Vì sao doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu

Tại sao Doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?Một câu hỏi mà hầu hết các doanh nghiệp đều nghĩ tới khi xây dựng thương hiệu : " Tại sao chúng ta phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu?" Có rất nhiều lý do khiến doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho mình. Những lý do tiêu biểu nhất có thể thấy là:• Người tiêu dùng nhận biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của công ty khi có nhu cầu:Hệ thống nhận diện thương hiệu mang đến cho khách hàng những giá trị cảm nhận cả về lý tính lẫn cảm tính, gây ra cho khách hàng tâm lý mong muốn được sở hữu sản phẩm, được trải nghiệm dịch vụ mang thương hiệu của Doanh nghiệp đó.• Thuận lợi cho việc bán hàng, gia tăng doanh số:Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp sẽ tự tin trước khách hàng với sự xuất hiện của họ trong một hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn hảo. Đồng thời gia tăng niềm tin của khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm mà ở đâu họ cũng có thể thấy được thương hiệu đó.• Gia tăng giá trị của Doanh nghiệp:Tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và duy trì vị thế và uy tín với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác với hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp.• Tạo niềm tự hào cho nhân viên:Giá trị tinh thần, niềm tự hào khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng thương hiệu nổi tiếng mà ai cũng mong muốn sở hữu nó. Góp phần tạo động lực, niềm say mê và nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên.• Lợi thế cạnh tranh:Hồ sơ dự thầu của doanh nghiệp với đầy đủ các yếu tố nhận diện thương hiệu sẽ dễ dàng đánh bại các đối thủ cạnh tranh trong đấu thầu, và là cơ sở để dễ dàng thành công trong thương lượng.• Góp phần quảng bá thương hiệu và tồn tại lâu hơn những quảng cáo trên báo, đài...• Thể hiện tầm nhìn của doanh nghiệp và sức mạnh của thương hiệu.Nếu không xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu: • Khách hàng khó nhớ đến thương hiệu của doanh nghiệp khi có nhu cầu vì hình ảnh của thương hiệu đó chỉ chiếm một phần nhỏ, thậm chí là không có trong tâm trí khách hàng.• Đánh mất cơ hội khi cạnh tranh với các doanh nghiệp mang hệ thống nhận diện hoàn hảo hơn mình.• Nhân viên của bạn cũng sẽ trở nên mơ hồ khi bị khách hàng hỏi về thương hiệu, về các đặc điểm nhận dạng thương hiệu nếu doanh nghiệp không hình thành và xây dựng nên hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh.• Sự lủng củng, không thống nhất trong việc nhận diện thương hiệu sẽ làm doanh nghiệp mất đi khách hàng tiềm năng, khả năng kêu gọi đầu tư, hợp tác sẽ rất thấp. Và còn rất nhiều lý do khác để doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Bạn vẫn còn cảm thấy mơ hồ? Bạn chưa hình dung ra các bước thực hiện như thế nào? Hãy để Inter Brand Media cùng bạn tạo dựng thương hiệu, thiết lập hệ thống nhận diện cho doanh nghiệp của bạn. ……………………………………Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệuHệ thống nhận diện thương hiệu được xây dựng dựa trên sự kết hợp của nhiều yếu tố mang tính đồng bộ và nhất quán của Thương hiệu. Bao gồm: Tên thương hiệu [Brand Name], Logo, Màu sắc chủ đạo, Font chữ, Danh thiếp [Namecard], Website, Cách bố trí biển hiệu tại văn phòng trụ sở, cơ quan, Đồng phục - Bảng tên.....