Vì sao bạn muốn làm việc ở đây

Tại sao bạn lại muốn làm việc ở đây? Bạn có thể mang lại những gì cho công ty? Hầu hết buổi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ luôn hỏi tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty của họ. Chính vì vậy, câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" trở thành một trong những câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất.  Cùng Vieclam123.vn tìm hiểu cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi “Tại sao bạn muốn làm việc ở đây nhé?”

Điều người phỏng vấn muốn là một câu trả lời thật, chất lượng từ ứng viên. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan tâm của bạn đối với công việc và công ty, đồng thời để kiểm tra xem liệu bạn có dành thời gian để nghiên cứu công ty hay không.

Khi phỏng vấn những ứng viên tiềm năng, người phỏng vấn muốn xác định xem ứng viên nào là người thực sự mong muốn công việc và sẽ thực sự nỗ lực để cải thiện công ty, trái ngược với những ứng viên chỉ cần một công việc, bất kể công việc đó là gì và không cần biết vị trí đó đòi hỏi ra sao.

2. Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn xin việc "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Ứng viên cần chuẩn bị sẵn sàng và thể hiện sự hiểu biết về công ty. Câu trả lời của ứng viên sẽ thể hiện rằng họ có là người phù hợp với văn hóa và sứ mệnh của công ty hay không. 

2.1. Tìm hiểu thông tin về công ty

Ứng viên có thể tìm kiếm thông tin trên Google hoặc website chính thức của công ty trong phần "Giới thiệu về chúng tôi". Đồng thời, ứng viên có thể tìm hiểu về các mục tiêu của công ty trên trang web của họ, xem xét xem liệu các mục tiêu đó có tương thích với các mục tiêu cá nhân của bạn hay không. 

Có sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin trả lời tốt câu hỏi này hơn, từ đó gây được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. 

Đương nhiên bạn sẽ không thể tìm hiểu tất cả mọi thứ về công ty chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là khi bạn chỉ là người xem bên ngoài, nhưng hãy cố gắng tìm kiếm nhiều thông tin nhất có thể. Hãy xem trang web của công ty, đọc báo cáo hàng năm của họ và theo dõi họ trên mạng xã hội. Hãy trang bị bản thân với thật nhiều kiến thức về công ty để bạn có thể sẵn sàng, tự tin trả lời câu hỏi này. 

2.2. Tìm điểm chung giữa mục tiêu cá nhân và mục tiêu công ty

Gắn kết các kỹ năng của bạn với mục tiêu của công ty. Dựa trên những tìm hiểu của bạn về công ty, hãy gắn kết các kỹ năng trong công việc của bạn với những kỹ năng cần thiết để giúp công ty đạt được thành công của họ. Liệu bạn và những kỹ năng của bạn có thể đóng góp được gì cho công ty? [Đừng kể lể về những kỹ năng không liên quan]

2.3. Trả lời chân thành, ngắn gọn

Hãy thẳng thắn, mặc dù bạn muốn những kỹ năng của mình đúng trọng tâm và phù hợp với các mục tiêu của công ty nhất có thể, đừng phóng đại hay nói dối về khả năng của bản thân. 

Đồng thời, giữ cho câu trả lời của bạn đủ ý nhưng ngắn gọn nhất có thể vì bạn sẽ không muốn mắc lỗi khi đang phỏng vấn xin việc. Luyện tập và chuẩn bị trước sẽ giúp bạn sẵn sàng cũng như tự tin thể hiện bản thân mình hơn. 

2.4. Những điều không nên nói

Đừng tập trung câu trả lời vào các đặc quyền của công ty. Đừng chỉ chăm chăm tập trung vào lợi ích và đặc quyền của công ty. Họ có thể có một chế độ bảo hiểm y tế tốt hoặc có một chính sách nghỉ ốm nhiều cho nhân viên, nhưng đừng đề cập đến những điều như vậy trong lúc trả lời loại câu hỏi này. 

Đừng đề cập đến vấn đề tiền lương. Đừng nói về vấn đề mức lương trừ khi người phỏng vấn tự đề cập đến.

Đừng đề cập đến những vấn đề quá tế nhị hoặc mang tính cá nhân. Đừng khơi gợi, bắt đầu bất kỳ cuộc hội thoại mang tính cá nhân nào với người phỏng vấn. Điều đó sẽ thể hiện rằng bạn là người thiếu chuyên nghiệp. 

3. Các câu trả lời tham khảo cho câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Dưới đây là một số ví dụ về các câu trả lời mẫu hay nhất, chúng có thể sẽ giúp bạn định hình được câu trả lời cho riêng mình. 

