Đối tượng nghiên cứu la gì ví dụ

Khi muốn bắt đầu tham gia một dự án hoặc chuyên đề nghiên cứu khoa học dù là cấp trường, cấp thành phố hay cấp quốc gia thì việc đầu tiên các bạn không nên bỏ qua chính là việc nghiên cứu các khái niệm, định nghĩa cơ bản như đối tượng và phạm vi nghiên cứu là gì? Như thế nào là nghiên cứu khoa học và mục tiêu nghiên cứu?… Nếu không tìm hiểu cặn kẽ, bài bản ngay từ đầu thì sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, dẫn đến những sai sót không đáng có. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin cần thiết về nghiên cứu khoa học để bạn có thể hiểu rõ hơn nhé.

Hoạt động tìm kiếm, xem xét, đánh giá, thử nghiệm, điều tra… dựa trên những số liệu chính xác, tài liệu chính thống và hệ thống kiến thức của bản thân người thực hiện nghiên cứu được gọi là nghiên cứu khoa học.  Dựa trên những bước thực hiện, người nghiên cứu đưa ra những suy nghĩ khách quan về bản chất sự việc, sự vật, từ đó đưa ra phương pháp hoặc cách giải quyết dựa trên phương tiện kỹ thuật hiện đại hơn. 

Không phải ai cũng có thể thực hiện nghiên cứu khoa học. Nếu muốn làm nghiên cứu khoa học và làm tốt đề tài mình đã chọn thì cần có những kiến thức nhất định và vững chắc về lĩnh vực đó. Đồng thời, người thực hiện nghiên cứu còn phải rèn luyện và đầu tư thời gian làm việc, tìm tòi, học hỏi để đưa ra phương pháp đúng đắn, khách quan.

Đề tài của hoạt động nghiên cứu khoa học được coi là kim chỉ nam, là yếu tố chủ chốt xuyên suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. Không chỉ vậy, thông thường nghiên cứu khoa học sẽ có thể do một người hoặc một nhóm người thực hiện, cần thống nhất đề tài nghiên cứu để tất cả mọi người đồng thuận và cùng cố gắng quyết tâm thực hiện.

Đề tài nghiên cứu khoa học được phân chia thành nhiều loại với những đặc điểm riêng:

  • Đề tài: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính học thuật, ít có những ứng dụng trong thực tế cuộc sống
  • Dự án: chủ đề liên quan đến những câu hỏi mang tính ứng dụng cao, xác định được cụ thể hiệu quả kinh tế, có thời gian và nguồn lực ràng buộc
  • Chương trình: gồm một nhóm các đề tài hoặc dự án cùng chung một mục đích. Tuy các đề tài/dự án này có tính độc lập cao nhưng yêu cầu đồng bộ về mặt nội dung
  • Đề án: là loại văn kiện nhằm trình lên cấp quản lý hoặc xin tài trợ cho một công việc, chương trình, hoạt động… Sau khi đề án được phê chuẩn sẽ tạo nên những đề tài, dự án hoặc chương trình phù hợp.

  • Đối tượng nghiên cứu: là bản chất thực tế của sự việc, sự vật hoặc hiện tượng mà người nghiên cứu nêu ra để xem xét, đánh giá và làm rõ trong quá trình nghiên cứu khoa học.
  • Phạm vi nghiên cứu: Thực ra không phải lựa chọn đối tượng nào cũng thuận lợi trong việc nghiên cứu, chính vì vậy phạm vi nghiên cứu có vai trò rất quan trọng để giới hạn thời gian, không gian và lĩnh vực. Điều này giúp người thực hiện không lãng phí thời gian, công sức tìm hiểu những gì ngoài phạm vi nhất định và đưa vào những nội dung không cần thiết.

Nếu như đề tài là kim chỉ nam thì mục tiêu và mục đích nghiên cứu lại giữ vai trò quan trọng khác, giúp sản phẩm nghiên cứu khoa học đi đúng trọng tâm, giải quyết được vấn đề cốt lõi. Đồng thời, nhiều người đánh đồng khái niệm mục tiêu và mục đích dẫn đến nội dung trong nghiên cứu trùng lặp lẫn nhau, không rõ ràng và triệt để. 

