Betaine salicylate là gì

Ở Nhà Còn Dài Ngại Gì Không Thử BHA

Dịp nghỉ dịch dài thế này, người thì xông pha vào bếp nấu ăn, người thì quay tik tok, người thì tập tành lấy lại dáng. Không biết có ai nghĩ tới chưa, nhưng đây cũng là “thời điểm vàng” để dùng BHA đó nhaa. Tranh thủ lúc da đang được thở và chả-gặp-ai-cả, hãy đọc bài viết của Mint dưới đây và sắm ngay 1 em BHA thích hợp thôi cả nhà ơi

1. Lưu ý khi mới sử dụng BHA

– Nên sử dụng từ nồng độ thấp trước: Nồng độ thấp mà Mint nói đến ở đây là 1%. Tuy nhiên, nếu các bạn mạnh dạn thử 2% luôn thì VẪN CÓ THỂ nhé.
– Đừng quên kiểm tra phản ứng của da Đối với những bạn sử dụng nồng độ 2%, điều này là cực kỳ cần thiết. Các bạn có thể thử test lên vùng cổ hoặc xương quai hàm để xem có bị kích ứng hay không. Và nếu câu trả lời là không kích ứng, bạn có thể bắt đầu dùng cho toàn mặt, tuy nhiên với tần suất tăng dần. Ví dụ: tuần 1,2 dùng 1-2 lần/tuần, tuần 3-4 tăng lên cách ngày và sau đó là hàng ngày, tuỳ tình trạng da nhé
– Cấp ẩm, cấp nước là điều cần thiết: Một tình trạng chung khi sử dụng các treatment như BHA, Retinol là khô da. Giải pháp là sử dụng chăm chỉ các serum cấp nước, kem dưỡng cấp ẩm để tránh tình trạng trên

2. BHA 1% – nồng độ lý tưởng để bắt đầu

Có 2 sản phẩm với nồng độ 1% mà từ Paula’s Choice và Cosrx mà tớ muốn giới thiệu với mọi người

– Paula’s Choice 1% Salicylic Acid dòng CALM lotion: Cực kì dịu nhẹ, thành phần bổ sung các chất kháng viêm, giảm kích ứng như chiết xuất trà xanh, rễ cây cam thảo, allantonin. Phù hợp với người mới bắt đầu, da nhạy cảm, dễ đỏ.
– Cosrx One Step Original Clear Pad: BHA có nồng độ 1% Betaine Salicylate. Cùng là 1%, nhưng 1% Betaine Salicylate có hiệu quả chỉ bằng 1/2 so với 1% Salicylic Acid, nên những bạn chưa từng sử dụng hoặc muốn dùng BHA để duy trì việc làm sạch thì loại này cũng rất phù hợp.

3. So sánh các loại BHA tại Mint với nồng độ từ 2%

– BHA 2% Skin Perfecting Paula’s Choice: Dòng BHA phổ biến nhất tại Mint, với độ pH chuẩn chỉnh [khoảng 3.4 – 3.8] nên thẩm thấu sâu và có tác dụng mạnh nhất trên da. Dòng này hợp với mọi loại da, nhưng khuyến khích sử dụng với da khoẻ. Những bạn bắt đầu dùng BHA nếu muốn dùng dòng này thì không thể quên được bước kiểm tra phản ứng của da nhé!
Ngoài dạng phổ biến nhất là Liquid thì dòng này còn có 2 dạng là Gel [da dầu] và Lotion [da khô] nữa nha
– Cosrx BHA Blackhead Power Liquid: Sản phẩm chứa 4% Betaine Salicylate – tuy nhiên các cậu đừng hoảng hốt vì nồng độ 4% nhé, bởi Theo một nghiên cứu để có tác dụng như Salicylic Acid thông thường thì cần gấp đôi một lượng Betaine Salicylate. Tức là 4% BHA của COSRX có thể coi là tương đương với 2% BHA của Paula’s Choice. Do có nguồn gốc tự nhiên từ củ cải đường và nhiều chất dưỡng ẩm mà mặc dù cùng nồng độ, nhưng so với BHA 2% dòng Skin Perfecting thì BHA của Cosrx sẽ phù hợp với da nhạy cảm hơn.
– BHA 2% Clear Paula’s Choice [Regular, Extra]: dành cho da thiên mụn, dễ ửng đỏ, kích ứng. Sản phẩm bổ sung nhiều chất kháng viêm, làm dịu da như Dipotassium Glycyrrhizate, Allantoin, thành phần cấp ẩm Glycerin, Panthenol, nên sẽ dịu nhẹ hơn, mụn đẩy lên cũng có nhiều thành phần kháng viêm để giảm sưng, giảm đỏ nhanh chóng. Bản regular strength phù hợp cho các bạn da ít mụn, mụn nhẹ tầm mụn viêm, mụn đỏ, dễ lên mụn, hoặc có chút mụn ẩn bí tắc dưới da.
– BHA 2% Resist Paula’s Choice: Dòng này chủ yếu dành cho da lão hoá, sạm, lỗ chân lông to. Dòng này bổ sung các peptides, collagen, antioxidant và chủ yếu tập trung vào tác dụng giảm nhăn, chống lão hoá nên khả năng đẩy mụn không mạnh

Giảm thâm nám, nếp nhăn, thúc đẩy da tái tạo khỏe mạnh hơn, điều trị mụn… là điều mà những loại acid cơ bản này có thể đem lại cho bạn.

  • Rửa mặt thôi chưa đủ, mỗi ngày nhớ lau với nước muối để thấy da sáng, sạch mụn bất ngờ
  • Dù làn da nhờn dầu, bạn vẫn có cách để tự tin với kiểu trang điểm bóng ướt như phủ sương
  • 3 dòng mặt nạ dưỡng ẩm "thần thánh" cho mùa hè mà đến da nhạy cảm cũng có thể dùng được

Vài năm trở lại đây, sử dụng acid trong dưỡng da đã trở thành việc làm quen thuộc với nhiều người. Acid có khả năng đào thải lớp tế bào cũ, bụi bẩn sâu trong da, từ đó thúc đẩy lớp da mới mịn màng, sạch khỏe. Về lâu về dài, điều này sẽ khiến da khỏe hơn, giảm thiểu những dấu hiệu lão hóa, tình trạng thâm nám, tàn nhan cũng được cải thiện đáng kể.

Tuy nhiên, để lựa chọn được các sản phẩm chuyên sâu chứa acid phù hợp thì không phải là ai cũng rõ. Dưới đây là những loại acid có khả năng cải thiện làn da, và một số những thông tin cơ bản để bạn có thể chọn được loại acid phù hợp nhất với mình.

AHA - Glycolic Acid

Glycolic Acid có chiết xuất từ đường mía. Đây là dạng AHA thông dụng và phổ biến nhất trong các sản phẩm AHA trên thị trường hiện này. Glycolic Acid giúp đào thải, loại bỏ lớp tế bào cũ xỉn màu, thúc đẩy da sản sinh tế bào mới. Từ đó, acid này đem lại hiệu quả làm giảm tình trạng mụn đầu trắng, trị thâm mụn, ngăn chặn các dấu hiệu lão hóa, giảm lông mọc ngược.

Đây cũng là dạng acid tan trong nước và có kích thước phân tử khá nhỏ nên có khả năng thẩm thấu vào da tốt, đem lại hiệu quả nhanh hơn so với những loại AHA khác.

AHA - Lactic Acid

Cũng là dạng AHA tan trong nước, nhưng có kích thước phân tử lớn hơn Glycolic acid nên hiệu quả kém hơn và cũng nhẹ nhàng, ít ích ứng với da hơn.

Nếu khi xưa, bạn từng nghe câu chuyện Cleopatra tắm sữa mỗi ngày để da mịn màng, thì đó chính là bởi trong sữa rất giàu Lactic acid. Giống như những loại AHA khác, Lactic acid có khả năng tẩy tế bào chết, ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa của da.

AHA - Mandelic Acid

Là loại AHA có chiết xuất từ hạnh nhân hoặc từ táo, được sử dụng nhiều trong vài năm trở lại đây. So với 2 loại acid bên trên, Mandelic Acid nhẹ nhàng hơn, kích thước phân tử cũng lớn hơn nên ít kích ứng với da, da nhạy cảm có thể sử dụng.

Nếu như 2 loại AHA bên trên chỉ tan trong nước thì Mandelic Acid lại có khả năng tan cả trong nước lẫn trong dầu. Do đó, nó có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, điều trị mụn. Tóm lại, nếu da bạn nhạy cảm và bị mụn thì bạn nên sử dụng các sản phẩm AHA dạng Mandelic Acid hơn là Glycolic Acid.

Ngoài 3 dạng trên, thì AHA còn có dạng Citric Acid và Tartaric Acid. Nhưng 2 loại này không quá phổ biến và cũng chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về khả năng tác động lên da. Hai dạng acid này thường được thêm vào sản phẩm để hỗ trợ các dạng AHA khác hoạt động tốt hơn.

BHA - Salicylic Acid

Salicylic Acid thực chất là loại acid có nguồn gốc từ cây cỏ nhưng thường được các công ty mỹ phẩm gọi tắt là BHA. Salicylic Acid có tính kháng viêm nhẹ và khả năng tan trong dầu, nên sẽ thẩm thấu sâu vào da giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, làm mềm nhân mụn, giảm thiểu tình trạng mụn đầu đen, đồng thời khiến da khỏe mạnh hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với Aspirin thì khả năng cao bạn cũng sẽ dị ứng với Salicylic Acid. Ngoài ra, Salicylic Acid cũng rất dễ gây khô da và khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng.

Betaine Salicylate

Đây là loại BHA nhẹ nhàng hơn so với Salicylic Acid, hiệu quả thấp hơn nhưng cũng ít kích ứng và đỡ gây khô da hơn. Nếu bạn mới bắt đầu sử dụng BHA thì nên sử dụng dạng Betaine Salicylate sau đó mới chuyển sang Salicylic Acid.

LHA - Capryloyl Salicylic Acid

Đây là 1 dạng ester của Salicylic Acid mới được nói đến phổ biến trong vài năm trở lại đây. LHA có rất nhiều ưu điểm khi vừa tan trong dầu vừa tan trong nước, nên vừa có khả năng tẩy lớp da chết bề mặt, lại thẩm thẩm làm sạch sâu lỗ chân lông của da. Nói nôm na, LHA có thể đảm nhiệm chức năng của cả AHA lẫn BHA.

Ngoài ra, nếu như BHA và AHA chỉ hoạt động trong điều kiện pH thấp từ 4 trở xuống, thì LHA lại hoạt động trong điều kiện pH tự nhiên 5,5 của da, và khả năng kích ứng của nó cũng thấp hơn. Vậy nên hầu hết mọi người đều có thể sử dụng LHA, nhất là những trường hợp mụn viêm, mụn đầu trắng, mụn đầu đen, hoặc chống lão hóa.

Tuy nhiên, vì hoạt chất này khá mới nên trên thị trường không có nhiều sản phẩm chứa LHA

PHA - Polyhydroxy Acid

PHA bao gồm Gluconolactone và Lactobionic Acid được coi là AHA thế hệ mới khi có khả năng tẩy tế bào chết, làm mịn da, tăng collagen, giảm nếp nhăn…Tuy nhiên vì có cấu trúc phân tử lớn, nên PHA không thẩm thấu nhiều vào da, khả năng kích ứng cũng vì thế mà thấp hơn AHA thông thường.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, PHA cũng là một chất chống oxy hóa, nó không khiến da chúng ta nhạy cảm dưới ánh nắng như AHA thông thường, mà ngược lại còn có tằng khả năng bảo vệ da.

Cũng giống như LHA, trên thị trường hiện này cũng không có nhiều sản phẩm chứa PHA.

Azelaic Acid

Nếu bạn có mụn ẩn hoặc có nhiều vết thâm nám, mà da bạn lại nhạy cảm và bị kích ứng với các sản phẩm chứa AHA, BHA hay retinoids; thì bạn có thể thử sử dụng các sản phẩm chứa Azelaic Acid.

Đây là loại acid tự nhiên có nguồn gốc từ ngũ cốc như lúa mì hay lúa mạch. Trong chăm sóc da, Azelaic acid có tác dụng: kháng khuẩn, điều trị mụn trứng cá; giảm chứng đỏ mặt [rosacae]; tẩy tế bào chết, giảm mụn đầu đen; làm mờ các vết thâm nám. Tuy nhiên, Azelaic acid lại nhẹ nhàng, lành tính và ít tác dụng phụ hơn so với những loại AHA và BHA khác.

Video liên quan

Chủ Đề