Ví dụ 1: 

“ Công ty bạn nổi tiếng trên toàn thế giới về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và tôi lại có nhiều kinh nghiệm trong mảng tiếp thị các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Những điều này khiến tôi bị hấp dẫn bởi các cơ hội mà vị trí này có thể đem lại”

=> Từ câu trả lời này, người phỏng vấn sẽ thấy rằng bạn đã tìm hiểu về công ty từ việc mặt hàng chính của công ty là gì cho đến thế mạnh của họ. Hơn nữa, câu trả lời cũng cho thấy những mục tiêu sự nghiệp cá nhân của bạn khá phù hợp, tương đồng với mục tiêu phát triển của công ty. 

Ví dụ 2: 

“Doanh nghiệp của bạn được biết đến với sự tận tâm trong việc cải thiện, làm cho công ty ngày càng phát triển, trở nên tốt đẹp hơn theo chiều hướng tích cực cho cả nhân viên và các cộng đồng ngoài công ty. Và tôi rất muốn có cơ hội được sử dụng 10 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực quảng cáo của mình để góp phần hỗ trợ, làm thay đổi cả công ty và cộng đồng cùng bạn.”

=> Những người phỏng vấn sẽ muốn biết rằng liệu một ứng viên cho vị trí công việc có thực sự quan tâm đến việc phát triển công ty hay không. Câu trả lời trên thể hiện rằng bạn sẽ quyết tâm sử dụng các kỹ năng công việc có sẵn của mình để phát triển cũng như cải thiện lợi nhuận của công ty.

Ví dụ 3: 

“Công ty bạn không phải chỉ là một mô hình dẫn đầu trong ngành cùng với nguồn tài chính dồi dào và một bộ máy tổ chức kinh doanh hiệu quả, tôi còn theo dõi công ty bạn trên trang Facebook và Twitter cá nhân - nơi mà người sử dụng các sản phẩm của công ty hoạt động rất nhiệt tình. Trên thực tế, bản thân tôi cũng là một người sử dụng sản phẩm của công ty và tôi rất mong muốn được tham gia vào quá trình phát triển cũng như phân phối sản phẩm.”

=> Bạn đã đi xa hơn cả việc tìm hiểu về công ty trong ví dụ này. Bạn đã không chỉ xem xét mô hình kinh doanh và nguồn lực tài chính tài chính của công ty [có thể thông qua tìm hiểu từ nguồn tin thân cận hoặc đọc bản báo cáo thường niên của công ty] mà còn theo dõi họ trên mạng xã hội. Bạn thậm chí đã sử dụng qua sản phẩm của họ. Bạn quan tâm đến việc giúp đỡ họ phát triển loại sản phẩm đó. Người phỏng vấn sẽ rất thích một câu trả lời như thế này.

Ví dụ 4: 

“Công ty bạn có danh tiếng rất tốt. Các đồng nghiệp cũ của tôi làm việc ở đây và họ đánh giá rất cao mức độ sẵn lòng của quý công ty trong việc cho phép nhân viên tự do đưa ra những ý tưởng lớn và được đảm nhiệm vai trò lãnh đạo trong các chiến dịch mới.”

=> Người phỏng vấn sẽ cảm thấy rất hài lòng khi biết bạn đã nói chuyện với những người khác đang làm việc tại công ty để xác định xem bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.

Ví dụ 5: 

“Tôi biết rằng công ty của bạn hiện đang nỗ lực hết mình để mở rộng thị trường ra quốc tế. Tôi đã làm việc trong lĩnh vực bán hàng toàn cầu suốt năm năm qua, vì vậy, tôi vô cùng chắc chắn rằng bản thân có thể giúp ích cho quý công ty đạt được mục tiêu này.

=> Bạn đã tìm hiểu mục tiêu và các kế hoạch trong tương lai của công ty cũng như xác định được các kỹ năng công việc cần có của bạn mà phù hợp với mục tiêu của họ trong tương lai.

Tổng hợp lại, một số lí do bạn nên đưa vào trong câu trả lời của mình như:

  • Danh tiếng của công ty

  • Danh tiếng của người lanh đạo

  • Thương hiệu sản phẩm

  • Văn hóa, giá trị công ty

4. Các mẹo để trả lời câu hỏi "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?"

Các câu hỏi có thể được hỏi tiếp theo 

Tổng kết

  • Tìm hiểu kỹ càng về công ty và văn hóa làm việc nơi đây.

  • Gắn kết các kỹ năng công việc của bạn với vị trí mà bạn đang phỏng vấn cùng những mục tiêu của công ty.

