây nghiêm trọng tình trạng da và niêm mạc. Nó thường xảy ra với kháng sinh beta-lactam và sulfamethoxazole.

Thông thường hội chứng cũng bắt đầu với triệu chứng giống như cúm. Nhưng sau đó, mụn nước và phát ban bắt đầu lan rộng. Nguy cơ mắc hội chứng này cao ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc đã từng bị mắc hội chứng này hoặc tiền sử gia đình đã từng mắc hội chứng này.

Một số loại kháng sinh có thể gây ra thay đổi máu. Ví dụ, giảm bạch cầu có thể dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm trùng máu. Hoặc một thay đổi khác là giảm tiểu cầu xuống mức độ thấp, có thể gây chảy máu, bầm tím, và làm chậm đông máu.

Một số loại kháng sinh có thể gây ra các vấn đề về tim như nhịp tim không đều hoặc huyết áp thấp. Các kháng sinh thường được liên kết với các tác dụng phụ này là erythromycin và một số fluoroquinolone như ciprofloxacin. Các terbinafine chống nấm cũng có thể gây ra vấn đề này. Do đó, nếu bạn bị bệnh tim, hãy nói với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại kháng sinh nào. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ chọn loại kháng sinh phù hợp cho điều trị.

Rất hiếm khi dùng kháng sinh để gây co giật, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Động kinh là phổ biến hơn với các loại kháng sinh ciprofloxacin, imipenem và cephalosporin như cefixime và cephalexin.

Nếu bạn bị động kinh hoặc có tiền sử co giật, hãy nhớ nói với bác sĩ trước khi bắt đầu dùng bất kỳ loại kháng sinh nào.

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc các sinh vật khác hoặc làm chậm sự tăng trưởng của chúng. Sử dụng kháng sinh một cách thích hợp với sự hướng dẫn của bác sĩ, hầu hết các loại kháng sinh tương đối an toàn với ít tác dụng phụ. Đồng thời giảm nguy cơ kháng kháng sinh trong tương lai.

Khách hàng có thể trực tiếp đến hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline tại đây để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo nguồn: cdc.gov, healthline.com, nhs.uk, drugs.com, webmd.com

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề