Cầu gỗ lim huế bao nhiêu tiền năm 2024

Cầu đi bộ Huế là công trình nổi tiếng bên bờ sông Hương, được nhiều du khách ghé thăm, check-in khi đến với thành phố mộng mơ này. Hôm nay hãy theo chân MIA.vn để xem cây cầu gỗ lim này có gì đặc biệt mà thu hút nhiều du khách đến vậy nhé.

1.1 Cầu đi bộ Huế nằm ở đâu?

Cầu đi bộ Huế là một điểm du lịch còn khá mới mẻ tại thành phố nghìn năm lịch sử như cố đô Huế. So với Đại Nội, chùa Thiên Mụ hay nhà thờ Phủ Cam thì nơi đây không phải điểm đến quá hấp dẫn. Thế nhưng nhờ vị trí bên cạnh sông Hương và mới được tu sửa gần đây, nên cây cầu đã ngày càng có sức hút hơn đối với du khách tới Huế. Hầu hết các bạn trẻ tới đây để có view ngắm sông Hương và chụp những bức ảnh ấn tượng.

Cầu đi bộ Huế hay còn gọi là cầu gỗ lim Huế là tuyến đường đi bộ trên sông Hương. Cầu bao gồm cả phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, nối liền với công viên Lý Tự Trọng. Ngoài ra cầu gỗ lim còn nằm giữa cầu Trường Tiền Huế và cầu Phú Xuân. Vị trí này giúp nơi đây được nhiều du khách dù vô tình hay cố ý cũng sẽ ghé qua khi du lịch tại mảnh đất cố đô, đồng thời là nơi ngắm nhìn hoàng hôn vô cùng thơ mộng được nhiều du khách khen ngợi.

1.2 Đặc điểm của cầu đi bộ Huế

Cầu đi bộ Huế sử dụng vật liệu từ gỗ lim Nam Phi cao cấp, đây được mệnh danh và loại vật liệu “tứ thiết” (bao gồm đinh, lim, sến, táu) với sức chịu ẩm và chịu lực cực tốt. Ngoài ra lim cũng có khả năng chống mối mọt và phù hợp với đặc điểm thời tiết của Huế nói riêng và của Việt Nam nói chung.

Gỗ lim cũng mang lại cho cây cầu một mùi hương dịu nhẹ rất đặc trưng, khiến du khách vừa tản bộ vừa có cảm giác thư giãn và thoải mái. Ban đêm cả cây cầu sáng rực trong ánh sáng từ hàng trăm ngọn đèn lung linh, khiến không khí càng thêm lãng mạn, mộng mơ.

Khu vực cầu gỗ lim Huế nối dài với phố đi bộ nên được rất nhiều du khách ghé qua. Kiểu thiết kế đơn sơ và mộc mạc tại đây tạo nên một điểm nhấn rất riêng so với những cây cầu khác tại Huế. Từ trên cầu bạn có thể thu gọn vào tầm mắt những làn nước sông Hương lững lờ chảy, nhìn thấy bầu trời bao la bát ngát và những rặng cây xa xa.

2.1 Vốn đầu tư xây dựng cầu đi bộ Huế

Ngoài giá trị thẩm mỹ và du lịch, cầu đi bộ Huế còn mang ý nghĩa của tình hữu nghị Việt - Hàn khi được xây dựng bởi đội ngũ kiến trúc sư của cả hai nước. Cây cầu được khởi công vào năm 2018, thuộc dự án quy hoạch cảnh quan sông Hương, được tài trợ không hoàn lại bởi Chính phủ Hàn Quốc mà cụ thể hơn là Tổ chức KOICA. Toàn bộ dự án có tổng vốn đầu tư lên đến 6 triệu USD, trong đó cầu đi bộ Huế chiếm 53 tỷ đồng.

2.2 Quá trình xây dựng cầu đi bộ Huế

Năm 2020 cầu chính thức hoàn thành và đi vào hoạt động với chiều dài 400 mét, rộng 4 mét, tổng diện tích 2.443 m2. Ngay từ khi xây dựng phần thô, công trình đã nhận được rất nhiều sự chú ý của du khách bởi thiết kế mới lạ và sự góp mặt của đội ngũ kiến trúc sư nước ngoài.

Kết cấu cầu đi bộ Huế chắc chắn với bê tông cốt thép làm nền. Phần móng cầu được đổ vững chắc xuống lòng sông Hương. Phần sàn cầu là gỗ lim Nam Phi đắt đỏ, dày đến 5cm, có thể nói là loại vật liệu xa xỉ nhất có thể sử dụng để thiết kế, xây dựng một cây cầu. Để lát toàn bộ bề mặt cầu bằng gỗ lim, nhà đầu tư đã tiêu tốn đến 42 tỷ đồng. Ngoài ra phần lan can hai bên cầu là những thanh đồng kiên cố, tổng số 4100 thanh được nhập khẩu hoàn toàn từ Hàn Quốc.

Bên cạnh sự chắc chắn, cầu đi bộ Huế còn được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng chống nước 100%. Tất cả hệ thống dây điện và bóng đèn đều đảm bảo có thể ngâm dưới độ sâu nước đến 4 mét mà vẫn đảm bảo hoạt động bình thường. Trong suốt quá trình đưa vào khai thác và sử dụng, cây cầu cũng đã được lên kế hoạch vận hành, trùng tu liên tục để duy trì chất lượng. Vì vậy ngay cả trong những tình huống như bão lũ, ngập lụt, mực nước sông Hương lên cao cũng không tác động xấu hay có nguy cơ gây hư hại cho cầu đi bộ Huế.

