Con cà ra sống ở đâu

Giới thiệu cho mọi người biết !!!

Cua lông Hồng Kông [Chinese mitten crab] - loại đặc sản được xếp vào hàng sang chảnh và ở Việt Nam hiện nay mới rộ lên phong trào săn lùng cua này để thưởng thức, nguồn chính chủ yếu nhập từ Trung Quốc, thực ra ở Việt Nam cũng có nhưng ít người biết. Chúng có tên là cua cà ra, cua ra, cua da, cua sông hoặc cua sông Hồng. Giá cua ở Việt Nam rẻ hơn rất nhiều so với cua nhập từ Trung Quốc, mặc dù y chang nhau.

Cua cà ra là đặc sản sống trên sông ở một số tỉnh phía Bắc. Đây là loài cua nước ngọt, con to nhất cũng chỉ lên đến 2 lạng, hai bên càng có đám lông đen [hoặc nâu, hơi vàng... tùy mùa], mịn, mượt - chỉ có ở sông Hồng khu vực Hà Nội và các sông của một số tỉnh như Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình... [đồng bằng Bắc bộ].

Loại cua sông này có vị ngọt thơm đặc trưng không giống như những loại cua ghẹ khác. Hương vị của nó cũng giống như cua dẹp.

“Cua tháng ba, cà ra tháng tám” là thời điểm cua cà ra chớm mùa nhưng chúng thực sự rộ nhất là vào tháng chín và tháng mười âm lịch. Đây là thời gian cua cà ra béo ngậy và thơm ngon nhất. Mùa cua cà ra ở Thái Bình bắt đầu khi tiết trời chuyển từ thu sang đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Cua cà ra được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cua rang me, cua hấp… nhưng món lẩu cua cà ra thực sự là món ăn cầu kỳ và ngon nhất.

Cua cà ra thường làm hang ở chỗ nước sâu cả chục mét hay trong các kè đá. Lòng sông thì phù sa đục ngầu nên chỉ có giác quan thứ sáu của thợ săn mới đoán định được vệt chúng đi. Khúc sông nào sâu nhưng nước không chảy mà chỉ vật loanh quanh là chỗ cà ra thích nằm nghỉ ngơi nhất. Loài cua này có tập tính đi ăn đêm nên bát quái phải thả từ trưa hôm trước đến sáng hôm sau mới nhấc.

Giá bán cua cà ra khi xưa cũng rất rẻ, thậm chí mời mọc mỏi mồm, gãy lưỡi cũng chẳng ai mua. Vài năm gần đây cua cà ra bỗng dưng thành đặc sản, giá một cân cua sông từ 200.000 - 300.000 đồng tùy to nhỏ nhưng không phải cứ có tiền là kiếm được. Trong đồng thì nông dân rải thuốc sâu, phân hóa học nên cà ra thành ra tuyệt tích, còn dưới lòng sông ngư dân kích điện tràn lan khiến chúng chẳng kịp sinh sôi.

Thứ 2, 09/10/2017 | 09:12:18

12,041 lượt xem

Nếu đã từng ghé qua Thái Bình, chắc hẳn bạn đã nghe nói đến loại cua rất đặc biệt tên gọi là cà ra. Loại cua sông có vị ngọt thơm đặc trưng không giống như những loại cua, ghẹ khác khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức sẽ không bao giờ quên.

Cà ra là một loại cua to gần bằng con ghẹ, trông giống cua đồng nhưng chân dài, mình to gấp ba, bốn lần cua đồng và mang một số đặc điểm khác biệt với họ nhà cua với hai càng cua có hai lớp lông như rêu bám vào, yếm cua cũng có lớp diềm rêu. Sông Hóa và sông Luộc chảy qua huyện Quỳnh Phụ có tổng chiều dài 35,5km. Mặc dù chảy qua các xã Quỳnh Giao, Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Hoa, An Khê, An Đồng, An Ninh nhưng chỉ có ở một số địa phương có cà ra sinh sống. Tháng 8 âm lịch đến cũng là lúc mùa cà ra bắt đầu. Có câu “cua tháng ba, cà ra tháng tám” là bởi tháng 8 âm lịch là thời điểm cà ra chớm mùa. Nhưng cà ra thực sự rộ nhất là vào tháng 9 và tháng 10 âm lịch bởi lúc này cà ra sẽ béo ngậy và thơm ngon nhất. Anh Nghiêm Xuân Hùng, xã Quỳnh Hoàng [Quỳnh Phụ] chia sẻ: Sinh ra và lớn lên ở vùng quê gắn liền với sông nước nên tôi khá hiểu con nước sông Luộc.