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

  • Hãy thực hành và chuẩn bị trước câu trả lời.

Với những chia sẻ của vieclam123.vn trên đây, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trả lời tốt câu hỏi  "Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?" và tự tin hơn trong buổi phỏng vấn.

Chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa thành công trong cuộc phỏng vấn xin việc đó là sự “chuẩn bị”. Nếu bạn được người phỏng vấn hỏi rằng “Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi?” Lúc đó bạn cần phải được chuẩn bị sẵn những phương án trả lời thích hợp. Nếu bạn không chuẩn bị trước những câu trả lời cho câu hỏi đó, lúc đó bạn sẽ lúng túng và trình bày một cách không thành thật, người phỏng vấn sẽ nghĩ bạn thích làm việc ở công ty họ vì mục đích tìm kiếm những lợi ích cho riêng bạn.

Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước theo những gợi ý sau:

Đầu tiên, điều trước tiên bạn cần phải làm là bắt đầu mô tả sơ lược những hiểu biết về công ty của họ mà bạn đã tìm hiểu qua trước đó. Bạn nên đưa ra một số hiểu biết sơ lược về công ty họ như là: công ty họ đã bắt đầu hoạt động như thế nào, làm thế nào để tồn tại trên thị trường hiện nay và có những kế hoạch hợp lý nào cho tương lai?

Bạn có thể đưa ra những phương án trả lời chung chung như là: Tôi tin đây sẽ là môi trường để tôi thể hiện tốt khả năng của mình”, nhưng nếu bạn muốn làm tăng thêm cơ hội thành công, bạn có thể đưa ra những lý do cụ thể, rõ ràng hoặc những lý do giải thích vì sao bạn muốn gia nhập vào công ty họ.

Thứ hai, để trả lời tốt câu hỏi này, bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn và các phương án trả lời, để nhắm vào mục đích được trở thành ứng viên thích hợp nhất cho công ty của họ. Với tất cả những gì bạn nói đó đều có liên quan với nhau và được cân nhắc kỹ. Khi bạn được hỏi về công việc trước đây, với những kinh nghiệm và kỹ năng đã có của bạn, thì bạn nên trả lời một cách trung thực và chính xác về bạn, nếu bạn không trả lời trung thực nhà tuyển dụng sẽ có cách nhận biết ra ngay bằng sự từng trải của họ, hoặc họ sẽ liên hệ với những nơi mà bạn đã từng làm việc để tìm hiểu về bạn.

Thứ ba, để trả lời câu hỏi: “Vì sao bạn muốn làm việc cho công ty của chúng tôi”? Bạn nên đi sâu vào trình bày những hiểu biết cụ thể, chính xác nhất về công ty họ. Bạn không cần nêu lên lịch sử thành lập công ty mà chỉ cần nêu lên những lĩnh vực chuyên môn và hệ thống sản xuất của công ty họ. Biết được tầm nhìn và sứ mệnh của công ty, những mục tiêu của họ và làm thế nào để bạn có thể đóng góp tài năng của mình để làm cho công ty họ càng tăng trưởng hơn nữa trong vai trò là một nhân viên mới. Nếu bạn là một người rất am hiểu, và với mong muốn được gia nhập vào công ty họ thì nhà tuyển dụng sẽ nhận biết được sự thành thật của bạn, và khả năng để thành công đang đến gần với bạn.

Thứ tư, sẽ không có tai hại gì nếu bạn có thể tâng bốc một chút. Bạn có thể khen ngợi và nêu ra những mặt tốt về công ty họ. Nên nhớ, hãy giữ cho sự tâng bốc của bạn thật khôn khéo tương xứng với nhiều lời ca ngợi của những khách hàng và người tiêu dùng của họ ngoài thị trường. Và tất nhiên, sau đó bạn sẽ có được một cái nhìn tốt từ phía nhà tuyển dụng.

Ngoài ra, để trả lời tốt câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn đang tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp hơn và đây là công ty mà bạn rất mong muốn được gia nhập để mở ra nhiều cơ hội và phát huy giá trị thực sự của bạn. Đáp lại rằng, bạn có thể giúp công ty họ bằng những kinh nghiệm và kỹ năng làm việc của mình.

Cuối cùng, hãy cung cấp những điều mà bạn có thể trở thành một cỗ máy vận hành tốt và một phần hữu ích cho công ty họ. Luôn luôn thể hiện chúng với sự quan tâm và sự sẵn lòng làm việc để thực hiện thành công những mục tiêu của họ.

Video liên quan

Chủ Đề