Để xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cần xây dựng một hệ thống liên kết chặt chẽ giữa các yếu tố trên.Brand name - Tên thương hiệu: Là từ hoặc cụm từ để khách hàng xác định công ty, sản phẩm hay dịch vụ của công ty. Tên thương hiệu cần tỏ ra mạnh mẽ, độc đáo, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, làm lay động giác quan người nghe/đọc, có khả năng thu hút sự quan tâm rộng rãi, đồng thời phải có âm sắc lôi cuốn. Tên thương hiệu cần phải xuất hiện bất ngờ trong suy nghĩ của người tiêu dùng, khi họ sắp ra những quyết định mua sắm, nếu không, cái tên đó hoàn toàn vô dụng. Logo: Là một chữ, một biểu tượng hay một hình ảnh đồ họa có thể phân biệt được công ty hoặc sản phẩm khi sử dụng thương hiệu trong quá trình giao tiếp. Đôi khi logo không chỉ đơn giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng còn là một thực thể không thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu. Bao gồm thành phần cơ bản của biểu tượng [Logo], font chữ của logo, sự bố trí và phối hợp màu sắc của logo, tỷ lệ kích thước chuẩn của logo.Danh thiếp [Name card]: Khi tiến hành thiết kế và in ấn name card phải chú ý đến màu sắc [Thể hiện và làm nổi bật được màu sắc đặc trưng của biểu tượng [Logo]. Thông tin đầy đủ, thiết kế đơn giản, sang trọng, đầy đủ thông tin về công ty nhưng không quá nhiều sẽ làm người nhận cảm thấy rối mắt. Website: Cũng là một yếu tố không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu của một công ty trong thời đại công nghệ phát triển. Thể hiện đẳng cấp của doanh nghiệp qua cách trình bày website, bố trí thông tin, cách phối hợp màu sắc chủ đạo của website và biểu tượng [Logo] của công ty. Giúp doanh nghiệp thể hiện rõ nét thương hiệu của mình không bị bỏ rơi lại phía sau cánh cửa công nghệ thông tin hiện đại. Tên miền cũng chính là thương hiệu của công ty trên Internet.Cách trang trí văn phòng trụ sở, cơ quan nơi làm việc cũng góp phần tạo nên một yếu tố để nhận diện về thương hiệu. Từ bảng hiệu, Banner cho đến các vật dụng cho văn phòng như bìa tài liệu, bao thư, bút viết, đĩa CD... có in biểu tượng [Logo] trên đó sẽ góp phần tạo ra một hệ nhận diện thương hiệu chặt chẽ và xuyên suốt.Các yếu tố khác góp phần tạo nên hệ thống nhận diện thương hiệu:1. Bảng hiệu trước sảnh hội sở, bảng hiệu sử dụng cho các chi nhánh2. Bảng chỉ dẫn:• Bảng thông báo nội bộ - Bảng nội quy.• Bảng chức danh.• Bảng chỉ dẫn các phòng ban3. Bộ giấy tờ văn phòng:• Hoá đơn• Tem hàng hoá• Phiếu xuất nhập hàng4. Danh thiếp cá nhân5.Danh thiếp công ty6. Danh thiếp hệ thống cửa hàng7. Folder kẹp hồ sơ [4 mặt]8. Đồng phục cho NV văn phòng, nhân viên bán hàng.9. Poster10. Leaflet11. Printad [Brochure]12. Backdrop.13. Quầy khu vực tiếp tân14. Cửa hàng bán lẻ15. Thư mời16. Vật dụng khuyến mại, quà lưu niệm:17. Banner Quảng cáo18. Mẫu email chuẩn. Và một yếu tố không thể thiếu trong hệ thống nhận diện thương hiệu đó là con người: Nhìn vào trang phục, bảng hiệu, phong cách - tác phong của đội ngũ nhân viên, quy trình làm việc khoa học bài bản mang đậm bản sắc văn hoá của doanh nghiệp đó làm khách hàng thêm tin tưởng và ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu của công ty.Để xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu phải kết hợp nhiều yếu tố cả về vật chất lẫn con người. Đảm bảo tính nhất quán, hợp lý và thể hiện được đúng ý nghĩa, theo đúng sứ mệnh của thương hiệu.

Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu luôn là bước đầu tiên trong quá trình xây dựng thương hiệu. Đó cũng là bước đi rất quan trọng quyết định hướng đi, mục tiêu, tham vọng của doanh nghiệp đó.

Xem thêm: Tổng hợp hệ thống nhận diện thương hiệu các ngành nghề

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm: 1] bộ nhận diện cốt lõi [tên, slogan, logo], 2] nhận diện thương hiệu doanh nghiệp [danh thiếp, hồ sơ năng lực, brochure, catalogue, phong bì thư…], 3] nhận thiện thương hiệu sản phẩm [bao bì, nhãn mác, tem,…], 4] nhận diện thương hiệu tại cơ sở kinh doanh [biển bảng, showroom, quầy kệ, poster,…] và 5] nhận diện thương hiệu điện tử [Website, page, blog…].

Xem thêm:  5 đặc điểm chung của bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp

Bộ nhận diện thương hiệu chính là nền tảng xây lên thương hiệu vững mạnh.

7 lí do sau đây sẽ giải thích lí do tại sao mọi doanh nghiệp đang nỗ lực không ngừng nghỉ để xây dựng bộ nhận diện thương hiệu cho riêng mình.

Bộ nhận diện thương hiệu giúp khách hàng “nhận diện” doanh nghiệp, sản phẩm. Nói một cách khác, bộ nhận diện tạo cho doanh nghiệp một hình ảnh rõ ràng, xác định, gợi hình, gợi cảm, dễ gọi tên khi nhớ đến, dễ liên tưởng khi muốn diễn tả. Không có bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp như một kẻ vô hình, không tên tuổi, không danh tính, không hình hài, không ai nhớ đến và không ai biết đến.

Bước đầu tiên khi muốn tiến vào trí nhớ và tình cảm của khách hàng, bạn phải có một cái tên và xác định được bạn là ai. Bộ nhận diện thương hiệu đang làm điều đó cho bạn, giúp cả một tổ chức đồ sộ thu gọn lại, dễ mô tả chỉ bằng một thứ gọi là “thương hiệu”.

Các hoạt động, chiến dịch marketing đều vận hành, chạy trên bộ nhận diện thương hiệu. Marketing sử dụng bộ nhận diện thương hiệu như những nguyên liệu nền tảng, biến tấu nó trở nên độc đáo, cách mạng, phong trào. Và cuối cùng những gì còn âm hưởng sau mỗi chiến dịch chính là yếu tố tạo nên bộ nhận diện: Tên, logo, slogan…

Chiến dịch Điện máy xanh làm cuộc cách mạng “xanh lẹt” + “vàng chói” trên chiến trường truyền thông, và những gì còn vang vọng trong mỗi khách hàng là âm vang cái tên Điện máy xanh và logo xanh vàng đầy ấn tượng. Bộ nhận diện thương hiệu đã đang sẽ làm nên những chiến dịch marketing thành công, có tập trung, có mục tiêu rõ ràng.

Khách hàng sẵn sàng trả nhiều hơn cho sản phẩm có tên tuổi. Xây dựng bộ nhận diện không chỉ giúp doanh nghiệp có được lớp áo thương hiệu giá trị tăng hàng năm mà còn cho khách hàng niềm tự hào khi sử dụng sản phẩm. Sử dụng sản phẩm, ngoài giải quyết vấn đề, khách hàng còn nhận được sự hãnh diện khi sở hữu sản phẩm. Điều này đã chứng tỏ giá trị tăng thêm của sản phẩm khi có thương hiệu. Sở hữu sản phẩm có thương hiệu như thế thì không một khách hàng nào ngại ngần bỏ thêm tiền để mua được sản phẩm đó. Lợi nhuận rõ ràng đang tăng lên.

Tên tuổi của thương hiệu lan rộng trên mọi kênh, phương tiện truyền miệng, truyền thông, tiếp cận nhiều người hơn. Cảm xúc có được như những khách hàng cũ của bạn, họ trở thành khách hàng mới. Doanh thu tăng.

Bộ nhận diện thương hiệu lúc này không còn là lớp áo đơn thuần, nó là một phần cấu tạo nên giá trị của sản phẩm.

Giá trị của doanh nghiệp được định giá hàng năm, không chỉ thông qua vốn cổ phần, hiệu quả hoạt động kinh doanh, tài sản cố định của công ty mà còn qua định giá thương hiệu. Những thương hiệu lớn trên thế giới có giá trị thương hiệu được định giá lên đến hàng trăm tỷ đô la như Apple [180 tỷ USD], Google [140 tỷ USD], Toyota [55 tỷ USD]…

Giá trị khổng lồ đó không phải là kết quả ngày một ngày hai mà là thành quả của cả một quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Trong đó, bộ nhận diện thương hiệu đóng vai trò chính.

Không một thương mạnh nào không hình thành từ bộ nhận diện thương hiệu.

Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có danh tiếng luôn là niềm tự hào của nhân viên công ty. Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm cả bộ nhận diện văn phòng [đồng phục, tài liệu, thiết bị văn phòng…] giúp nhân viên yêu mến công ty hơn, chăm chỉ làm việc hơn và luôn gắn bó với công ty.

Thương hiệu không chỉ kêu gọi khách hàng mà còn hấp dẫn rất nhiều đối với nhân viên mới. Các công ty có tên tuổi luôn có lượng đơn xin việc cao và thu nhận được nhiều người tài năng phục vụ cho công ty. HÌnh ảnh công ty xây dựng từ bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp luôn lấp lánh đối với các ứng sinh.

Bộ nhận diện thương hiệu được xây dựng không chỉ nhằm mục tiêu tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà nhiệm vụ của nó là nhắm đến việc tác động vào nhận thức, cảm nhận của khách hàng, đối tác về sự chuyên nghiệp và tin cậy của thương hiệu. Sự thuyết phục là sức mạnh mà bộ nhận diện thương hiệu tạo ra.

Đứng giữa hàng chục hợp đồng giống nhau về giá, chất lượng, thương hiệu của bạn được nhận diện rõ nhất sẽ tạo ra được sức cạnh tranh quyết định đến sự lựa chọn khách hàng, đối tác.

Sản phẩm của bạn được tung ra thị trường sẽ được đón chào nồng nhiệt nếu được nhận diện tốt, dễ nhớ, dễ cảm.

Một thương hiệu không có tầm nhìn, không thể hiện được tầm nhìn và sự mạnh mẽ của mình như đang nói với cả thiên hạ rằng mình là một người khiếm thị và yếu đuối. Bạn phải thể hiện được tầm nhìn của mình để tự khẳng định mình là một con thuyền lớn hướng tới đại dương. Khi nhìn thấy con thuyền đó, ai cũng sẽ có ngay cảm giác hứng khởi, khâm phục và tin tưởng. Bộ nhận diện thương hiệu là công cụ truyền bá tầm nhìn hiệu quả nhất, thuyết phục nhất qua những ứng dụng như tên, slogan, logo…

Bộ nhận diện còn khuếch trương sức mạnh, uy thế như tiếng tù và trước cuộc chiến. Trong bất cứ cuộc chiến nào, uy thế ai lớn hơn sẽ áp đảo được đối thủ. Trên thị trường, ai có tên tuổi hơn, có ảnh hưởng đến đám đông khách hàng luôn là người chiến thắng.

Bộ nhận diện thương hiệu chuẩn mực luôn thực hiện đúng và hiệu quả vai trò của mình. Giúp doanh nghiệp rất nhiều trong thực hiện hoạt động kinh doanh, đạt được hoài bão tham vọng của công ty. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ khi mới bắt đầu là bước đi quyết định đến sức mạnh của doanh nghiệp trong tương lai.

Nếu có bất kì thắc mắc về hệ thống nhận diện thương hiệu, Sao Kim luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn bất cứ lúc nào. Liên hệ với chúng tôi theo form mẫu dưới đây hoặc hotline 0964.699.499 để được hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề