Bị ung thư vòm hầu thì sống được bao lâu

Ung thư vòm họng thường có những triệu chứng giống như bệnh cảm cúm, sổ mũi thông thường nên khiến nhiều người chủ quan, không phát hiện bệnh kịp thời. Theo báo cáo của GLOBOCAN 2020, Việt Nam có 6.040 ca mắc mới, xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến của nước ta. Hiện nay, không có con số chính xác nào cho biết bệnh nhân ung thư vòm họng sống được bao lâu mà chỉ có tỷ lệ sống theo mốc thời gian [5 năm hoặc 10 năm]. Trong bài viết này, IIMS Việt Nam sẽ giải đáp cụ thể hơn về khả năng sống của từng giai đoạn bệnh ung thư vòm họng.

Theo báo cáo của Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới [UICC], trong năm 2020, Việt Nam có 3.706 ca tử vong do ung thư vòm họng. Hiện nay, giới khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây đột biến gen hình thành các tế bào ác tính ở vòm họng. Tiên lượng sống của bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn bệnh, tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, v.v. nên sẽ không có câu trả lời cụ thể và chính xác nhất. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân giai đoạn đầu kết hợp điều trị có thể lên đến 70-90%. Thời gian phát hiện bệnh càng lâu thì tiên lượng sẽ càng xấu. Với người ung thư vòm họng giai đoạn 3 hoặc 4 cơ hội sống trên 5 năm chỉ còn 15-30%.    

Tỉ lệ sống ở bệnh nhân ung thư vòm họng

Các tế bào ung thư giai đoạn đầu chỉ đang ở mức độ khởi phát, các khối u có kích thước nhỏ, chưa có sự di căn hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng nên khả năng sống trên 5 năm của người bệnh giai đoạn 1 lên đến 90%. Tuy nhiên, ở giai đoạn này không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh thông thường khác nên ít người phát hiện kịp thời, vô tình bỏ qua thời điểm “vàng” để chữa trị.

Các khối u của ung thư vòm họng giai đoạn 2 có kích thước khoảng 4-6cm và đã xâm lấn tới các bộ phận như khoang miệng, khoảng cận hầu, hốc mũi cùng những triệu chứng đi kèm như chảy máu mũi, ho dai dẳng, sưng cổ, hạch cổ, thường xuyên chóng mặt, đau họng, v.v. Vậy ở giai đoạn này, ung thư vòm họng sống được bao lâu? Các tế bào ung thư vẫn chưa di căn sang các cơ quan khác mà vẫn còn nằm trong thanh quản. Do đó, nếu người bệnh có phương pháp điều trị thích hợp, tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh giai đoạn 2 rơi vào khoảng 60%.

Khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 3 thì các khối u ác tính đã có dấu hiệu di căn sang các bộ phận khác. Người bệnh cũng sẽ gặp các triệu chứng rõ rệt như đau nửa đầu một cách dữ dội, xuất huyết hạch dưới hàm, thường xuyên chóng mặt, đau đầu, v.v. Tình trạng tổn thương của cơ thể trở nên nặng hơn do khối u phát triển nhanh chóng chèn ép trực tiếp lên các vùng ở vòm họng. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của bệnh nhân lúc này chỉ còn khoảng 30%.

“Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu” là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân khi các phương pháp điều trị đều không mang lại kết quả do các khối u ác tính đã di căn ra khắp cơ thể, gây nên những tổn thương nặng nề. Khi tế bào khỏe mạnh bị tấn công và phá hủy sẽ khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể suy giảm, dễ bị nhiễm trùng cùng những triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, ù tai, chảy máu mũi, tê bì nửa mặt, v.v. Trong thời điểm này, các bác sĩ chỉ có thể tập trung điều trị giảm nhẹ để nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Tỷ lệ sinh tồn trên 5 năm của người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối chỉ còn dưới 15%.

