Choáng vãng say sẫm mặt mày là bị gì năm 2024

Hầu hết trong chúng ta đều có ít nhất một lần gặp phải tình trạng đang nằm ngồi dậy, hoặc ngồi xuống đứng dậy bị hoa mắt, chóng mặt. Đây là hiện tượng bình thường, song nếu kéo dài có thể cảnh báo chứng hạ huyết áp tư thế đứng, dẫn đến nhiều nguy cơ có hại cho sức khỏe.

Khi chúng ta thay đổi tư thế ngồi, rồi đứng dậy quá nhanh, trái tim không thể điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây.

Và khoảnh khắc thay đổi nhanh chóng này đã ngay lập tức ảnh hưởng tới mắt của chúng ta, làm giảm lượng oxy và đường mà máu cung cấp cho võng mạc - vùng mắt chịu trách nhiệm phát hiện ánh sáng. Lúc này, võng mạc bắt đầu phát ra các tín hiệu ánh sáng lóe lên bất thường, hoặc có thể sẽ tối xầm lại. Việc hoa mắt chỉ xảy ra trong giây lát trước khi trái tim có thể điều chỉnh huyết áp về bình thường.

Choáng vãng say sẫm mặt mày là bị gì năm 2024
Chứng hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy kéo dài có thể cảnh báo bạn về một số bệnh lý như: hạ đường huyết, bệnh tim,... và bệnh hạ huyết áp tư thế đứng.

Nếu hiện tượng hoa mắt chóng mặt xảy ra thường xuyên, bạn cần lưu ý đến bệnh hạ huyết áp tư thế đứng - còn được gọi là hạ huyết áp tư thế - là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế đứng có thể làm cho cơ thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng, và có thể ngất xỉu.

Hạ huyết áp tư thế đứng có thể xảy ra cho bất cứ ai nhưng phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Hạ huyết áp tư thế đứng thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy nhiên, hạ huyết áp tư thế đứng lâu dài có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, cần đi khám bác sĩ nếu thường xuyên cảm thấy choáng váng khi đứng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn hoa quả là một cách hữu hiệu để khắc phục chứng chóng mặt. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị các bệnh liên quan đến tiền đình rất hiệu quả.

Một số thực phẩm dồi dào vitamin C như trái cây họ cam quýt, sơri, dâu tây, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, kiwi và rau lá màu xanh đậm.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể bởi đây là dưỡng chất rất cần thiết để cơ thể tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ. Bên cạnh đó, nó còn kích thích hệ thần kinh và hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, cải thiện chứng chóng mặt và buồn nôn.

Hãy ăn các loại thực phẩm như ngũ cốc, thịt gà, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu, chuối, quả óc chó, cải bó xôi và quả bơ để bổ sung Vitamin B6 cho cơ thể.

Công việc của em là làm xây dựng. Vào 1 hôm trời nắng em làm việc có hiện tượng choáng nhẹ nhưng vẫn làm cố. Lúc sau mới nghỉ thì vài ngày sau không có vấn đề gì. Bắt đầu từ sáng hôm tiếp theo thì em thức dậy thấy mỏi hết người, trong đầu váng nhẹ. Tử lúc đấy đến giờ em làm việc hay dùng điện thì váng đầu và nóng đỏ mặt, cảm giác nặng ở gáy. Bác sĩ tư vấn giúp em váng đầu, nóng mặt và choáng váng là dấu hiệu bệnh gì? Em cảm ơn bác sĩ.

Đặng Ngọc Thịnh (Hà Nội)

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Trần Quốc Vĩnh - Bác sĩ Cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Chào bạn,

Với câu hỏi “Váng đầu, nóng mặt và choáng váng là dấu hiệu bệnh gì?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Váng đầu hay còn gọi là xây xẩm, xâm xoàng, chóng mặt hay choáng váng (mức độ nhẹ) có thể do rất nhiều nguyên nhân gây ra như: thiếu máu, mất nước, giảm lưu lượng tuần hoàn máu lên não, căng thẳng – suy nhược thần kinh, hạ đường huyết, thiếu oxy não, ... Cũng có thể do bệnh lý tại não gây ra như: u não, hẹp tắc mạch máu não, ...

Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn có thể tạm giải thích theo những thông tin mà anh cung cấp như sau:

Bạn làm việc xây dựng, và bị choáng nhẹ trong khi làm ở thời tiết nắng nóng, vài ngày sau đó thì không có vấn đề gì. Có thể tại thời điểm anh làm việc anh có thể gặp phải những vấn đề như: mất nước điện giải do say nắng say nóng, hạ đường huyết do cung cấp năng lượng không đáp ứng đủ nhu cầu làm việc nặng hoặc môi trường ngột ngạt không đủ dưỡng khí, cũng có thể gặp trong trường hợp suy nhược cơ thể thoáng qua do làm việc gắng sức...

Giai đoạn sau thì từ lúc bạn ngủ dậy thấy mệt mỏi, đầu váng nhẹ, rồi sau đó khi dùng điện thoại thì váng đầu và nóng đỏ mặt, cảm giác nặng ở gáy. Cảm giác mệt mỏi là biểu hiện của tình trạng suy nhược cơ thể, váng đầu cũng có thể do những nguyên nhân đã kể ở trên. Nóng đỏ mặt cũng có thể gặp trong trường hợp như: tăng huyết áp. Tuy nhiên, cảm giác nặng ở gáy khi dùng điện thoại thì thường gặp ở những người sử dụng điện thoại nhiều và sai tư thế. Cúi nhiều, đặt biệt là nằm xem điện thoại (nằm trên giường, trên ghế sofa, trên võng...) ảnh hưởng nặng nề lên tư thế của cột sống cổ, gây viêm căng cơ vùng cổ và có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu lên não. Chưa kể ánh sáng từ màn hình thiết bị điện tử cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng thần kinh.

Để cải thiện tình trạng của bạn, xin gửi bạn vài lời khuyên nhỏ như sau:

  • Khi làm việc dưới trời nắng nóng cần che chắn phù hợp, uống nhiều nước, bổ sung điện giải, cung cấp đủ năng lượng, hạn chế làm việc trong môi trường bụi bẩn, kín, thiếu dưỡng khí. Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý khi làm việc nặng.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại, ipad, máy tính nếu có thể, tránh sai tư thế khi sử dụng các thiết bị này.
  • Vận động thể dục, ngủ đủ giấc... tránh stress để giảm nguy cơ suy nhược thần kinh.

Nếu sau 5 – 7 ngày tối ưu những điều trên mà tình trạng không cải thiện, bạn cần đến khám tại cơ sở y tế có khả năng chụp CT hoặc MRI (đánh giá xem có tổn thương não không), kèm theo làm các xét nghiệm như công thức máu (xem có thiếu máu không), chức năng gan thận, điện giải.. và được thăm khám tư vấn bởi Bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để giải quyết sớm và dứt điểm tình trạng trên.

Nếu bạn còn thắc mắc về tình trạng váng đầu, nóng mặt và choáng váng, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Choáng váng là triệu chứng của bệnh gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng thường là do một số bệnh lý như hạ huyết áp, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa hay do một số bệnh lý về tim mạch. Ngoài triệu chứng choáng váng, bệnh nhân còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như bủn rủn, lảo đảo, lú lẫn,…

Tai sao khi ngồi xuống đứng lên chóng mặt?

Khi chúng ta thay đổi tư thế quá nhanh như đứng lên ngồi xuống, hay đang nằm mà ngồi chồm dậy, tim sẽ không kịp điều chỉnh việc bơm máu thêm, khiến huyết áp giảm xuống chỉ trong vòng một phần nhỏ của giây, sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy bị hoa mắt, chóng mặt.

Tai sao lại chóng mặt khi đứng dậy?

Ngủ dậy bị chóng mặt không phải là một bệnh lý, mà là triệu chứng do các vấn đề sức khỏe như hạ đường huyết, thiếu máu, căng thẳng quá mức, kiệt sức,… gây nên. Với trường hợp này, bạn dễ cảm thấy choáng váng, mất thăng bằng khi vừa tỉnh dậy sau giấc ngủ ngắn hoặc dài. Chóng mặt có thể đi kèm với ngất xỉu hoặc co giật.

Bị xây xẩm chóng mặt nên làm gì?

Tiến sĩ McGowan khuyên, nếu bắt đầu cảm thấy xây xẩm, chóng mặt, buồn nôn, hoặc các triệu chứng khác kể trên, tốt nhất nên ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức. Điều này giúp máu lưu thông lên đầu, bảo vệ não và giảm thiểu bị thương nếu ngất xỉu. Một cách khác là thử căng cơ để tăng huyết áp.