Giải bài 20, 21, 22, 23 trang 115, 116 sách giáo khoa toán 7 - Bài trang - Sách giáo khoa toán tập

Cho góc \[xOy\] [h.73], Vẽ cung tròn tâm \[O\], cung tròn này cắt \[Ox, Oy\] theo thứ tự ở \[A,B\] [1]. Vẽ các cung tròn tâm \[A\] và tâm \[B\] có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm \[C\] nằm trong góc \[xOy\] [[2] [3]]. Nối \[O\] với \[C\] [4]. Chứng minh \[OC\] là tia phân giác của góc \[xOy\].

Bài 20 trang 115 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho góc \[xOy\] [h.73], Vẽ cung tròn tâm \[O\], cung tròn này cắt \[Ox, Oy\] theo thứ tự ở \[A,B\] [1]. Vẽ các cung tròn tâm \[A\] và tâm \[B\] có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm \[C\] nằm trong góc \[xOy\] [[2] [3]]. Nối \[O\] với \[C\] [4]. Chứng minh \[OC\] là tia phân giác của góc \[xOy\].

Giải:

Vẽ cung tròn tâm \[O\], cung tròn này cắt \[Ox, Oy\] theo thứ tự ở \[A,B\] do đó \[OA=OB\] vì cùng bằng bán kính của cung tròn

Cung tròn tâm \[A\] và tâm \[B\] có cùng bán kính nên ta gọi bán kính là \[r\]

\[C\] là giao của hai cung tròn do đó \[C\] thuộc cung tròn tâm \[A\] nên \[AC=r\], \[C\] thuộc cung tròn tâm \[B\] nên \[BC=r\]

Suy ra \[AC=BC\]

Nối \[BC, AC\].

Xét \[OBC\] và \[OAC\] có:

+] \[OB=OA\]

+] \[BC=AC\]

+] \[OC\] cạnh chung

Suy ra \[OBC =OAC[c.c.c]\]

Nên\[\widehat{BOC}=\widehat{AOC}\] [hai góc tương ứng]

Vậy \[OC\] là tia phân giác của góc \[xOy\].

Bài 21 trang 115 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho tam giác ABC, Dùng thước và compa, vẽ các tia phân giác của các góc A,B,C.

Giải:

Vẽ tia phân giác của góc A.

Vẽ cung trong tâm A, cung tròn này cắt AB, AC theo thứ tự ở M,N.

Vẽ các cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I nằm trong góc BAC.

Nối AI, ta được AI là tia phân giác của góc A.

Tương tự cho cách vẽ tia phân giác của các góc B,C[Học sinh tự vẽ]

Bài 22 trang 115 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho góc \[xOy\] và tia \[Am\] [h.74a]

Vẽ cung trong tâm \[O\] bán kính \[r\], cung tròn này cắt \[Ox,Oy\] theo thứ tự ở \[B,C\]

Vẽ cung tròn tâm \[A\] bán kính \[r\], cung này cắt kia \[Am\] ở \[D\] [h.74b].

Vẽ cung tròn tâm \[D\] có bán kính bằng \[BC\], cung tròn này cắt cung tròn tâm \[A\] bán kính \[r\] ở \[E\] [h. 74c].

Chứng minh rằng: \[\widehat{DAE}=\widehat{xOy}.\]

Giải:

Xét \[\DeltaDAE\] và \[\Delta BOC\] có:

+] \[AD=OB[=r]\]

+] \[DE=BC\] [gt]

+] \[AE=OC[=r]\]

Suy ra \[ DAE= BOC\;[c.c.c]\]

Suy ra \[\widehat{DAE}=\widehat{BOC}\] [hai góc tương tứng]

Mà \[\widehat{BOC}=\widehat{xOy}.\]

Do đó: \[\widehat{DAE}=\widehat{xOy}.\] [điều phải chứng minh]

Bài 23 trang 116 - Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho đoạn thẳng \[AB\] dài \[4cm\] Vẽ đường tròn tâm \[A\] bán kính \[2cm\] và đường tròn tâm \[B\] bán kính \[3cm\], chúng cắt nhau ở \[C\] và \[D\], chứng minh rằng \[AB\] là tia phân giác của góc \[CAD\]

Giải:

Vì \[C\] là giao của đường tròn tâm \[A\] và tâm \[B\] nên \[AC=2cm,BC=3cm\]

Vì \[D\] là giao của đường tròn tâm \[A\] và tâm \[B\] nên \[AD=2cm,BD=3cm\]

Do đó \[AC=AD,BC=BD\]

Xét \[BAC\] và \[ BAD\] có:

+] \[AC=AD\]

+] \[BC=BD\]

+] \[AB\] cạnh chung.

Suy ra \[ BAC= BAD[c.c.c]\]

Suy ra\[\widehat{BAC}\]=\[\widehat{BAD}\] [hai góc tương ứng]

Vậy \[AB\] là tia phân giác của góc \[CAD\].

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề