Cù lao dung ở đâu

Huyện Cù Lao Dung có vị trí địa lý thuận lợi, là dãy đất nằm giữa dòng sông Hậu, cuối nguồn Cửu Long đổ ra biển Đông, nằm trong vùng kinh tế biển của tỉnh Sóc Trăng. Từ Cù Lao Dung, có thể giao thương thuận tiện với các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long qua hệ thống giao thông đường thủy và đường bộ.

Sở hữu vẻ đẹp nên thơ, sông nước hữu tình với những nét đặc trưng riêng, Cù Lao Dung có điều kiện để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nơi đây có nhiều địa điểm gắn với truyền thuyết về những dấu tích trên đường bôn tẩu của vua Gia Long [Triều Nguyễn] như rạch Long Ẩn, rạch Trường Tiền; hay vùng đất linh thiêng có tên gọi Sân Tiên nằm ở cuối Cù Lao, hội tụ đầy đủ những điều kiện để đầu tư xây dựng khu văn hóa tín ngưỡng, phát triển du lịch tâm linh.

Những chuyến phà chạy từ Trà Vinh sang Sóc Trăng qua Cù lao Dung

Du lịch sinh thái, sông nước miệt vườn tại Cù Lao Dung cũng rất hấp dẫn với nhiều hoạt động phong phú như: tham quan nhà vườn, hái trái cây; nghe hát đờn ca tài tử; khám phá rừng phòng hộ nguyên sinh hơn 1.400 ha; trải nghiệm ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp khi thủy triều rút tại bãi nghêu rộng hơn 800 ha; tìm hiểu vẻ đẹp hoang sơ của Đảo khỉ; đi thuyền trên sông, tham gia hành trình tìm lại 1 trong 9 cửa sông Cửu Long…

Những cây cầu bắc qua kinh rạch

Đứng trên phà nhìn trên sông Cù Lao Dung như một tấm thảm xanh um trải dài đến tận cửa biển xa khơi. Bước lên bờ là xã An Thạnh Nhất của huyện Cù Lao Dung, đi quá lên một chút là thị trấn Cù Lao Dung.

Dừa và mía là những cây trồng chủ yếu ở Cù lao Dung

Hiện nay Cù Lao Dung đã là huyện lỵ với 7 xã và một thị trấn. Mỗi xã, thị trấn mang một nét đăc trưng riêng để du khách tha hồ khám phá: nếu đến An Thạnh I, khách sẽ “lạc” vào những vườn cây trái xanh tươi, từng chùm nhãn, sapô, cam mật, xoài như mời gọi. An Thạnh II bạt ngàn đồng mía, An Thạnh Đông có nhiều khoai mì, khoai lang, củ sắn còn An Thạnh Nam nổi bật với vuông tôm, cá kèo...

Đất Cù lao Dung màu mỡ nên trồng cây gì cũng ra trái sai trĩu cành

Những khách mới đến Cù lao Dung lần đầu nếu không có người hướng dẫn, sẽ rất dễ bị đi lạc bởi những bờ bao-cũng chính là đường đi nối liền nhau giữa các khu vườn, mảnh rẫy như những bờ tường thành băng ngang, xẻ dọc như mê cung.

Những con đường ở Trung tâm huyện Cù lao Dung đã được đổ bê tông

Chỉ tính riêng phần đê bao vòng ngoài của Cù lao Dung đã lên đến trên 300km. Bờ bao cũng chính là sự bảo đảm sống còn đối với mỗi gia đình giữa một vùng sông nước mênh mông, thủy triều lên xuống, thiên tai đe dọa. Khi nước lớn, đi dạo trên những con rạch ngoằn ngoèo bằng vỏ lãi hay bằng xuồng thì bạn mới cảm nhận được hết cái thi vị của miệt Cù Lao với những mái nhà, những tán cây, rẫy mía ngút tầm mắt.

Những quả xoài to đại tướng ở Cù lao Dung

Cù Lao Dung tự hào là nơi có rừng bần lớn nhất vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Ở đâu có sông rạch trên vùng đất Cù Lao Dung đều có màu xanh của những cây bần. Đó là nét đặc trưng của nơi đây, vì thế từ lâu có nhiều du khách cho rằng, Cù Lao Dung là quê hương của những cây bần. Mùa hoa bần, người Cù Lao Dung thường làm gỏi với thịt heo, gà, cua, mực, tôm khô…

Cù lao Dung là quê hương của những cây bần

Món đặc sản xứ Cù lao mà bây giờ có thể nói rằng rất hiếm, đó là cá Bống Sao kho chồn, một món ăn dân dã nhưng chỉ nếm qua một lần thì khó có thể quên. Cá bống sao chỉ lớn độ hơn ngón chân cái, nhưng gan cá thì lại to gần bằng cái bụng của chính nó. Cá bống sao kho chồn ngon nhờ lá gan của nó lớn gần bằng bụng. Vị nhân nhẩn đắng, bùi bùi của gan cá, cộng với mùi nồng hăng thơm ngát của rau cải vườn tạo nên dư vị khó quên.

Món cá bống sao đặc sản của Cù lao Dung

Ngoài cá bống sao, người Cù lao Dung còn có món cá thòi lòi nướng trui. Cùng họ với cá bống sao, thòi lòi nướng trui được thực hiện bằng cách cho cá vào đống rơm, đốt lửa. Món này ăn kèm với bún, rau sống, chuối chát, chấm nước mắm chua giằm bần dĩa chín cây.

Bản đồ Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng giúp bạn và du khách dễ dàng tìm đường đi, địa điểm trong toàn khu vực bằng công nghệ tiên tiến nhất của Google Map. Bản đồ Google Map này có thêm chức năng chỉ đường trong khu vực, cũng như toàn lãnh thổ Việt Nam. Bạn cần nhập điểm xuất phát, và điểm đến trên bản đồ, Google Map sẽ tìm và chỉ đường chi tiết cho bạn.  Giờ hãy cùng ban-do.net tìm hiểu chi tiết hơn về bản đồ Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng nhé.

Giới thiệu: Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Huyện lỵ đặt tại thị trấn Cù Lao Dung. Huyện như một hòn cù lao lớn, nằm giữa 2 tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, nhưng thực sự là bao gồm 3 hòn cù lao nhỏ gộp lại: Cù lao Tròn, Cù lao Dung và Cù lao Cồn Cộc. Tính từ khi thành lập đến nay, huyện Cù Lao Dung chưa có thay đổi hành chính. Huyện Cù Lao Dung hiện nay có diện tích tự nhiên là 24.944 ha với dân số 62.931 người [theo tổng điều tra dân số 1/4/2009]. Địa giới hành chính: Phía Đông và Bắc giáp tỉnh Trà Vinh; Phía Tây giáp huyện Long Phú và huyện Trần Đề; Phía Nam giáp Biển Đông.


Diện tích: 24.944 ha
Vùng miền:Đồng bằng Sông Cửu Long
Dân tộc: Việt, Hoa, Khmer

Mua bản đồ Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng ở đâu? Rất đơn giản, bạn có thể ra bất kỳ nhà sách nào hoặc hỏi nơi bạn đang lưu trú, có thể là khách sạn, để mua bản đồ cập nhật mới nhất và kết hợp với bản đồ Google Map một cách chính xác

Bản đồ Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Google Map

Bản đồ hành chính Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng:


Bản đồ  Huyện Cù Lao Dung

Danh sách bản đồ các địa phương trong Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng:

Bản đồ  Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Thị trấn Cù Lao Dung, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh 1, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh Tây, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh Đông, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã Đại Ân 1, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh 2, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh 3, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng Bản đồ Xã An Thạnh Nam, Huyện Cù Lao Dung, Tỉnh Sóc Trăng

Giới thiệu khái quát huyện Cù Lao Dung

Cù Lao Dung là một huyện thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngoài thị trấn Cù Lao Dung là trung tâm hành chính của huyện còn có các xã là An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam

Cù Lao Dung có diện tích tự nhiên là 261,43 km2 với dân số 63.233 người. Phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh; Tây giáp huyện Long Phú; Nam giáp Biển Đông; Bắc giáp tỉnh Trà Vinh.

Lịch sử huyện Cù Lao Dung

Theo các tài liệu lịch sử, vùng đất Cù Lao Dung từng được nhắc đến với nhiều tên gọi khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Sóc Trăng. Thời nhà Nguyễn, Cù Lao Dung được gọi là Huỳnh Dung Châu [theo di cảo của Trương Vĩnh Ký]. Đến nay vẫn chưa có một cách giải thích nào thật đúng về ý nghĩa của tên gọi Huỳnh Dung Châu. Nhiều nhà phân tích cho rằng đây là thói quen đặt tên theo Hán tự của các quan lại trong triều nhà Nguyễn, đôi lúc cách này không hàm chứa được những ý nghĩa thực của vùng đất đó.

Trong khi đó, người bản địa gọi vùng đất này là Cù Lao Vuông, có nghĩa là dãy đất nổi giữa sông có hình thù vuông vức. Nhưng khi đối chiếu với bản đồ địa lý tỉnh Sóc Trăng được vẽ ra từ năm 1909, thì hình thể của vùng đất này không hề đúng với thực tế của tên gọi. Do đó, người ta gọi là Cù lao Duông và cho rằng đó là cách gọi của người Khmer muốn chỉ “Cù lao của người Việt”, dần dần đọc trại ra thành Cù lao Dung. Giả thuyết này cho rằng trong tiến trình khai phá vùng đất mới, có một bộ phận cư dân Khmer len lỏi vào nội địa của vùng Ba Thắc bằng đường biển và đã dừng chân tại đây để bắt đầu cuộc sống mới.

Trong thời kỳ đầu, vùng đất này còn rất hoang vu, chưa có dấu chân người, là địa bàn trú ngụ của loài cọp vùng đồng bằng sông nước. Thỉnh thoảng, chúng hay mon men xuống mé rạch để săn mồi, đôi khi lại “thả bè” qua Vàm Tấn hoặc vùng giáp ranh với Kế Sách trong một thời gian ngắn rồi chúng kéo nhau trở lại vùng Cù lao làm nơi trú ngụ chính. Vì thế người dân bản địa gọi là Cù lao ông Cọp hoặc là Hổ Châu.

Cù Lao Dung còn có tên gọi khác: Cù Lao Kăk-tunh [có sách viết Koh-tun]. Trong quyển “Tự vị tiếng nói Miền Nam”, Vương Hồng Sển giải thích rằng đây là cách gọi của người Khmer, người Kinh phiên ra là Cù Lao Cồng Cộc [hoặc Cù Lao Chàng Bè]. Đó là một loài chim chuyên ăn cá, có bộ lông đen, chân dài, thân lớn nhưng thịt ăn không ngon, có biệt tài săn cá rất giỏi. Trong những năm chiến tranh, loài chim này có rất nhiều ở trong vùng nông thôn sâu, vùng bưng biền hoang hoá hoặc các khu vườn tạp. Ngày nay, loài chim này hầu như không còn nữa.

Khi tỉnh Sóc Trăng được thành lập năm 1900, vùng đất Cù lao Dung thuộc quận Bàng Long. Ngày 01-03-1926, quận Bàng Long đổi thành quận Long Phú. Lúc này, Cù lao Dung chỉ có 3 làng là An Thạnh Nhất, An Thạnh Nhì và An Thạnh Tam [3 địa danh này được ghi lại trong Di cảo của học giả Trương Vĩnh Ký] với 3 cửa biển là Định An, Trấn Di [nay là Trần Đề] và Ba Thắc. Qua hàng trăm năm bồi đắp, cửa biển Ba Thắc đã không còn dấu tích, chỉ còn lại con rạch Cồn Tròn, được cho là dấu tích của dòng sông Ba Thắc xưa. Trong thời kỳ “tẩu quốc”, Nguyễn Ánh đã có một thời gian khá dài nương náu nơi đây. Con rạch nơi nhà vua trú ngụ được gọi là rạch “Long Ẩn” vẫn còn tồn tại cho đến tận hôm nay.

Sau 30-04-1975, quận Long Phú trở thành huyện của tỉnh Hậu Giang. Ngày 26-11-1991, huyện Long Phú thuộc tỉnh Sóc Trăng. Ngày 11-01-2002, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng. Cụ thể như sau:

– Thành lập huyện Cù Lao Dung trên cơ sở 23.606,29 ha diện tích tự nhiên và 58.031 nhân khẩu của các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3 và Đại Ân 1 thuộc huyện Long Phú.

– Thành lập xã An Thạnh Tây trên cơ sở 1.759,55 ha diện tích tự nhiên và 4.620 nhân khẩu của xã An Thạnh 1.

– Thành lập thị trấn Cù Lao Dung [thị trấn huyện lỵ] trên cơ sở 905,7 ha diện tích tự nhiên và 5.148 nhân khẩu của xã An Thạnh 2.

– Thành lập xã An Thạnh Đông trên cơ sở 4.195,84 ha diện tích tự nhiên và 9.159 nhân khẩu của xã An Thạnh 2.

– Thành lập xã An Thạnh Nam trên cơ sở 2.721,1 ha diện tích tự nhiên và 5.509 nhân khẩu của xã An Thạnh 3.