Trong ngôi nhà nhỏ của anh Hùng vừa là nơi tiếp khách vừa là nơi để anh bày đồ nghề bắt cà ra, đó là những chiếc lồng dài từ 4 - 5m, khi cần có thể gập gọn lại được. Anh bảo đây là “lồng bát quái”, chỉ loại ngư cụ này mới có thể giam được con cà ra suốt đêm trong lồng, khi chúng chui vào đó. Anh kể: Thường thì buổi tối, sau khi xếp gọn những chiếc lồng thành 2 chồng lớn tôi mang ra bờ sông, lái thuyền đến những nơi mà người trong nghề cho là nhiều cà ra. Trong lồng có mồi là cá khô, đó là “món ăn khoái khẩu của cà ra”. 

Theo anh Hùng, người làm nghề tự phân định với nhau khu vực thả lồng. Công việc của anh thường kết thúc lúc nửa đêm. Sáng sớm hôm sau ra thu lồng về. Vào thời điểm này là mùa nước lớn, lại chớm mùa nên cà ra bắt được không nhiều và không đều nhau, mỗi ngày anh bắt được khoảng 3 - 5kg. Bên cạnh cà ra, mỗi buổi đêm như thế, anh còn bắt được tôm, cá bống, cá ngạnh. Với giá cà ra sông hiện nay dao động từ 230.000 - 300.000 đồng/kg, đời sống gia đình anh đã được cải thiện rõ rệt.

Cua cà ra chớm mùa vào tháng bảy, tháng tám âm lịch nhưng rộ nhất là khi đông đến tức tháng chín, tháng mười, rất béo và đầy thịt. Lúc đó, cà ra sông vỡ tổ, không ở cố định trong hang mà đi từng đàn. Việc đặt bẫy đánh bắt cũng dễ hơn rất nhiều. Một con cà ra to có thể có trọng lượng lên đến 200g.

Người dân xã Quỳnh Hoàng và nhiều xã khác kể lại rằng, ngày xưa, khi cà ra còn nhiều, từng đám trẻ trong làng thường không ngủ trưa, mặc quần cộc rủ nhau đi đào cà ra. Lúc ấy cà ra ở trong đồng nhiều vô kể, chúng đào hang làm tổ hệt như cua. Để phân biệt hang cà ra và cua đồng rất dễ, cứ sáng ra, nhìn hang nào mà mụn nổi to bằng hạt đậu đen là hang cà ra còn mụn nổi to bằng hạt đậu tằm là hang cua đồng. Hang cà ra vừa sâu lại nhiều ngách thoát hiểm, phải đào bằng thuổng. Nhiều khi hang không thông nên đám trẻ thường cho một nắm vôi vào khiến chúng xót mình phải bò ra. Xưa cà ra nhiều lắm, có hang đếm được đến trên mười con. Đó là cách bắt cà ra ở đồng còn trên sông hồi ấy hầu như không có ai đi bắt cả bởi chưa có dụng cụ đánh bắt. Thân cà ra to, càng sắc nhọn lại hung dữ nên dễ làm rách lưới của ngư dân. Bên cạnh đó, ngày ấy giá cà ra cũng rất rẻ, thậm chí mời mãi cũng không có ai mua. Bởi vậy, khi cà ra mắc lưới họ chỉ giữ lại những con to, con nhỏ thả lại xuống nước.

Thực khách thích thú với chiếc “lồng bát quái” của anh Hùng.

Vài năm trở lại đây, cà ra sông lại trở thành món ăn đặc sản bởi chúng được gọi là thực phẩm sạch, chế biến được nhiều món ăn. Đôi khi, chỉ là món cà ra nấu canh đã làm mâm cơm gia đình thêm phần ấm cúng. Nhiều người lại thích món cà ra được bóc vỏ, bỏ càng, chặt đôi, rồi cho vào chảo chao mỡ. Những miếng cà ra đầy ắp gạch vàng thật thơm, chỉ nhìn thôi đã không thể cưỡng được ý muốn thưởng thức. Tháng 8, tháng 9 âm lịch cũng là lúc tiết trời mát mẻ, nhiều gia đình thích làm món lẩu cho những hôm sum vầy nên cà ra lại là một món ăn được các bà nội trợ yêu thích. Nước gạch óng vàng, thơm mùi hành phi với vị chua thanh dịu của dấm bỗng và ngọt ngào của gạch cua, nhưng đặc biệt hơn là thịt cà ra béo ngậy trong nồi lẩu nghi ngút khói. Cà ra được thả vào nồi nước lẩu khi vẫn còn sống hoặc bóc mai, xào gạch. Do vỏ cà ra mềm nên rất nhanh chín và khi ăn không cần dùng đến kìm kẹp như khi ăn các loại cua, ghẹ nên được rất nhiều người ưa thích. Bên cạnh đó, cà ra được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cà ra rang me, cà ra hấp…

Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay nhiều người đã nhân giống và nuôi thành công cà ra. Bởi vậy, hiện nay, ngoài thị trường gần như lúc nào cũng có cà ra. Cà ra đã trở thành đặc sản của những tỉnh sông nước như Thái Bình.

Đặng Anh

Mùa cà ra ở Ba Chẽ bắt đầu khi tiết trời chuyển từ thu sang đông kéo dài từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Cà ra có người còn gọi là cua lông, có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng to hơn nhiều, có con nặng đến 2 lạng. Hiện cà ra chỉ tồn tại trong tự nhiên, chưa ai nuôi được. Sông Ba Chẽ đầy nét hoang dã, là nơi sinh sống của cà ra.

Bắt cà ra trên sông Ba Chẽ.

Chưa có cách nào nuôi được cà ra

Ba Chẽ có khoảng 50 hộ chuyên sống bằng nghề săn bắt cà ra theo mùa, chủ yếu tập trung ở thị trấn và xã Thanh Sơn - xã khó khăn nằm cách trung tâm huyện khoảng 8km. Sông Ba Chẽ kéo dài suốt chiều dọc của huyện, nhưng chỉ có ở một số địa phương có cà ra sinh sống. Nhiều người đã “đau đầu” tìm cách đưa những con cà ra béo ngậy về “ao” nuôi của mình, nhưng đều thất bại. Năm 2004, đã có một “đại gia” thuê 3ha ở xã Đồng Rui [Tiên Yên] để nuôi cà ra, nhưng kết quả, phần thì chết, phần thì cà ra leo qua bờ ra ngoài, còn chủ nhân của nó thì “hết cách”. Cà ra chỉ xuất hiện theo mùa và chúng leo trèo rất giỏi. Đã có nhiều người tính chuyện dùng lưới chắn cả đoạn sông để nuôi cà ra tự nhiên, nhưng cũng thất vọng. Mùa hè, cà ra ẩn mình dưới lòng sông, nhưng sang mùa thu đông chúng ngoi lên rồi trèo qua các mắt lưới rất tài tình rồi thoát ra ngoài. Cuối cùng với cách này hay cách khác, người mang ý định nuôi cà ra vẫn chưa tìm được cách gì để “trị” được loại vật khó tính này, đành phải chấp nhận săn cà ra theo mùa.

Theo thời giá hiện nay tại chợ Ba Chẽ, mỗi kg cà ra giá 100.000 đến 120.000 đồng/kg.

Chuyện của người đánh bắt cà ra

Ở thị trấn Ba Chẽ có 15 hộ chuyên nghề bắt cà ra. Ông Đinh Văn Ngọc ở khu 5, thị trấn là người có tiếng về nghề này. Trong ngôi nhà nhỏ của ông vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi để ông bày biện đồ nghề bắt cà ra, đó là những chiếc lồng dài từ 4-5m, khi cần có thể gập gọn lại được. Ông Ngọc bảo đây là “lồng bát quái”, chỉ loại ngư cụ này mới có thể giam được con cà ra suốt đêm trong lồng, khi chúng chui vào đó. Đến ông là đời thứ 3 trong gia đình bám con sông Ba Chẽ sống bằng nghề đánh bắt hải sản. Nhưng ông mới làm nghề bắt cà ra bằng lồng bát quái từ 3 năm nay. Những năm trước, ông  bắt cà ra bằng lưới đánh cá. Bắt cà ra bằng lưới rất vất vả, vì chủ yếu bắt vào ban đêm và phải thức suốt đêm trên sông. Bây giờ có “lồng bát quái”, ông có thể ngủ sau khi thả lồng, lại bắt được nhiều cà ra hơn.

Ban đầu ông hơi ngần ngại, nhưng sau rồi cũng đồng ý cho tôi “mục sở thị” công việc của ông. Buổi tối hôm ấy, tôi theo ông Ngọc ra bờ sông. Ông xếp gọn những chiếc lồng thành 2 chồng lớn, rồi oằn lưng gánh ra bờ sông. Ông Ngọc khua nhẹ mái chèo, con thuyền lướt nhẹ trên dòng sông còn nhiều nét hoang sơ. Sông Ba Chẽ từ khu vực thị trấn về phía xã Nam Sơn sâu và rộng hơn các khu vực khác, có đoạn rộng đến vài trăm mét. Ông Ngọc từ từ thả khoảng 100 chiếc “lồng bát quái” trên chiều dài khoảng 6km từ khu 5 thị trấn Ba Chẽ qua xã Nam Sơn. Trong lồng có mồi là cá khô, mà theo ông là “món ăn khoái khẩu của cà ra”. Ông Ngọc bảo, người làm nghề tự phân định với nhau khu vực thả lồng. Công việc của ông kết thúc lúc nửa đêm. Sáng sớm hôm sau ra thu lồng về, được khoảng 4-5kg cà ra, giá bán từ 100.000-120.000 đồng/kg.

Cà ra được bày bán ở chợ Ba Chẽ.

Xã Thanh Sơn cũng là nơi có nhiều người làm nghề bắt cà ra. Dòng sông qua khu vực xã nhiều đoạn chảy mạnh. Thanh Sơn có thác Trúc, về mùa mưa nước chảy rất xiết. Trước đây, khi chưa có con đường 330 nối liền thị trấn Ba Chẽ với xã Lương Mông như bây giờ, người dân phải đóng bè hoặc chèo thuyền nhỏ xuôi theo dòng sông và thác Trúc, rất nguy hiểm, bởi địa hình nhiều mỏm đá gồ ghề, nhiều dải đá ngầm. Nhưng địa hình này lại là nơi sống thích hợp của cà ra. Vì thế mà Thanh Sơn có đến 20 hộ chuyên làm nghề bắt cà ra theo mùa. Cà ra bắt được nhiều khi chỉ tiêu thụ tại xã cũng không đủ, tuy số lượng hàng ngày lên đến hàng tạ. Các lái buôn cà ra ở Hạ Long, Cẩm Phả muốn thu gom nhiều phải đặt trước. Ở Thanh Sơn có Nhà hàng 100 tiêu thụ cà ra rất mạnh. Ông Trương Văn Giêng, chủ nhà hàng cho biết: “Đôi khi, chỉ từ món cà ra chao mỡ, cà ra nấu canh đã thu hút được khách đến với nhà hàng...”. Cà ra được bóc vỏ, bỏ càng, chặt đôi, rồi cho vào chảo chao mỡ. Những miếng cà ra đầy ắp gạch vàng thật thơm, chỉ nhìn đã không thể cưỡng được ý muốn thưởng thức món đặc sản này. Cách chế biến nữa là cà ra được giã nhỏ nấu với rau bồ công anh, là loại rau rất ngon ở Ba Chẽ, vừa là món ăn ngon, vừa là vị thuốc bổ dưỡng.

Theo ông Đinh Văn Ngọc, thì cà ra chỉ sống ở nước “đài hai” [tiếng địa phương chỉ loại nước sông khi có nước biển tràn vào thì mang vị mặn, nhưng khi nước biển rút thì vẫn là nước ngọt]. Cà ra rất kén môi trường sống, nên hầu như chúng chỉ có nhiều ở sông Ba Chẽ vì môi trường sống còn thích hợp. Có một vài nơi thuộc Đầm Hà và Tiên Yên cũng có cà ra, nhưng rất ít. Ở TP Cẩm Phả có con sông Mông Dương cũng là nước “đài hai”, nhưng tuyệt nhiên không có cà ra sinh sống vì các dòng suối bị ô nhiễm. Ông Ngọc bảo: “Sợ nhất là người dân sử dụng thuốc say để đánh bắt cá. Họ chặn một khúc suối rồi thả thuốc cho cá say lờ đờ. Đoạn sông nào bị nhiễm thuốc này thì cà ra rụng chân rồi chết hết; phải mất khoảng 3 tháng sau mới thấy cà ra xuất hiện trở lại...”.

Như vậy để cà ra tồn tại và phát triển, đem lại một nguồn lợi không nhỏ cho người làm nghề, cũng như tạo ra nét rất riêng cho hương vị ẩm thực Ba Chẽ, thì hiện tại chưa có cách bảo tồn nào tốt hơn là giữ cho môi trường được trong sạch.

Công Thành

Video liên quan

Chủ Đề