Cuộc thi cưỡi ngựa bareback gọi là gì

Also in Darwin during the month of August, are the Darwin Cup horse race, and the Rodeo and Mud Crab Tying Competition.

Người ta cũng đã chở những con ngựa về La Mã cho nên không còn những cuộc đua ngựa nữa.

The horses were gone to Rome and there was no more racing.

Khác hơn thế, chúng phục vụ cho cả công việc hàng ngày của những người du mục và trong cuộc đua ngựa.

Other than that, they serve as riding animals, both for the daily work of the nomads and in horse racing.

Từ lâu, nhiều lễ hội tôn giáo đã có các trò chơi (ludi), chủ yếu là các cuộc đua ngựa và đua xe ngựa (ludi circenses).

From earliest times, several religious festivals had featured games (ludi), primarily horse and chariot races (ludi circenses).

Trong một số trò chơi, thú cưng tham dự các cuộc thi (ví dụ: các cuộc đua ngựa và các cuộc đua chó) để giành giải thưởng.

In some games, the pets attend competitions (e.g. horse races and dog races) to win prizes.

Chúng cũng được sử dụng trong các cuộc đua ngựa không dùng yên tổ chức trên các hòn đảo, với độ dài đường đua thường là dài hơn ba dặm.

They are also used in the bareback races held on the islands, which are often over three miles long.

Bằng cách lai chúng với Ngựa Thuần Chủng và Anglo-Ả-rập, ngựa được sản xuất có tính cạnh tranh trong cuộc đua ngựa vượt rào (đua qua chướng ngại vật).

By crossbreeding them with Thoroughbred and Anglo-Arabians, horses are produced which are competitive in steeplechase (racing over obstacles).

Cuộc đua ngựa, theo truyền thống vào thế kỷ 15 gọi là Scharlachrennen (Scarlet Race tại Karlstor), đã được tổ chức vào ngày 18 tháng 10 để tôn vinh các cặp đôi mới cưới.

Horse races, in the tradition of the 15th-century Scharlachrennen (Scarlet Race at Karlstor), were held on 18 October to honor the newlyweds.

Chúng làm rất tốt việc huấn luyện và các cuộc đua ngựa phi vượt chướng ngại vật và được sử dụng trong cưỡi ngựa nói chung, cũng như xe ngựa và ngựa xiếc nói riêng.

They do well in dressage and show jumping, and are used in general riding, as carriage and as circus horses.

Chủ yếu là các cuộc đua xe ngựa.

We're mainly talking about chariot races.

Tuy nhiên, nguồn gốc của các cuộc đua ngựa và Oktoberfest, có thể xuất phát từ các đề xuất được đề ra bởi Franz Baumgartner, một huấn luyện viên và Trung sĩ trong Vệ binh Quốc gia.

However, the origins of the horse races, and Oktoberfest itself, may have stemmed from proposals offered by Franz Baumgartner, a coachman and Sergeant in the National Guard.

Nơi ở chính thức khác là Lâu đài Windsor, lâu đài lớn nhất có người ở trên thế giới, được sử dụng chủ yếu vào cuối tuần, Lễ Phục sinh và Royal Ascot, cuộc đua ngựa hàng năm theo mùa.

Another official residence is Windsor Castle, the largest occupied castle in the world, which is used principally at weekends, Easter and during Royal Ascot, an annual race meeting that is part of the social calendar.

Vào ngày 27 tháng 5 năm 1995, Reeve trở thành một người liệt cả bốn chi sau khi bị quăng từ ngựa xuống trong một cuộc thi đua ngựa tại Culpeper, Virginia.

On May 27, 1995, Reeve was left quadriplegic after being thrown from a horse during an equestrian competition in Culpeper, Virginia.

Nguồn gốc chính xác của lễ hội và cuộc đua ngựa vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi, tuy nhiên, quyết định lặp lại các cuộc đua ngựa, cảnh tượng và lễ kỷ niệm năm 1811 đưa ra những gì bây giờ là truyền thống Oktoberfest hàng năm.

The precise origins of the festival and horse races remain a matter of controversy, however, the decision to repeat the horse races, spectacle, and celebrations in 1811 launched what is now the annual Oktoberfest tradition.

Chúng ta cứ tập trung vào hai con số này, ám ảnh với chúng và giả vờ rằng thế giới này có thể được tóm gọn lại trong một vài con số và một cuộc đua ngựa, trong khi các câu chuyện, mới thực sự quan trọng, thì lại đang ở đâu đó.

We kept looking at these two numbers, obsessing with them and pretending that our world could be reduced to a couple digits and a horse race, while the real stories, the ones that really mattered, were somewhere else.

Nghệ nhân Vàng Văn Pao, người con dân tộc Tày sinh ra ở bản Na Kim, xã Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) chậm rãi lấy ra cây sáo trúc đã theo ông gần cả đời người đặt lên môi. Tiếng sáo trầm bổng vút lên, trong trẻo như tiếng suối ngàn chảy qua rừng thông, xào xạc như ngàn lá rơi, có cả tiếng lửa cháy rừng rực đêm xòe, tiếng ngựa hí vang, tiếng vó ngựa tung bay trên cao nguyên giữa rừng mận tam hoa nở trắng…

1. Hồi ức oai hùng

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Tết đến hay lễ hội đua ngựa Bắc Hà sắp diễn ra, lòng ông Pao lại bồi hồi, rạo rực như trở về thời thơ ấu. Bây giờ đã quá tuổi thất thập, mái tóc đã bạc trắng theo thời gian, nhưng ông vẫn nhớ như in và thỉnh thoảng lại kể cho lũ trẻ trong xóm nghe về câu chuyện có thật mà cứ lung linh như huyền thoại về những chàng kị sĩ Bắc Hà có tài cưỡi ngựa, phi nước đại mà vẫn bắn súng trăm phát đều trúng đích.

Cuộc thi cưỡi ngựa bareback gọi là gì

Quyết liệt trên đường đua.

Ngày ấy cứ mỗi độ xuân về khi hoa mận, hoa mơ nở trắng rừng, người dân khắp vùng Bắc Hà đều nô nức kéo nhau về sân dinh thự Hoàng A Tưởng chen chân xem hội đua ngựa, bắn súng. Cánh thanh niên các dân tộc Tày, Nùng, Mông tham gia hăng hái lắm. Trên đường đua xuất phát từ ngã ba chợ cũ đến bãi ruộng dưới chân núi Ba Mẹ Con, sát dinh Hoàng A Tưởng, người nào người nấy nai nịt gọn gàng, súng cầm trên tay rất oai vệ, nghe tiếng súng nổ là rạp mình trên lưng ngựa phi như bay. Đến gần đích, kị mã đều nhảy thật nhanh xuống đất, nhằm bia bắn liền 5 phát súng rồi cướp quả cầu đỏ, nhảy lên ngựa quay về điểm xuất phát. Ai vừa nhanh, vừa bắn súng trúng đích nhiều nhất là người chiến thắng… Hội đua ngựa những năm kháng chiến ở Bắc Hà trở thành ngày hội của những “anh hùng cao nguyên”, vì thế đông vui, khí thế lắm.

Đến năm 1975, khi miền Nam giải phóng, đất nước vui ngày hội thống nhất, nhân dân Bắc Hà chia vui bằng cuộc diễu hành kỷ lục với trên 200 con ngựa. Mùa xuân năm 1980, huyện đội (Ban chỉ huy quân sự) Bắc Hà lại tưng bừng tổ chức giải đua ngựa, bắn súng chọn kị sỹ, xạ thủ giỏi nhất vùng. Trong cuộc đua tranh quyết liệt của hơn 50 kị mã là trai tráng đến từ các thôn, bản, đại úy Ly Seo Thống, Đại đội trưởng Đội quân lương - Ban Chỉ huy quân sự Bắc Hà ngày ấy, đã vinh dự giành giải Nhất… Trong câu chuyện, nghệ nhân Vàng Văn Pao tâm sự: Những năm sau đó vì nhiều lý do mà các giải đua ngựa lớn ít được tổ chức. Thế hệ những kị sĩ cầm súng thời kháng chiến ngày ấy cùng trang lứa với ông đều vào sinh ra tử khắp các chiến trường, đến giờ người còn, người mất nhưng họ đã trở thành những “huyền thoại một thời” trên vùng cao nguyên đá này và câu chuyện về họ vẫn còn sống mãi…

2. Kỳ công chọn “chiến mã”

Năm 2007, nghĩa là 27 năm sau giải đua ngựa, bắn súng do Ban Chỉ huy quân sự huyện Bắc Hà tổ chức, thì Lễ hội đua ngựa truyền thống Bắc Hà mới chính thức được phục dựng. Giải đua ngựa Bắc Hà mở rộng tổ chức vào hè năm 2008 có quy mô cấp tỉnh, thu hút khoảng 13.000 lượt du khách đến với cao nguyên trắng. Mỗi năm, giải đua ngựa lại có quy mô hoành tráng hơn, thu hút đông hơn lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến với Bắc Hà: Từ 15.000 lượt khách (giải năm 2009) đến gần 30.000 lượt khách (giải năm 2010) và trên 31.000 lượt khách (giải năm 2012, 2013).

Cuộc thi cưỡi ngựa bareback gọi là gì

Ông Vàng Văn Hoàng, xã Na Hối chăm sóc “nhà vô địch” 3 mùa giải.

Ông Vàng Văn Hoàng (dân tộc Nùng, xã Na Hối) là một người đã có nửa đời nuôi ngựa, đóng yên ngựa và là “ lái ngựa” dọc biên ải Tây Bắc nhiều năm qua, cho biết: Ở Bắc Hà nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung, ngựa là loài vật quen thuộc được nuôi ở hầu hết các hộ gia đình đồng bào Mông, Tày, Nùng… Con ngựa vừa là loài trung thành với chủ, vừa phục vụ đắc lực cho cuộc sống của người dân vùng cao nên được coi là tài sản vô cùng quý giá. Mấy năm gần đây, phong trào đua ngựa nổi lên.

Những chú ngựa nhà, ngoài thời gian lên nương còn được tập luyện để trở thành ngựa đua bán chuyên nghiệp. Các nài ngựa, lái ngựa cũng ráo riết lùng sục khắp các thôn bản vùng cao, các chợ trâu, chợ ngựa nổi tiếng như: Cán Cấu (Si Ma Cai), Lùng Phình (Bắc Hà), Pha Long (Mường Khương), Sín Mần (tỉnh Hà Giang) để “săn” bằng được những chú ngựa tốt, không tiếc tiền bỏ ra trên dưới 30 triệu đồng để mua một chú ngựa đẹp về huấn luyện.

Cuộc thi cưỡi ngựa bareback gọi là gì

Ngựa là người bạn thân thiết của đồng bào vùng cao Bắc Hà.

Vuốt ve chú ngựa gia đình đang nuôi, ba mùa giải trước đều giành chức vô địch, ông chia sẻ kinh nghiệm chọn ngựa: “Ngựa tốt để đua phải là ngựa đực có thân hình cao lớn, vó dài, thẳng, lông mượt, đôi mắt tinh nhanh, vồng ngực nở rộng, bụng thon gọn, trường dáng, khi chạy các bước chân xoải dài và đều. Ngựa tầm 7 -10 tuổi là ở thời kỳ sức khỏe tốt nhất. Muốn ngựa đực lành và không mất sức thi đấu thì không nên thả tự do theo đàn hoặc cho tiếp xúc với ngựa đực khác, ngựa sẽ học tính hoang dã, bất kham, trên đường đua không nghe lời chủ… Ngựa đua cũng phải được chăm sóc với chế độ đặc biệt từ chuồng trại đến cho ăn, uống, tắm chải và luyện tập.”

Thực tế cho thấy, ở khu vực Tây Bắc nói chung, để chọn được những chú ngựa đua tốt là vô cùng khó vì đa phần là giống ngựa cỏ địa phương, nuôi để phục vụ cho nhu cầu chuyên chở hàng hóa, gọi nôm na là ngựa thồ, chứ không phải ngựa đua thuần chủng. Giống ngựa này được rèn luyện qua lao động, thường xuyên chở hàng hóa trên địa hình đồi núi hiểm trở, có sức bền cao nhưng thân hình nhỏ, tốc độ và khả năng bứt phá có phần hạn chế. Tuy là người nắm rõ “bản đồ ngựa” khu vực Bắc Hà trong lòng bàn tay, nhưng cả đời ông Hoàng cũng chưa tìm được quá 5 chú ngựa như ý. Càng đến gần mùa giải đua ngựa hàng năm, vùng cao nguyên trắng càng sục sôi trong những chiến dịch săn ngựa đua của các lái ngựa vùng cao. Những chú chiến mã đẹp cũng được chủ gìn giữ cẩn thận như giữ vàng!