Huyện Cù Lao Dung có 8 đơn vị hành chính gồm các xã An Thạnh 1, An Thạnh 2, An Thạnh 3, Đại Ân 1, An Thạnh Tây, An Thạnh Đông, An Thạnh Nam và thị trấn Cù Lao Dung như ngày nay.

Kinh tế

Cù Lao Dung là huyện giữa sông, ven biển. Đây là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng, án ngữ hai cửa sông lớn Định An và Trần Đề. Bao đời nay, người dân Cù Lao Dung sống tập trung ven các kênh rạch, cuộc sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, diện tích đất nông nghiệp chỉ có khoảng 13.018 ha, một phần trong số đó bị nhiễm phèn, mặn nên việc canh tác càng khó khăn. Mặt khác, do là huyện cù lao, bốn bề sông nước nên hệ thống hạ tầng, đặc biệt là giao thông rất cách trở, gây khó khăn cho việc đi lại, giao lưu buôn bán của bà con. Hiện nay, kết cấu hạ tầng ở Cù Lao Dung còn rất thiếu thốn. Công nghiệp, thương mại chưa phát triển.

Sáu tháng đầu năm 2009, nông dân huyện xuống giống được 11.092 ha màu, lương thực, thực phẩm, đạt 82,16% kế hoạch, trong đó cây mía 7.345 ha, còn lại là hoa màu các loại. Về thủy sản, toàn huyện thả nuôi được 1.456 ha tôm cá các loại, đạt 80,88% kế hoạch, chủ yếu là nuôi cá da trơn, tôm công nghiệp, bán công nghiệp và nuôi quảng canh cải tiến. Tuy nhiên do môi trường nước, thời tiết không thuận lợi và con giống chưa sạch bệnh nên đã có 137 ha tôm bị thiệt hại, đa số là của các hộ dân thả nuôi không đúng lịch thời vụ. Về chăn nuôi, đàn heo của huyện có 16.282 con, đàn bò 2.810 con, đạt 93,66%. Về sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, chủ yếu là cưa xẻ gỗ, nước đá, may mặc, sản xuất lương thực, thực phẩm…thu được 9 tỷ 374 triệu đồng, đạt 52,08% kế hoạch.

Năm 2009, lần đầu tiên nông dân Cù Lao Dung trồng thử giống khoai lang Nhật [có tên khoa học là Beniajuma] đạt hiệu quả kinh tế cao. Tính đến hết tháng 07-2009, nông dân trong huyện Cù Lao Dung đã chuyển hơn 400 ha đất trồng mía sang trồng màu thời vụ, trong đó diện tích trồng ngô là 373 ha và bí đỏ là 91 ha, tăng gần 60 ha so với cùng kỳ năm ngoái. Được biết cây ngô tương đối dễ trồng, ít sâu bệnh lại cho năng suất cao rất thích hợp trồng trên những chân ruộng khô của đất cù lao thiếu nước tưới tiêu. Theo tính toán của người nông dân thì việc luân canh cây ngô trên đất trồng mía sẽ cho hiệu quả kinh tế cao gấp 2- 3 lần so với độc canh cây mía trên cùng một đơn vị diện tích, đồng thời tạo được vòng quay cho đất và tiêu diệt được mầm bệnh lưu tồn trong đất để sản xuất các vụ tiếp theo đạt năng suất cao.

Xã hội

Những năm qua, huyện Cù Lao Dung tập trung phát triển cơ sở hạ tầng theo Chương trình 135 của chính phủ để từng bước xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế – xã hội. Sau 8 năm triển khai Chương trình 135, đến tháng 05-2009, huyện đã hoàn thành 57 công trình, trong đó có 37 công trình giao thông, 6 trạm y tế, 5 trường học, 2 công trình điện và 7 công trình thủy lợi… với tổng vốn đầu tư gần 12,5 tỷ đồng. Song song đó, việc lồng ghép Chương trình 135 với các chương trình, mục tiêu khác như Chương trình 134, các nguồn vốn hỗ trợ sản xuất đã mang lại hiệu quả thiết thực. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16,6%. Ngoài việc quan tâm phát triển kinh tế, Cù Lao Dung còn chú trọng đến công tác từ thiện, nhân đạo. Đến nay, huyện đã huy động nhiều nguồn lực tổng hợp, xây dựng được 832 căn nhà tình thương, mỗi căn trị giá 6 triệu đồng, giúp hàng trăm hộ nghèo “an cư” để dần “lạc nghiệp”. Tuy nhiên, do mới thành lập nên hiện tại, huyện Cù Lao Dung vẫn còn nhiều khó khăn cần giải quyết.

Video liên quan

Chủ Đề