Bệnh nhân ung thư vòm họng sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng sẽ gây cản trở và ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt, ăn uống bình thường của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau giúp cải thiện các tình trạng và triệu chứng bệnh: 

  • Sử dụng các thực phẩm mềm như cháo, súp, thức ăn đã xay nhuyễn, cắt nhỏ, v.v. giúp giảm thiểu các tình trạng đau đớn, sưng tấy khi nuốt thức ăn. 
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn thành 5-6 bữa trong ngày giúp người bệnh ăn được nhiều hơn, giảm áp lực tiêu hóa.
  • Không sử dụng các bia rượu, thuốc lá, chất kích thích vì có thể làm cho vùng cổ bị sưng tấy và tổn thương nghiêm trọng.
  • Luyện tập một số động tác thể dục thể thao phù hợp để nâng cao sức khỏe, giữ cho tinh thần luôn tích cực, tỉnh táo.
  • Lắng nghe lời khuyên của bác sĩ để điều chỉnh các thói quen, chế độ sinh hoạt lành mạnh, tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị. 

Những lưu ý dành cho bệnh nhân ung thư vòm họng

Theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản 2020, so với thế giới, đất nước mặt trời mọc xếp thứ 2 về tuổi thọ trung bình của nữ giới và thứ 3 về tuổi thọ trung bình của nam giới. Chính phủ Nhật Bản luôn dành nhiều sự quan tâm, đầu tư vào công tác nghiên cứu và điều trị ung thư. Tỷ lệ sinh tồn sau 5 năm, 10 năm của bệnh nhân ung thư xứ sở hoa anh đào cao hàng đầu thế giới. Do đó, hiện nay có rất nhiều người lựa chọn Nhật Bản làm điểm đến chữa trị ung thư an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. 

IMS là tập đoàn y tế và phúc lợi tổng hợp hàng đầu tại Nhật đã ứng dụng thành công nhiều phương pháp điều trị ung thư vòm họng tiên tiến nhất hiện nay như xạ trị bằng ion nặng, liệu pháp tế bào miễn dịch, v.v. Không chỉ giới hạn trong mạng lưới 139 cơ sở y tế trên toàn quốc, IMS còn liên kết với nhiều trung tâm, bệnh viện ung thư uy tín, lâu đời của Nhật như Bệnh viện Ariake – Hiệp hội nghiên cứu Ung thư [JFCR], Bệnh viện đại học Keio, Bệnh viện Trung tâm Ung thư Quốc gia Higashi, v.v. giúp đưa ra những tư vấn và khuyến nghị phù hợp nhất cho bệnh nhân. 

IIMS Việt Nam là văn phòng đại diện chính thức của tập đoàn y tế IMS tại Việt Nam, được quản lý trực tiếp bởi các chuyên gia người Nhật, cung cấp và hỗ trợ các dịch vụ xin visa y tế, đặt lịch khám tại bệnh viện Nhật, đồng hành cùng người bệnh khi khám, phái cử biên phiên dịch y tế chuyên nghiệp, v.v. Hỗ trợ để người bệnh được khám chữa bệnh tại Nhật với hiệu quả và chi phí tối ưu. v.v. 

Trên đây là những thông tin mới nhất giải đáp các thắc mắc về vấn đề “ung thư vòm họng sống được bao lâu”. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu quy trình điều trị ung thư vòm họng hiệu quả tại Nhật có thể liên hệ với IIMS Việt Nam để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Công ty TNHH Hỗ trợ Y tế Quốc tế IMS Việt Nam 

Hotline: 024 3944 0914

Địa chỉ: Tầng 11, tòa nhà Prime Center, số 53 Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.

Điều trị ung thư vòm họng tại Nhật Bản

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, xuất hiện khi những khối u ác tính đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Vậy, thời gian sống của bệnh nhân còn được bao lâu và phương pháp phòng ngừa như thế nào? Cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé!