Theo thông tin từ nhà đầu tư, thiết kế của cây cầu có khả năng chịu được ngập nước 2 mét trong 5 ngày liên tục mà không bị hư hại đến kết cấu. Như vậy đối với một tỉnh thành miền Trung thường xuyên phải hứng chịu những hình thái thời tiết tiêu cực như Thừa Thiên Huế, đây chắc chắn sẽ là một cây cầu lý tưởng với tuổi thọ bền lâu.

Xem thêm: Cầu Trường Tiền - Sáu vài mười hai nhịp nhớ thương của mảnh đất Cố đô

Với thiết kế độc đáo từ vật liệu đắt đỏ, thật không ngoa khi nói cầu đi bộ Huế không chỉ đẹp - độc - lạ mà còn sang - xịn - mịn. Nằm trên mặt sông Hương êm đềm, một bên là công viên với cây cối hoa lá tươi mát, một bên là dòng sông êm đềm, thơ mộng, nơi đây trở thành điểm check-in lý tưởng mà du khách không thể bỏ qua.

Màu sắc nâu trầm của gỗ lim dưới ánh nắng mặt trời ánh lên vẻ đẹp có phần trầm ấm, hoài cổ. Dãy lan can màu vàng tươi lại rất nổi bật, như vẻ đẹp vàng son của cố đô Huế suốt chiều dài lịch sử. Tại đây bạn chỉ cần tạo dáng trầm tư ngắm mặt nước lững lờ, hay phóng tầm mắt xa xa trông những ngôi làng nhỏ bên kia bờ thì cũng đã có những bức hình siêu đẹp.

Khác với những thành phố du lịch càng về đêm càng sầm uất, Huế lại càng về chiều thì càng thơ mộng, vắng vẻ. Người Huế trở về nhà rất sớm, khoảng 6h chiều đường phố đã thưa thớt. Lúc này bạn có thể tản bộ trên cầu, nhìn ngắm bầu trời đang tối dần, lắng nghe hơi thở của thời khắc ngày tàn trên mảnh đất cố đô ngàn năm văn hiến. Đặc biệt MIA.vn hi vọng bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng khung cảnh hoàng hôn rực rỡ tại đây, theo kinh nghiệm du lịch tự túc Huế của rất nhiều du khách thì cầu đi bộ chính là một trong những nơi ngắm hoàng hôn lãng mạn nhất.

Vào buổi tối khi những ánh đèn được thắp lên, toàn bộ cảnh vật lại càng lung linh huyền ảo hơn nữa. Ánh sáng vàng nhẹ dịu hắt lên mặt nước, cây cầu gỗ lim trầm tư giữa lòng thành phố Huế mộng mơ, lặng nghe những bài ca cổ vang vọng trên sông Hương, nghe tiếng cá quẫy đuôi nhẹ nhàng giữa lòng sông thăm thẳm. Bạn có thể ghé vào công viên mua ly chè Huế rồi cùng bạn bè ngồi trên cầu tận hưởng những cơn gió đêm mát mẻ, vừa ăn vừa kể những câu chuyện phiếm, vừa cảm nhận không khí của màn đêm dịu nhẹ và ngọt ngào, thư giãn tâm hồn mình giữa không gian tĩnh mịch.

Với quá trình xây dựng kỳ công cùng những đặc trưng riêng biệt, cầu đi bộ Huế xứng đáng là điểm đến hấp dẫn tất cả du khách khi đến với thành phố này. MIA.vn hi vọng bạn sẽ sớm có hành trình của riêng mình và cho chúng tôi biết những cảm nhận chân thật nhất của bạn khi tham quan cây cầu độc đáo này nhé.

Cầu gỗ lim ở Huế bao nhiêu tiền?

(TN&MT) - Với mức kinh phí đầu tư hơn 152 tỷ đồng, cây cầu gỗ lim “độc nhất vô nhị” trên sông Hương sẽ là điểm nhấn thu hút người dân và khách tham quan khi đến với Cố đô Huế.

Cầu gỗ lim Huế dài bao nhiêu mét?

Việc lựa chọn gỗ lim vừa cứng, bền, đẹp lại thân thiện với môi trường đã tạo nên sự “sang chảnh” cho chiếc cầu, bắt view cho du khách và người dân địa phương để chụp ảnh và thư giãn. Cầu có chiều dài khoảng 450m, rộng 4m cùng với hệ thống lan can 2 bên là 4100 thành đồng (nặng 7 tấn) nhập từ Hàn Quốc.

Cầu gỗ lim làm bằng gì?

Cầu gỗ lim Huế sở hữu chiều dài gần 400 m - chiều rộng là 4 m là sự kết hợp giữa màu nâu gỗ cùng vàng đồng vô cùng thú vị, độc đáo. Cây cầu được tạo nên từ gỗ lim cao cấp nhập khẩu 100% từ Nam Phi nên có tác dụng chịu ẩm và chịu lực cực tốt.

Ở thành phố Huế có câu gì?

Cầu ngói Thanh Toàn. Cầu ngói Thanh Toàn là cây cầu nổi tiếng của Huế thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. ... .

Cầu Trường Tiền. Nhắc đến cầu ở Huếthì Trường Tiền sẽ là cái tên được mọi người nghĩ ngay đến đầu tiên. ... .

Cầu gỗ lim Huế ... .

Cầu Phú Xuân. ... .

Cầu Dã Viên. ... .

Cầu Đập Đá ... .

Cầu Chợ Dinh. ... .

Cầu Bán Nguyệt..