Công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản phát triển mạnh ở đâu

Đầu tư phát triển nhiều dự án, cơ sở sản xuất

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn [PTNT], năm 2020, sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 29,7 vạn tấn, tăng 3,5% so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản khai thác đạt 87.350 tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ; độ che phủ rừng đạt 67,7%... Mặc dù có nguồn nguyên liệu dồi dào, đa dạng về chủng loại, tuy nhiên, đa phần các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu xuất bán ở dạng thô, giá trị kinh tế thấp.

Nhằm nâng cao giá trị cho sản phẩm nông, lâm, thủy sản, xây dựng và hướng đến phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, những năm qua, tỉnh đã quan tâm thu hút, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi trong giải phóng mặt bằng, tạo vùng nguyên liệu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Nhờ đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển các nhà máy chế biến, sản xuất nông, lâm, thủy sản.

Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh [xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh] là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến tinh bột sắn với công suất tiêu thụ khoảng 15.000 tấn sắn/năm, sản phẩm xuất khẩu sang các nước, như: Hàn Quốc, Nhật Bản Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình chế biến tinh bột sắn.

Ông Lê Văn Thơ, Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh cho biết: Với quy trình sản xuất được tự động hóa hoàn toàn, thực hiện liên tục, khép kín và cách ly với môi trường bên ngoài, sản phẩm tinh bột sắn không chỉ đạt tỷ lệ tinh bột thu hồi cao nhất mà còn phòng chống được tạp chất và vi khuẩn xâm nhập. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên nâng cao trình độ tay nghề, chất lượng quản lý sản phẩm, chú trọng đầu tư phát triển sản xuất theo hướng thắt chặt liên kết giữa 3 nhà [nhà khoa học-nhà doanh nghiệp-nhà nông dân] để đem lại hiệu quả tích cực.

Nhằm đáp ứng yêu cầu của việc nâng tầm giá trị các sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận, Công ty CP chế biến nông sản Tamico [Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới] đã triển khai đề án đầu tư xây dựng dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao với tổng số vốn 10,5 tỷ đồng. Dây chuyền được xây dựng với công suất đạt 17.000 tấn/năm, sản xuất, chế biến các loại nông sản, như: lạc, ngô, lúa, phụ phẩm chăn nuôi


Các doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép gặp nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguyên liệu và nguồn lao động.


Theo ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP chế biến nông sản Tamico, ưu điểm của dây chuyền sấy nông sản công nghệ cao là không phải chịu sự chi phối của điều kiện thời tiết, hạn chế tối đa việc hao hụt sản lượng. Đặc biệt, với công nghệ sấy hiện đại, các sản phẩm nông sản sẽ được tăng thêm thời gian bảo quản và duy trì chất lượng sản phẩm.

Với việc chất lượng được chú trọng, các sản phẩm của Công ty CP chế biến nông sản Tamico, đặc biệt là dầu lạc đã có nhiều đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc

Ông Hồ Nhật Bình, Trưởng phòng quản lý công nghiệp, Sở Công thương cho biết: Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản là nhóm ngành hỗ trợ tích cực cho sản xuất nông, lâm, thủy sản và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hiện toàn tỉnh có 180 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, giải quyết việc làm cho hơn 3.900 lao động.

Còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Mặc dù được tỉnh quan tâm đầu tư, tạo điều kiện, song lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thủy sản đang gặp khó trong việc tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh có 2 doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép xuất khẩu, công suất 310.000m3/năm, thị trường tiêu thụ chủ yếu là Mỹ và Úc. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ cuối năm 2020, các doanh nghiệp bắt đầu chuyển dần sang tiêu thụ tại thị trường nội địa [các tỉnh phía Nam] và thị trường EU, tuy nhiên lượng hàng tồn kho vẫn còn khá lớn, hơn 70 container hàng chưa xuất.

Chế biến thủy sản xuất khẩu có thị trường chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ; do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đơn hàng bị cắt giảm mạnh. Từ giữa năm 2020, các doanh nghiệp đã chuyển hướng thị trường tiêu thụ tại nội địa, vì vậy, tăng trưởng không cao, một số sản phẩm giảm mạnh [trong 2 tháng đầu năm 2021, cá đông lạnh xuất khẩu giảm hơn 20%, tôm đông lạnh giảm 3,5%]. Chế biến cao su xuất khẩu cũng giảm mạnh đến 35%.

Hiện phần lớn vùng nguyên liệu chế biến nông, lâm sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chưa được quy hoạch tốt, thiếu tập trung, phân tán và không ổn định, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô lớn [gỗ ván ép, dầu lạc, tinh bột sắn...]. Giá một số nguyên liệu đầu vào tại địa phương [gỗ rừng trồng, sắn nguyên liệu] cao hơn các tỉnh lân cận [Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị, Hà Tĩnh]. Rừng trồng tại tỉnh Quảng Bình chưa có chứng chỉ FSC sẽ khó khăn khi nhập khẩu vào thị trường EU.

Ông Lê Văn Thơ, Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh cho biết: Mặc dù vùng nguyên liệu trồng sắn trên địa bàn tỉnh khá nhiều, nhưng lượng sắn sau khi thu hoạch được các thương lái chủ yếu đưa tiêu thụ tại thị trường tỉnh bạn, dẫn đến thiếu nguyên liệu sắn sản xuất tại hai nhà máy sắn trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, năm 2020, do bão lụt nên các vùng sắn nguyên liệu của tỉnh bị thiệt hại nặng nề, sản lượng giảm thấp, chất lượng tinh bột giảm. Do thiếu nguyên liệu nên công suất sản xuất của nhà máy chỉ đạt tầm 50-60%.

Không chỉ khó khăn về thị trường tiêu thụ, nguyên liệu, nhiều doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cũng gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp gỗ ván ép xuất khẩu [nhu cầu 800 lao động nhưng hiện chỉ có 470 lao động]. Bên cạnh đó, nguồn lao động chủ yếu từ nông thôn có tác phong công nghiệp còn hạn chế, thường xuyên biến động, không ổn định ảnh hưởng đến thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm. Hiện tại, các doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các địa phương, lên sàn giao dịch việc làm hoặc tìm nguồn lao động ở một số địa phương lân cận [Quảng Trị, Hà Tĩnh] nhưng vẫn khó tuyển dụng.

Ông Ngô Xuân Vỹ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP gỗ Quảng Phát [Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, xã Thuận Đức, TP. Đồng Hới] cho biết: Hiện công ty chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài việc tồn hàng do tác động của dịch Covid-19, giá nguyên liệu đầu vào cao, công ty cũng đang khó khăn trong việc tuyển dụng công nhân lao động. Hiện công suất hoạt động của công ty chỉ mới đạt khoảng 50%.

Trước tình hình trên, Sở Công thương đã chủ động nắm bắt tình hình, tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản để báo cáo Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời, giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Các đề xuất chủ yếu liên quan đến các vấn đề, như: chính sách hỗ trợ liên quan đến giãn, hoãn thuế, giảm phí và lệ phí, tiền thuê đất, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất nông sản xuất khẩu; vấn đề tuyển dụng lao động



Theo Lê Mai[nguồn Báo QBĐT]

//baoquangbinh.vn/kinh-te/202103/dau-tu-phat-trien-cong-nghiep-che-bien-nong-lam-thuy-san-con-lam-gian-nan-2186880/

Video liên quan

Chủ Đề