Cách đánh giá chênh lệch tỷ giá năm 2024

Trong các doanh nghiệp, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có những nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ hoặc có các khoản công nợ phải thu, phải trả cso gốc ngoại tệ, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán theo đơn vị tiền tệ thống nhất là “Đồng” Việt Nam. Vì thế các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá, bài viết dưới đây đề cập đến các vấn đề quy định về hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200.

Cách đánh giá chênh lệch tỷ giá năm 2024

1.Chênh lệch tỷ giá là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng tiền tệ khác sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau. Việc quy đổi từ ngoại tệ ra đồng Việt Nam về nguyên tắc phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch. Đồng thời doanh nghiệp phải phản ánh theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết của các tài khoản 111, 112, 113 và các khoản phải thu, phải trả.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sịn trong các trường hợp sau:

  • Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ.
  • Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo Cáo tài chính
  • Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Cách đánh giá chênh lệch tỷ giá năm 2024

2. Hạch toán chênh lệch tỷ giá theo thông tư 200

2.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái theo TT200 phát sinh trong kì (kể cả hênh lệch tỷ giá trong giai đoạn trước haotj động của các doanh nghiệp không do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ):

  1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157 , 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thwujc tế tại ngày gia dịch)

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

  1. Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cảu nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ…bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thwujc tế ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 627, 641, 642.

Có các TK 331, 341, 336…

  1. Khi ứng tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:

Nợ TK 331- Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế tại ngày ứng trước)

Nợ TK 635- Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111, 112 (theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 515-Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái)

  • Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã ứng trước cho người bán, kế toán nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thười điểm ứng trước, ghi:

Nợ TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 317, 241, 623, 627, 641, 642

Có TK 331- phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày ứng trước)

Đối với giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ còn nợ chưa thanh toán tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (ngày giao dịch), ghi:

Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 217, 241, 623, 627, 641, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)

Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá thực tế ngày giao dịch).

  1. Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…), ghi:

Nợ các TK 331, 336, 341,… (tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái).

  1. Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi:

Nợ các TK 111(1112), 112(1122), 131… (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)

Có các TK 511, 711 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).

  1. Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ:
  • Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

  • Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, kế toán phản ánh theo nguyên tắc:

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền bằng ngoại tệ đã nhận trước của người mua, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)

Có các TK 511, 711.

+ Đối với phần doanh thu, thu nhập chưa thu được tiền, kế toán ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi:

Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng

Có các TK 511, 711.

2.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh theo thông tư 200 do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

  1. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế tại thời điểm báo cáo:
  • Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,..

Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131).

  • Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…

  1. Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ: Kế toán kết chuyển toàn bộ khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại (theo số thuần sau khi bù trừ số phát sinh bên Nợ và bên Có của TK 4131) vào chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái), hoặc doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) để xác định kết quả hoạt động kinh doanh:
  • Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái).

  • Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái)

Có Tk 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131)

Chú ý: Không được dùng số tiền tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ cuối năm tài chính để phân chia lợi tức cho cổ đông hay chia liên doanh.

3. Phần mềm kế toán FTS Accounting, tự động đánh giá chênh lệch tỷ giá, hạch toán.
  • Xử lý chênh lệch tỷ giá ngoai tệ theo các các phương pháp: Bình quân tức thười, bình quân cuối kỳ, nhập trước xuất trước, đích danh.
  • Tính toán chênh lệch tỷ giá cuối kì
  • Tự động hạch toán, kết chuyển lãi lỗ cuối kì.
  • Hệ thống tự động sinh ra chứng từ xử lý chênh lệch tỷ giá khi kế toán thực hiện đối trừ công nợ nhiều đối tượng với loại tiền là ngoại tệ.

Các bước thực hiện đánh giá lại tỷ giá cuối kì trên phần mềm kế toán FTS:

Đường dẫn: Tổng hợp/ Chênh lệch tỷ giá.

Cách đánh giá chênh lệch tỷ giá năm 2024

Các thông tin cần khai báo:

  • Kỳ số liệu: Chọn kỳ số liệu đánh giá lại tỷ giá.
  • Tài khoản: Tài khoản có gốc ngoại tệ cần đánh giá lại
  • Loại tiền: Tiền tệ cần đánh giá lại
  • TK chênh lệch tỷ giá đối ứng với <> khi hạch toán bút toán đánh giá lại.
  • Tỷ giá: Tỷ giá ngân hàng tại thời điểm đánh giá lại.

Sau khi hoàn thành thông tin khai báo, nhấn << Đồng ý>> phần mềm sẽ tự động tính chênh lệch tỷ giá và tạo hạch toán tại ngày cuối kỳ số liệu.

Khi nào thì đánh giá lại chênh lệch tỷ giá?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh được ghi nhận khi có sự thay đổi tỷ giá hối đoái giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán của mọi khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Khi giao dịch phát sinh và được thanh toán trong cùng kỳ kế toán, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được hạch toán trong kỳ đó.

Tại sao phải đánh giá chênh lệch tỷ giá?

Chênh lệch tỷ giá là một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế toàn cầu. Nó không chỉ đơn thuần là sự khác biệt giữa giá trị của đồng tiền của các quốc gia khác nhau, mà còn phản ánh sự khác biệt về nền kinh tế, chính sách tiền tệ, hoạt động thương mại quốc tế và nhiều yếu tố khác.

Đánh giá chênh lệch tỷ giá là gì?

Chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Khi nào dùng tỷ giá mua và tỷ giá bán?

Tỷ giá mua vào được sử dụng để tính toán giá trị tiền tệ của khách hàng khi họ muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng. Tỷ giá mua vào thường thấp hơn tỷ giá bán ra và khách hàng sẽ mất một khoản phí nhỏ khi bán ngoại tệ cho ngân hàng.