Ung thư vòm họng bao gồm tất cả tình trạng tế bào đột biến phát sinh ở các bộ phận thuộc khoang miệng và vòm họng, chẳng hạn như:

Khi căn bệnh này xảy ra, nhiều khối u ác tính sẽ di căn đến những mô lân cận, các hạch bạch huyết ở cổ và thậm chí cả một số bộ phận khác trong cơ thể.

Theo thống kê từ Viện Ung thư Quốc gia, 39,1% là tỷ lệ sống sót tương đối trong vòng 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.

Bạn có thể quan tâm: Ung thư vòm họng là bệnh gì, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị?

Làm thế nào để xác định ung thư vòm họng giai đoạn cuối?

Sau khi chẩn đoán ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ tiếp tục xác định giai đoạn ung thư. Các chuyên gia sẽ dựa trên những yếu tố sau để đánh giá:

  • Vị trí tế bào đột biến phát sinh
  • Kích thước khối u
  • Phạm vi lan rộng của mầm bệnh ung thư
  • Mức độ nguy hiểm của khối u ác tính

Việc xác định giai đoạn ung thư sẽ hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định về các lựa chọn điều trị hiệu quả và phù hợp nhất.

Phân loại giai đoạn ung thư bằng hệ thống TNM

Hệ thống phân giai đoạn ung thư TNM là phương pháp xác định giai đoạn ung thư phổ biến nhất, bao gồm:

  • T: mô tả kích thước của khối u.
  • N: thể hiện số lượng tế bào đột biến lan đến các hạch bạch huyết gần đó.
  • M: đề cập đến tình hình ung thư đã di căn sang bộ phận khác hay chưa.

Theo hệ thống TNM, bệnh đã ở giai đoạn 4 là lúc kích cỡ của những khối u rất đa dạng và đã lan sang:

  • Một số mô gần đó, chẳng hạn như khí quản, miệng, tuyến giáp và hàm
  • Các hạch bạch huyết ở cổ
  • Những bộ phận không thuộc vòm họng như gan hoặc phổi

Theo thống kê từ nhiều chuyên gia trong khoảng một thập kỷ đổ lại, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh ung thư vòm họng tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh. Vậy, ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cụ thể như sau:

  • Mầm mống ung thư vừa phát sinh [giai đoạn 1]: 83,7%
  • Tế bào đột biến lan sang hạch bạch huyết và những mô gần đó: 65%
  • Gai đoạn cuối: 39,1%

Các phương pháp phòng ngừa ung thư vòm họng

Theo nhiều nhà nghiên cứu đến từ Viện Ung thư Quốc gia, ung thư vòm họng chiếm 3% các trường hợp ung thư mới sau này. Một số mô hình thống kê chỉ ra tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng, đặc biệt là ung thư vòm họng giai đoạn cuối tăng trung bình 0,7% mỗi năm trong một thập kỷ vừa qua.

Để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên thay đổi một số thói quen sống lành mạnh như sau:

  • Không hút thuốc, bao gồm cả thuốc lá, xì gà và thuốc lá điện tử. Nếu có thói quen này, bạn hãy bắt đầu thực hiện các bước để bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ. Bạn cũng có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ về các kế hoạch cai thuốc lá hiệu quả.
  • Hạn chế sử dụng thức uống chứa cồn như bia, rượu…
  • Tiêm chủng HPV đầy đủ
  • Điều trị dứt điểm bệnh trào ngược dạ dày – thực quản
  • Ăn nhiều rau củ quả và trái cây

Khi bạn nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng giai đoạn cuối, bên cạnh phương hướng điều trị, bác sĩ còn có thể cho bạn lời khuyên về triển vọng cũng như tỷ lệ sống sót. Bạn cần lưu ý rằng tỷ lệ sống sót sẽ còn phụ thuộc vào những yếu tố cá nhân như:

  • Sức khỏe tổng thể
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Khả năng đáp ứng với liệu trình điều trị

Ngoài ra, tỷ lệ sống tương đối không phản ánh những cải thiện gần đây trong biện pháp điều trị.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề