Ai là người việt nam bay vào vũ trụ

Vũ trụ là không gian rộng lớn mà ai cũng mong muốn được trải nghiệm 1 lần trong đời. Nhờ có sự giúp đỡ của Liên Xô mà Việt Nam đã trở thành quốc gia Châu Á đầu tiên chinh phục vũ trụ. Vậy ai là người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ. Hãy cùng southphillybar.com chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Người Việt Nam đầu tiên vào vũ trụ là ai?

Anh hùng Phạm Tuân chính là người Việt Nam đầu tiên được bay vào vũ trụ

Theo nguồn thông tin chính thống, 21h33 ngày 23/7/1980 từ sân bay vũ trụ quốc tế Baikonur [Liên Xô] đã đã người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, đó là nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết Gorbatko trên chiếc tàu Vũ trụ Liên hợp 37 vào quỹ đạo.

Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại Thái Bình. Ông từng có thời gian đi bộ đội và được tuyển vào binh chủng Không quân Nhân dân Việt Năm năm 1965. Sau đó Phạm Tuân tốt nghiệp trường Phi công quân sự ở Liên Xô năm 1967 và trở thành sĩ quan lái máy bay chiến đấu của trung đoàn 921 Sao Đỏ.

Năm 1968, ông là đảng viên của đảng Lao động Việt Nam và là một trong 12 phi công được chọn để đào tại để lái tiêm kích bay đêm, chuẩn bị cho việc bắn hạ máy bay B52 năm 1972.

Vào đêm 27 tháng 12 năm 197, theo tài liệu lịch sử không chính thức của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phạm Tuân đã bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ và trở thành người Việt đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này trên không và trở về an toàn.

Ông cúng chính là người Việt bắn rơi máy bay B52 của Mỹ

Với chiến công này, Phạm Tuân đã được đại tướng Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi điện khen và được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Việt Nam vào ngày 3/9/1973. Sau hòa bình, ông được cử đi học tại Học viện Hàng không Liên Xô năm 1977 và sau đó được chuyển sang đào tạo chuyên về hàng không vũ trụ.

Năm 1979, Phạm Tuân được chọn vào phi hành đoàn thứ 6 của chương trình Intercosmos cùng với người dự bị là Bùi Thanh Liêm. Để được chọn trở thành phi hành gia của phi vụ, cả ông và Bùi Thanh Liêm phải trải qua 16 tháng huấn luyện. Được biết cả hai đều có cơ hội bay vào vũ trụ như nhau nhưng chỉ có 1 người được chọn. Ngày 20/7/1980, tức là chỉ 3 ngày trước khi bay, cơ quan mới thông báo Phạm Tuân là người được chọn và trở thành người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ.

Từ năm 1999, Phạm Tuân mang quân hàm Trung tướng không quân, đến năm 2000 thì ông giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Công nghiệp quốc phòng. Đến năm 2002, Phạm Tuân được bầu làm Chủ tịch Ngân hàng Quân đội và về hưu năm 2008 theo Quy định của Chính Phủ sau khi đã hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Để hiểu rõ hơn về tiểu sử của Anh hùng Phạm Tuân, bạn có thể tham khảo thông tin tại Wikipedia nhé.

II. Chuyến bay lịch sử đưa người Việt đầu tiên vào vũ trụ

Nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân đã có 8 ngày bay ngoài vũ trụ

Nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô mà nhân dân Việt Nam đã thực hiện ước mơ của Bác Hồ, đó là một lúc nào đó người Việt sẽ bay vào vũ trụ. Theo đó, chuyến bay lịch sử bắt đầu từ 21h33 ngày 23/7/1980 trở về Trái đất lúc 18h15 ngày 31/7/1980.

Chiếc tàu Liên hợp 37 đã đưa nhà du hành vũ trụ Phạm Tuân cùng với nhà du hành vũ trụ Xô viết lúc bất giờ là Gorbatco vào quỹ đạo. Trong 8 ngày bay ngoài vũ trụ, Phạm Tuân và Gorbatco đã thực hiện tổng cộng 142 vòng quay quỹ đạo Trái Đất cũng như tiến hành 30 cuộc thí nghiệm viễn thám hàng không, đo và xây dựng bản độ độ ẩm vùng sông Hồng, chuẩn bị cho việc xây dựng Trạm mặt đất Hoa sen để phục vụ thông tin liên lạc qua hệ Intersputnik.

Trong tình trạng không trọng lượng, hai nhà du hành vũ trụ đã tiến hành các thí nghiệm hòa tan các mẫu khoáng chất, các thí nghiệm cây trồng trên giống bèo hoa dâu…và tiến hành chụp ảnh Việt Nam từ quỹ đạo Trái Đất.

Sau những ngày làm việc khẩn trương và hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Phạm Tuân và Gorbatco đã chuyển sang tàu liên hợp 36 để trở về Trái Đất. Theo đó, khoang đổ bộ của tàu Liên hợp 36 đã hạ cánh chính xác xuống khu vực đã được xác định trước.

Chuyến bay có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong mối quan hệ hữu nghị Việt Nam – Liên Xô

Thế nhưng, song song với sự thành công và tiếng thăm thì lại có những lời đàm tiếu không hay về nhà du hành vũ trụ, Anh hùng Phạm Tuân. Ông từng chia sẻ với báo chí rằng: Tôi cho rằng những người đó không có sự hiểu biết về chuyến bay vào vũ trụ. Con tàu vũ trụ cần phải có hai người điều khiển. Trong khi Gorbatco là người lái chính, điều khiển con tàu. Thì tôi phụ trách các thông số, bảng điều khiển của con tài. Việc phối hợp lái chính với lái phụ cần có sự ăn khớp. Không thể nào có chuyện người này điều khiển, người kia ngồi chơi được.

Nhìn chung chuyến bay vào vũ trụ với sự tham gia của nhà du hành Việt Nam đầu tiên đã kết thúc thắng lợi. Chuyến bay này là sự kiện mang tính lịch sử và ý nghĩa chính trị, khoa học to lớn. Chuyến bay vào vũ trụ để chứng minh trí tuệ con người Việt Nam có thể vươn dần lên trình độ chung của nền khoa học thế giới.

Chuyến bay góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Nếu như trước kia, người Việt còn là những người mù chữ, nô lệ cho thực dân, đế quốc thì bằng ý chí quật cường người Việt Nam đã vươn lên đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược và xóa bỏ áp bức bóc lột để làm chủ đất nước, vận mệnh của mình. Có thể thấy, thành công của chuyến bay đã tỏ rõ những khả năng của người Việt trong kỷ nguyên mới và vươn tới một thời kỳ phát triển rực rỡ.

Có thể nói, nếu như chuyến bay của anh hùng Phạm Tuân đánh dấu mốc quan trọng trong việc đưa người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ, thì sự kiện phóng thành công lên quỹ đạo Vinasat 1 ngày 19/4/2008Vinasat 2 ngày 16/5/2012 đã mở ra cho nước ta một giai đoạn mới trong việc chinh phục không gian.

III. Kết luận

Với những thông tin chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được câu trả lời cho thắc mắc người Việt Nam đầu tiên bay vào vũ trụ là ai rồi đúng không. Có thể thấy, anh hùng Phạm Tuân đã giúp Việt Nam sánh vai cùng với những cường quốc năm châu về lĩnh vực du hành vũ trụ. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những thông tin thú vị về du hành vũ trụ.

Cảm giác nhìn Trái Đất từ xa

Năm 1980, sau khi vượt qua nhiều vòng tuyển chọn khắt khe, anh hùng Phạm Tuân trở thành người Việt Nam đầu tiên có “hộ chiếu” bay lên vũ trụ.

Ông kể: Khi còn là phi công chiến đấu, tôi lái máy bay MIC 21 bay ở độ cao đôi chục cây số nhìn xuống đã thấy mặt đất lạ và đẹp lắm rồi: thấy biển, thấy rừng, thấy sông, thấy núi... Nhưng đến khi bay vào vũ trụ, lại chỉ nhìn thấy được một phần Trái Đất, đường chân trời giống như cầu vồng, năm bảy màu rất đẹp.

Anh hùng Phạm Tuân và người thầy cùng bay vào vũ trụ: Viktor Gorbatko

Tốc độ bay của con tàu rất lớn [xấp xỉ 8km/s], đi một vòng Trái Đất chỉ mất có 90 phút. Vũ trụ mênh mông chỉ có hai thầy trò, có lúc không có bất cứ tiếng động nào, cảm giác cô đơn lắm. Con tàu thì bay không có định hướng, lúc đầu đi trước, lúc đuôi đi trước, áp suất bên ngoài bằng không. Bên có mặt trời nhiệt độ xấp xỉ 80 độ dương, bên kia 80 độ âm, rồi có cả những tia phóng xạ, bụi vũ trụ... nghĩ chỉ một biến số nào đó thì hai thầy trò không biết có về được hay không?

Thế nên suốt 8 ngày ở trong vũ trụ, lúc nào nhìn thấy Trái Đất là cảm giác yên tâm hẳn lên, nhất là những lần bay qua Việt Nam, nghĩ ở dưới kia có người đang chờ đón mình, cảm thấy ấm áp vô cùng. Ở những vòng bay qua Việt Nam đồng đội luôn ưu tiên cho tôi chỗ nhìn tốt nhất để quan sát, chụp ảnh. Cảm giác bồi hồi ghê gớm. Rõ ràng mình đã bay trên bầu trời Tổ quốc hàng ngàn lần, nhưng giờ bay ở một tầm cao hơn, xa hơn, có những lần còn được nói chuyện với trung tâm điều hành, gửi lời chúc về quê hương, tự hào lắm!

Con tàu bay ngang qua hầu như mọi lãnh thổ, ở xa nhìn lại không còn thấy ranh giới quốc gia, và trong điều kiện bất trắc xảy ra, con tàu có thể đáp xuống bất cứ điểm nào trên Trái Đất [trong phạm vi quỹ đạo].

Sau này, có người hỏi tôi quê ông ở đâu, tôi bảo quê tôi ở Trái Đất. Khi đã bước ra đủ xa rồi thì quê tôi không chỉ là Thái Bình, là Việt Nam, mà nó là Trái Đất.

Dùng chòm sao để định vị

Để chuẩn bị cho chuyến bay lên vũ trụ, Trung tướng Phạm Tuân phải học thuộc vị trí và cách nhận diện các chòm sao để phòng trường hợp hệ thống định vị bị hỏng. Đây gần như là câu chuyện lãng mạn hiếm hoi trong chuyến bay vũ trụ bởi tướng Tuân cho biết, kể từ lúc bước chân lên tàu, thời lượng lãng mạn gần như không có, thứ cảm giác thường trực là căng thẳng và cảnh giác.

Trong khi con tàu trôi tự do [khi bay vào quỹ đạo Trái Đất, tàu vũ trụ được tắt động cơ], các phi công phải thích nghi với cách sinh tồn của… cá. Ở trạng thái không trọng lượng, mọi vật, kể cả người đều ở trạng thái lơ lửng như tranh của Marc Chagall, lúc ngủ phải chui vào túi ngủ và “buộc neo” ở một góc nào đó. Trung tướng Phạm Tuân nói rằng, trước khi lên tàu, ông được các nhà khoa học giao nhiệm vụ làm gần 40 thí nghiệm khoa học khác nhau về vật lý vũ trụ, y sinh học vũ trụ, luyện kim trong môi trường không trọng lượng... Lúc làm việc ông đều phải dùng dây buộc cố định bản thân, dép đi dưới chân cũng là loại có dính hút với mặt sàn.

Mặc dù đã được luyện tập trong suốt một năm rưỡi, lần đầu tiếp xúc với trạng thái sinh tồn này, vị phi công 32 tuổi vẫn mất đến hai ngày để thích nghi. “Ngày đầu tiền đình rối loạn, lúc đầu chúc xuống đất, lúc lên trên, không có phương hướng gì cả, đụng vào cái này chạm vào cái kia rồi lại bắn ra. Sang ngày thứ 2 thì quen”, ông kể.

Trung tướng Phạm Tuân ở tuổi 74

Giây phút hạnh phúc nhất của phi công vũ trụ chính là giờ phút tiếp đất. “Vui lắm khi nghe rầm một cái, tàu chạm đất, rồi quán tính lại kéo nó đi mấy cây số, thầy trò lộn nhào ở bên trong, lắc trái lắc phải, nhưng lúc ấy yên tâm lắm. Cho đến khi tàu dừng lại, thầy trò nhìn nhau thở phào. Tiếp đất rồi! Cười xong, hai thầy trò nằm thở, cho đến khi người bên ngoài mở buồng lái, đón ra”, ông nhớ lại.

Ngày Tết Độc lập không thể nào quên

Mùa thu với Trung tướng Phạm Tuân luôn đáng nhớ. Nó gắn liền với những cột mốc quan trọng của đời ông.

Ông nhập ngũ đúng vào ngày 2/9/1965. 17 tuổi đi khám nghĩa vụ quân sự, Phạm Tuân trúng tuyển nhưng đi khám phi công bị trượt vì đau mắt hột và loạn nhịp tim [giờ vẫn loạn]. Thế là ông được cử đi học thợ máy ở Nga.

Nhớ về quãng thời gian này, Trung tướng hóm hỉnh: Nhiều người muốn tôi phải nói là tôi yêu bầu trời, mơ ước trở thành phi công từ nhỏ, thực sự không phải như vậy. Quê tôi ở đồng bằng Bắc Bộ, với trẻ con nông thôn, không quân là cái gì cao xa lắm. Đến năm 1964 học lớp 10, thấy máy bay Mỹ bay qua tôi mới biết máy bay là thế nào. Con em nông dân, sức khỏe lại có hạn làm sao dám mơ ước trở thành phi công.

“Tháng 11/1965, tôi sang Liên Xô. Lúc đó là cuối thu đầu đông, đúng vào mùa lá vàng rơi. Trong trường, những chiếc MIC 21 huấn luyện bay xé trời, khi hạ cánh những chiếc dù nhiều màu bung ra đẹp vô cùng. Đi trên đường gặp phi công Việt Nam mặc bộ quần áo nhiều túi, xúng xính chiếc cặp da bay, thấy ngưỡng mộ ghê gớm. Lúc bấy giờ tôi chỉ mong được ngồi trên máy bay một lần thôi, rồi xuống cũng được. Sau đó đội ngũ phi công sang huấn luyện, nhiều người trượt bay, cấp trên mới “khảo cổ” lại đội ngũ thợ máy, tôi may mắn đỗ. Ban đầu chỉ được bay máy bay phọt phẹt nhất, tốc độ 120-150km/h, còn không bằng tốc độ ô tô bây giờ, dần dần mới bay đến MIC 17 rồi MIC 21”.

Cũng nhờ may mắn ấy, sau khi trở thành phi công được chọn để bay lên vũ trụ. Anh hùng Phạm Tuân tổng kết: đời tôi có đến 90% là may mắn, và cũng may là mình biết chớp lấy may mắn ấy, biến nó từ giấc mơ thành hiện thực.

Thực ra, câu chuyện ông nói nhẹ nhõm, nhưng thực tế, những vất vả ông phải trải qua hẳn không dễ đo bằng tiêu chuẩn thông thường. Chẳng phải ngẫu nhiên, người thầy bay cùng, Viktor Gorbatko, trong hồi ký của mình gọi ông là “Tuân thép”.

Kết thúc chuyến bay vào vũ trụ 8 ngày, ông về nước đúng vào dịp Quốc khánh 2/9/1980.

“Chưa bao giờ tôi được dự một cuộc tiếp đón đông vui như thế. Từ sân bay Nội Bài về đến Gia Lâm, hai bên đường người dân cầm cờ đỏ đứng vẫy rất đông. Rồi từ đoạn xe qua cầu Long Biên, về đến nhà khách chính phủ, người đứng kín hai bên đường hoan hô. Về đến nhà khách, chúng tôi gặp hầu hết các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Tôi cũng không nghĩ mình được đón tiếp long trọng thế. Dự lễ Quốc khánh ở Hà Nội xong chúng tôi lại vào Sài Gòn. Đó là những ngày rất khó quên!

Trung tướng Phạm Tuân sinh ngày 14/2/1947 tại xã Quốc Tuấn, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Vào đêm 27/12/1972, theo tài liệu lịch sử của Quân đội nhân dân Việt Nam, ông bắn rơi một máy bay B-52 của Mỹ, trở thành người đầu tiên bắn hạ được loại máy bay này từ trên không và trở về an toàn. Năm 1973, ông được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Năm 1980, sau chuyến bay vào vũ trụ thành công, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động Việt Nam.

Cùng năm đó, ông được phía Liên Xô phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô, trở thành một trong những người nước ngoài đầu tiên được trao tặng danh hiệu này kèm theo Huân chương Lenin.

Câu chuyện ông nói nhẹ nhõm, nhưng thực tế, những vất vả ông phải trải qua hẳn không dễ đo bằng tiêu chuẩn thông thường. Chẳng phải ngẫu nhiên, người thầy bay cùng, Viktor Gorbatko, trong hồi ký của mình gọi ông là “Tuân thép”.

Video liên quan

Chủ Đề