Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Nếu là người yêu thích trò chơi giải đố thì chắc hẳn không thể không biết đến chương trình Nhanh Như Chớp – nơi tổng hợp những câu đố siêu "hack não". Chương trình từng đưa ra hàng loạt câu đố chữ về loại bánh khiến người chơi đứng hình. Chẳng hạn như: "Bánh gì mập mà không mập", đáp án là bánh ú; "Bánh gì ăn ít mà nhiều", đáp án là bánh đa; "Bánh gì tên 1 loài trái cây nhưng không có trái cây", đáp án là bánh cam; "Bánh gì nghe tên đã thấy đau?", đáp án là bánh tét.

Trong một tập phát sóng, chương trình đưa ra thêm một câu đố về loại bánh khá thú vị. Câu đố có nội dung như sau:

"Bánh gì nghe tên đã thấy sung sướng?"

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Nguồn: Nhanh như chớp

Dù được MC Trường Giang gợi ý đây là loại bánh có nhiều ở Huế, hình dạng giống với bánh xèo nhưng người chơi vẫn không có câu trả lời. Sau một hồi "vò đầu bứt tai", người chơi đành chào thua. Đây là một câu đố chữ tương đối khó. Để trả lời được, người chơi cần có trí tưởng tượng phong phú, khả năng phán đoán nhanh nhạy cùng vốn kiến thức về ẩm thực.

Đáp án chính xác mà chương trình công bố là: BÁNH KHOÁI.

Từ "khoái" không chỉ là tên của một loại bánh mà còn là tính từ biểu thị tâm trạng, cảm xúc. Theo Từ điển Tiếng Việt, "khoái" nghĩa là thích thú vì được như ý muốn. Mượn hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa, chương trình đã đưa ra câu đố thật thú vị phải không nào?

Cho những ai chưa biết, bánh khoái là một loại bánh được chiên lên, có tạo hình giống như bánh xèo. Bánh có hình dạng tròn, được ăn kèm với rau sống và nước chấm. Tên gọi bánh khoái xuất phát từ cách gọi của người Huế khi nấu. Cụ thể, người xưa kể lại rằng người Huế thường có thói quen làm bánh từ bột gạo và sử dụng bếp than củi để nấu.

Mỗi lần nấu là khói lại bay lên sau khi bếp củi bị tắt nên họ quyết định đặt tên là bánh khói. Tuy nhiên, cách phát âm của người Huế thường gọi chệch vần "oi" thành vần "oai" nên mới có tên gọi là bánh khoái như hiện nay. Ngoài ra, có ý kiến khác cho rằng, vì loại bánh này có độ giòn rụm và ăn có cảm giác rất ngon miệng nên đặt là bánh khoái (nghĩa là khoái khẩu).

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Bánh khoái có nguồn gốc ở Huế (Ảnh minh họa)

Bánh khoái là đặc sản của miền Trung, có nguồn gốc ở Huế. Tuy nhiên, ở những khu vực khác thuộc miền Trung thì bánh khoái thường được gọi đi kèm với tên địa danh như: Bánh khoái Ninh Bình, bánh khoái Quảng Nam, bánh khoái Thanh Hóa… Hơn nữa, mỗi vùng sẽ có cách chế biến bánh khoái và nước chấm khác nhau.

Bánh khoái được làm từ bột gạo, gồm 2 phần là vỏ bánh và phần nhân. Đối với vỏ bánh, người ta dùng bột gạo pha với nước rồi cho thêm ít bột nghệ (mục đích để tạo màu) kèm với một chút bột ngọt, muối. Còn phần nhân chủ yếu được làm từ hỗn hợp gồm tôm, lòng đỏ trứng gà, giò sống vo viên nhỏ, giá đỗ…

Cách làm bánh khoái cũng tương tự như bánh xèo. Nhiều người thường nhầm tưởng bánh khoái là bánh xèo. Tuy hình dáng có vẻ giống nhau nhưng chúng vẫn có những điểm riêng biệt. Bánh khoái có kích thước nhỏ (khoảng 15cm), độ dày từ 2 - 3cm, nước chấm sền sệt và có vị béo. Trong khi đó, bánh xèo có kích thước to hơn (dao động từ 10 - 30cm), độ dày từ 1 - 2cm và nước chấm loãng, có vị chua.

Một trong những câu đố khiến dân tình "đơ cảm xúc" chính là "Bánh gì ăn ít mà nhiều?". Đọc qua câu hỏi, bạn có nghĩ ra được loại bánh nào kỳ lạ, dù có ăn ít nhưng vẫn nhiều chưa?