3. “Thử lửa” trên đường đua

Đua ngựa Bắc Hà tuy không phải là cuộc đua của những vận động viên chuyên nghiệp, nhưng chính tính dân dã, đời thường lại làm nên sự hấp dẫn của giải. Ngựa đua hàng ngày là những con ngựa thồ trên khắp ngả núi rừng Tây Bắc, thế mà bỗng chốc trở thành những chú ngựa đua tung vó trên mã trường trước sự hân hoan cổ vũ của hàng ngàn vận động viên. Các nài ngựa không ai khác chính là những nông dân người dân tộc thiểu số thực thụ, quanh năm gắn bó với cái cày, cái cuốc, mảnh nương, nhưng khi đã vào trận đua đều hăng hái thi đấu hết mình. Các chàng kị sĩ Nùng, Tày, Mông thân hình nhỏ bé, đội mũ bảo hiểm xe máy, ngồi trên lưng ngựa không có yên cương, chân đi giày vải hay dép quai hậu, thậm chí có người còn đi chân đất mà vẫn phi như bay hết vòng đua này sang vòng đua khác.

Nói đến “ông vua tốc độ” trong các giải đua ngựa Bắc Hà những năm qua, người dân Bắc Hà, Lào Cai và nhiều nơi đều biết tới vận động viên Vàng Văn Huỳnh, dân tộc Nùng, xã Na Hối. Anh đã liên tiếp giành cúp vô địch trong giải đua ngựa các năm 2011, 2012 và 2013. Trong mùa giải 2013, Vàng Văn Huỳnh đã xuất sắc vượt qua 74 nài ngựa đến từ các xã thuộc huyện Bắc Hà, Si Ma Cai và huyện Sín Mần (tỉnh Hà Giang) để đứng trên bục vinh quang. Vàng Văn Huỳnh chia sẻ: Lúc ngựa phi nước đại phải ngồi cho thật vững, hai chân kẹp chặt lấy hông ngựa, hai tay giữ chắc dây cương và rạp mình xuống lưng ngựa để không bị cản gió.

Đường thẳng thì cứ lỏng cương cho ngựa phi thoải mái, đến đoạn cua phải kéo căng cương theo hướng cua, ngựa sẽ giảm tốc độ và bám đường đua. Nếu đang phi nhanh mà không tập trung, đoạn cua chỉ sơ suất một chút là bay khỏi lưng ngựa, bị ngựa khác đạp lên người, nguy hiểm khôn lường. Ngoài ra, khi thi đấu cũng cần chú ý quan sát ngựa của đối phương để điều khiển ngựa mình, giữ khoảng cách, tránh để ngựa chen lấn va chạm nhau dễ xảy ra tai nạn...

Người cưỡi ngựa được gọi là gì?

Môn cưỡi ngựa (Equestrianism) hoặc đơn giản là cưỡi ngựa (Horse riding) hay còn gọi là mã thuật hay "thừa mã" là một môn thể thao nghệ thuật được biểu diễn qua hình thức người kỵ mã hay nài ngựa ngồi trên lưng ngựa (chủ yếu là các giống ngựa thuộc dòng ngựa cưỡi) gọi là tọa kỵ để điều khiển ngựa đi hoặc chạy theo những ...

Đua ngựa gọi là gì?

Để nói đến trò cưỡi ngựa, chúng ta dùng từ "horseback riding". Môn đua ngựa được gọi là "horse racing".

Môn đua ngựa phổ biến ở đâu?

Ngày nay, tại các nước như Nhật Bản, Hồng Kông (Trung Quốc), Mã Lai, Tân-Gia-Ba (Singapore)..., đua ngựa vừa là một kỹ nghệ, vừa là một môn thể thao giải trí.

Phi ngựa có nghĩa là gì?

Động từ Cưỡi ngựa cho chạy nhanh.