  • Mục tiêu: là việc thực hiện một hoạt động hoặc vấn đề gì đó mang tính cụ thể và rõ ràng, trả lời cho câu hỏi “Làm gì?”. Mục tiêu đã được người hoặc nhóm người thực hiện nghiên cứu đề ra ngay từ đầu và cố gắng hoàn thành nó. Mục tiêu cũng có thể dễ dàng định lượng được, là “bản lề”, là cơ sở hoạt động của đề tài và hỗ trợ quá trình đánh giá kế hoạch nghiên cứu. 
  • Mục đích: là điều mà sản phẩm nghiên cứu khoa học hoặc người thực hiện hướng đến trong nghiên cứu. Mục đích khó có thể đo lường hoặc cân đo đong đếm được như mục tiêu và trả lời cho câu hỏi “Nhằm vào việc gì?” hoặc “Phục vụ cho điều nào?”. Mục đích là sự sắp đặt công việc trong nghiên cứu và mang ý nghĩa thực tiễn, thường nhắm đến đối tượng phục vụ nghiên cứu, sản xuất.
  • Đặt tên đề tài: Chọn được đề tài sao cho mới mẻ, độc đáo và có tính khả thi đã khó thì việc đặt tên đề tài cũng yêu cầu làm sao phải phù hợp với mục tiêu đã đề ra từ ban đầu.
  • Cân nhắc kỹ lưỡng để chọn ra phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích của đề tài; phân biệt rõ các phương pháp nghiên cứu tránh nhầm lẫn, trùng lặp gây ra sai sót trong quá trình thực hiện
  • Tài liệu tham khảo, các số liệu và thông tin được đề cập đến trong nghiên cứu khoa học phải có dẫn nguồn chính xác, uy tín rõ ràng; nội dung đưa ra cần được lập luận logic, chặt chẽ và khách quan
  • Khi trình bày nghiên cứu, cần đưa đến cho người nghe, người đọc những điểm mới mẻ, thú vị và quan trọng nhất; tránh dài dòng, đưa đến thông tin không cần thiết…
  • Cách trình bày khoa học, đúng quy định, không mắc các lỗi chính tả và phải sử dụng hệ đếm cũng như quy ước đánh số hợp lý.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về nghiên cứu khoa học cũng như lời giải đáp cho câu hỏi “Phạm vi nghiên cứu là gì?”. Hy vọng rằng bài viết này sẽ có ích với những bạn đang trong quá trình tìm hiểu về nghiên cứu khoa học và chúc bạn sẽ ứng dụng được những kiến thức này vào đề tài nghiên cứu của mình.

Khách thể nghiên cứu? Chủ thể nghiên cứu? Phạm vi nghiên cứu? Đối tượng nghiên cứu là gì?

Nghiên cứu khoa học là một nội dung được rất nhiều người quan tâm bởi, nghiên cứu khoa học cho thấy tính sáng tạo, tìm ra những cái hay, cái mới để có thể ứng dụng được tốt hơn trong cuộc sống hay có những tìm ra các mô hình mới và hiệu quả. Vậy Khách thể, chủ thể, phạm vi và đối tượng nghiên cứu là gì? Hãy theo dõi dưới đây để biết thêm chi tiết về nội dung này nhé.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Khách thể nghiên cứu:

Là từ chỉ người. Trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu ai? Học sinh, doanh nhân, quân nhân, bác sĩ, người lao động, lực lượng khủng bố, phe ly khai… những người tham gia hoặc mang trong mình đặc tính liên quan tới đối tượng nghiên cứu được gọi là khách thể nghiên cứu.

Ví dụ: hiện tượng tiêu cực của cảnh sát, biểu hiện suy thoái của cán bộ nhà nước, hoạt động kinh doanh của tiểu thương chợ An Tây, chiến lược phát triển sinh kế của người dân Hà Tĩnh, hiện tượng sử dụng tài liệu của sinh viên …

Có thể nói đối với một đề tài nghiên cứu thì hách thể nghiên cứu là một nội dung cực kỳ quan trọng, do đó, các thông tin này cần được xuất hiện ngay từ lúc ta đưa ra tên đề tài và xuất hiện ở trang đầu tiên ngoài cùng của báo cáo nghiên cứu.

Chúng ta cùng theo dõi một ví dụ cụ thể hơn về khách thể nghiên cứu qua đề tài nghiên cứu khoa học: “Quản lý hoạt động của tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội”

+ Mục đích nghiên cứu của đề tài : Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh và hoạt động dạy – học môn Tiếng Anh ở nhà trường.

+ Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

Từ đó ta xác định được:

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015

+ Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông

+ Khách thể nghiên cứu: Hoạt động tổ bộ môn Tiếng Anh ở trường trung học phổ thông.

+ Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên tổ bộ môn Hóa học và học sinh trường trung học phổ thông Yên Hòa, phường Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Các phương pháp nghiên cứu về sau của đề tài đều tập trung xoay quanh nhóm khách thể nghiên cứu này.

Như vậy nếu theo dõi trên thực tế ta thấy khách thể nghiên cứu là nội dung quan trọng đối với đề tài nghiên cứu cụ thể, bên cạnh đó thì đối tượng – Khách thể – Phạm vi nghiên cứu sẽ cho thấy nghiên cứu của chủ thể thực sự tập trung vào điều gì, góp phần thể hiện quy mô cũng như tính khả thi của nghiên cứu ra sao để người đọc có thể nắm được và hình dung dễ dàng.

Nghiên cứu khoa học mang tới nhiều ý nghĩa cho người thực hiện nghiên cứu cũng như xã hội. Có thể thấy bằng việc nghiên cứu khoa học thì người thực hiện nghiên cứu sẽ chủ động và hình thành được những phương pháp, tư duy mới. Từ đó sẽ giúp phát hiện ra vấn đề và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Không chỉ vậy, nghiên cứu còn có ý nghĩa giúp cho việc phát hiện và tạo ra những kiến thức cũng như các giải pháp để nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người…

2. Chủ thể nghiên cứu:

Để biết được chủ thể của nghiên cứu khoa học bạn hãy đặt caua hỏi bạn có đam mê với nghiên cứu khoa học? Vậy tại sao không thử sức trong một đề tài nghiên cứu tự chọn theo chuyên môn của mình? Hay bạn đang phân vân về trình độ liệu mình có đủ điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học? Vậy hãy xem bạn thuộc đối tượng nào trong những đối tượng dưới đây:

– Các chuyên gia nghiên cứu ở mọi lĩnh vực làm việc trong Viện, Trung tâm nghiên cứu

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

– Các giáo sư, giảng viên ở các trường Đại học  Cao đẳng, Trung học Chuyên nghiệp

– Các chuyên gia trong cơ quan quản lý Nhà nước

– Các Công ty, Viện nghiên cứu tư nhân

– Sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trong các trường Đại học có tổ chức nghiên cứu hoặc tham gia nhóm nghiên cứu bên ngoài trường được tổ chức bởi một trung tâm,

Như vậy, có thể thấy trên đây là các chủ thể của nghiên cứu khoa học đây là những người thuộc các đối tượng trên đều có đầy đủ tố chất cần thiết để tiến hành nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên với  đối tượng là sinh viên, bạn e ngại về kiến thức chuyên môn chưa đủ sâu, chưa đủ rộng để thực hiện một cuộc nghiên cứu hiệu quả. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể thử sức với một đề tài nhỏ, chủ đề hẹp, tích lũy dần kiến thức, kỹ năng cho cơ hộ sau này. Việc nghiên cứu khoa học từ khi còn là sinh viên giúp bạn có điều kiện khám phá nhiều điều mới mẻ, trau dồi kiến thức chưa biết nhưng lại cần thiết đồng thời còn đem lại cho bản thân thêm kỹ năng mềm giúp ích cho các hoạt động mai sau.

3. Phạm vi nghiên cứu:

Để hiểu thêm về phạm vi chúng ta hãy thử nghĩ ví dụ như khi chụp ảnh hoặc vẽ tranh, người nghệ sĩ không thể tái tạo lại toàn bộ khung gian mà họ thấy, sáng tác toàn thời gian và hàm chứa tất cả nội dung chỉ với một khung hình. Thường thì chúng ta sẽ căn máy để bắt lấy khoảnh khắc đắt nhất và khả thi nhất mà thôi. Phạm vi nghiên cứu cũng vậy.

Phạm vi nghiên cứu sẽ theo các khía canh như phạm vi theo không gian: Trả lời cho câu hỏi, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu của mình ở đâu. Các thuật ngữ hành chính sẽ giúp bạn. Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh D.

Phạm vi thời gian là một phạm vi nghiên cứu giúp chúng ta có thể trả lời cho câu hỏi, bạn thực hiện nghiên cứu này từ khi nào [thời gian] hoặc trong bao lâu [thời lượng]. Ví dụ: nghiên cứu được thực hiện trong 4 tháng, từ tháng 12.2018 đến tháng 4/2019.

Xem thêm: Đặc điểm, chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính

Cuối cùng đó là phạm vi về nội dung hay giới hạn của nó, ta thấy rõ ràng, bạn sẽ không đủ nguồn lực và nhân lực để thức hiện tất cả các vấn đề. Vậy nên ở mục đặt vấn đề mình đã khuyên các bạn giới thu hẹp lại vấn đề xã hội của mình thành vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nội dung trả lời cho câu hỏi, phần lớn nghiên cứu của bạn sẽ phân tích nội dung gì?

Ví dụ: trong nghiên cứu này chúng tôi quan tâm chủ yếu tới chiều cạnh tương tác vĩ mô giữa các tập đoàn kinh tế hơn là tương tác vi mô giữa các cá nhân giữa các tập đoàn.

4. Đối tượng nghiên cứu:

Trước khi tìm hiểu về khái niệm đối tượng nghiên cứu ta cần hiểu khái niệm nghiên cứu là gì?

Trong một nghiên cứu ngoiaf phạm vi và khách thể, nội dung ra thì xác định đối tượng nghiên cứu rất quan trọng, được hiểu là một công việc được thực hiện bằng cách tìm hiểu, khảo sát, học tập có tính cách khoa học để khám phá kiến thức mới cũng như áp dụng những kiến thức của mình vào công việc nghiên cứu đó. Nghiên cứu bao gồm một hệ thống gồm những bước có trình tự để giải quyết vấn đề. Nghiên cứu khoa học là một công cụ cho sự phát triển của khoa học, bất kỳ là khoa học thuần túy hoặc ứng dụng.

Hiện nay nếu nói về đối tương j nghiên cứu được định nghĩa thế nào thì không có định nghĩa về vấn đề này. Tuy nhiên có thể hiểu đối tượng nghiên cứu là bản chất của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

Để hiểu hơn về xác định đối tượng nghên cứu bạn hãy nghĩa rằng với đề tài nghiên cứu là: Thực trạng đọc sách của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Như vậy đối tượng nghiên cứu là việc đọc sách của sinh viên trường đại học Luật Hà Nội.

Phạm vi nghiên cứu ở trường Đại học Luật Hà nội và thời gian cho phép cuộc nghiên cứu diễn ra.

Nằm trong vấn đề cần nghiên cứu  công việc cần tới sự sáng tạo và có hệ thống được thực hiện để tăng kho kiến thức, bao gồm kiến thức về con người, văn hóa – xã hội và việc sử dụng kho kiến thức này để đưa ra ứng dụng mới. Vì vậy những người đạt trình độ nghiên cứu cần có:

Xem thêm: Phân biệt thương nhân với doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh

– Kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu: Đây sẽ là yêu cầu trước tiên để có đạt điều kiện tham gia nghiên cứu khoa học. Chỉ khi am hiểu về lĩnh vực trong đề tài nghiên cứu các hoạt động đem tới kết quả mới đi đúng hướng.

– Có tình thần đam mê, nhiệt huyết, thích khám phá tìm kiếm cái mới trong cuộc sống

– Nhận định về khoa học khách quan và trung thực nhất

– Có kỹ năng làm việc tập thể hoặc độc lập có phương pháp cụ thể: Nghiên cứu khoa học cần nghiên cứu rất nhiều vấn đề xung quanh một đề tài chính vì vậy hoạt động này thường sẽ được triển khai theo nhóm hoặc nếu có năng lực cao vẫn có thể làm việc cá nhân. Tuy nhiên dù là làm cá nhân hay làm theo nhóm thì công việc nghiên cứu vẫn cần được triển khai theo đúng phương pháp.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Khách thể, chủ thể, phạm vi và đối tượng nghiên cứu là gì” Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé.

Video liên quan

Chủ Đề