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Câu đố khiến dân tình "đơ cảm xúc" (Nguồn: Feedy Việt Nam)

Đáp án chính xác là bánh đa vì "đa" còn có nghĩa là "nhiều"! Đây là câu hỏi chơi chữ vô cùng thú vị.

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Đáp án là "bánh đa"

Bánh đa hay còn tên gọi khác là bánh tráng. Đây là một loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác!

Ngoài ra, trong tập 22, mùa 3 – chương trình đưa ra thêm một câu đố về loại bánh khá thú vị. Câu đố có nội dung như sau:

"Bánh gì nghe tên đã thấy đau?"

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Nguồn: Nhanh như chớp.

Đây là một câu đố chữ, đòi hỏi người chơi phải có vốn kiến thức sâu rộng cùng phản xạ nhạy bén mới có thể trả lời đúng. Rất tiếc vì dù được MC Trường Giang gợi ý nhưng người chơi vẫn không có câu trả lời. Đáp án chính xác mà chương trình công bố là: BÁNH TÉT.

Thử suy luận một chút thì thấy thật hợp lý. Tét không chỉ là tên một loại bánh mà còn là động từ chỉ hành động đánh người khác. Và tất nhiên đã tét thì sẽ… đau rồi. Vì thế bánh tét đúng là nghe tên có cảm giác rất đau. Sau khi nghe đáp án, cả người chơi lẫn khán giả theo dõi chương trình chỉ biết kêu "trời" bởi chơi chữ quá lầy lội và hóc búa.

Cho những ai chưa biết, bánh tét còn có tên gọi là bánh đòn. Đây là loại bánh trong ẩm thực của người miền Nam và miền Trung. Loại bánh này tương đồng với bánh chưng của miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu; chỉ khác hình dáng và lá dùng để gói. Người miền Bắc dùng lá dong để gói bánh, trong khi người miền Trung và miền Nam dùng lá chuối. Bánh được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán của dân tộc Việt Nam.

Bánh gì gọi là bánh mà không ăn được

Bánh tét khá giống với bánh chưng của người miền Bắc. (Ảnh minh họa)

Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là bánh đòn. Hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Người ta còn làm bánh không có nhân thịt để có thể giữ được lâu hơn. Bánh được đánh giá là gói đẹp, gói khéo khi làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh ở chính giữa. Bánh tét ngày Tết để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để ngày Tết ăn cùng với dưa món và thịt kho.

Nguyên liệu gói bánh tét ngày Tết tương tự như dùng làm bánh chưng, bao gồm: Gạo nếp, đậu xanh tách vỏ, thịt heo và một số gia vị. Nhưng phổ biến và bán quanh năm là bánh tét ngọt (nhân chuối) hay bánh tét chay (nhân đậu đen). Cá biệt có bánh tét thập cẩm với nhân gồm: Trứng muối, tôm khô, lạp xưởng, thịt giò, hột sen, nấm đông cô, đậu xanh.

Khi ăn bánh tét, người ta sẽ dùng dao sắc cắt ngang đòn bánh thành từng khoanh rồi lột vỏ và dây cột bánh. Nếu thích ăn ngọt, người thưởng thức có thể chấm bánh với đường kính trắng tinh hoặc thích ăn mặn thì chấm với nước mắm ngon. Người miền Trung còn ăn bánh tét với dưa món - món dưa gồm: Củ kiệu, đu đủ, cà rốt, su hào ngâm trong mắm đường để ăn cùng đỡ ngán. Bánh cũng có thể được rán qua chảo mỡ cho lớp vỏ ngoài chín vàng giòn, thơm ngon.

Cùng là loại bánh tét nhưng mỗi vùng miền dùng nguyên liệu khác nhau để chế biến. Bánh tét Cao Lãnh của vùng Đồng Tháp Mười nổi tiếng với bánh tét khoai mì, bánh tét nhân hạt sen, bánh tét gấc. Vùng Bình Dương, Tây Ninh lại nổi tiếng với bánh tét làm bằng nếp trộn với đậu phộng. Cần Thơ có món bánh tét lá cẩm. Ba Tri (Bến Tre) nức danh với bánh tét bắp non.

https://afamily.vn/cau-do-tieng-viet-banh-gi-nghe-ten-da-thay-dau-nghe-dap-an-cuoi-khong-nhat-duoc-mieng-20220802225036641.chn