Hóa đơn điện tử thay cho biên lai thuế tncn
Theo như Nghị định 123/2020/NĐ-CP ban hành quy định về các loại chứng từ điện tử, nội dung chứng từ khấu trừ thuế tncn điện tử đang được rất nhiều người quan tâm vì đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của công ty. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết này của hóa đơn điện tử VNPT Invoice. Show
1.Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử là gì?Chứng từ điện tử bao gồm các loại chứng từ, biên lai theo khoản 4 Điều này được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Theo nghị định này, ngoài chứng từ khấu trừ thuế TNCN thì các loại biên lai thuế, phí và lệ phí áp dụng theo hình thức điện tử cũng được coi là các loại chứng từ điện tử. Như vậy, chứng từ khấu trừ thuế TNCN sẽ do cơ quan có thẩm quyền quy định theo mẫu và đồng thời được cấp cho các cá nhân khấu trừ khoản thuế thu nhập cá nhân thể hiện khoản thuế đã được khấu trừ tương ứng. 2. Quy định về chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử theo Nghị định 123Kể từ ngày 01/07/2022 trở đi, tất cả các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân được yêu cầu bắt buộc chuyển sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử thay vì chứng từ giấy nếu đã sử dụng hết hóa đơn tự in, còn tồn. Quy định của loại chứng từ này cụ thể như sau: 3. Thời điểm lập chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân điện tử Tại điều 31 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập chứng từ như sau: Tại thời điểm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, thời điểm thu thuế, phí, lệ phí, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, tổ chức thu thuế, phí, lệ phí phải lập chứng từ, biên lai giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế, người nộp các khoản thuế, phí, lệ phí. a. Nội dung Chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tửCăn cứ vào Khoản 1, Điều 32 quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP nêu rõ về những nội dung cần phải có trên loại chứng từ điện tử này như sau: + Chứng từ khấu trừ thuế có các nội dung sau: . Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế; . Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp; . Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế); . Quốc tịch (nếu người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam); . Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận; . Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế; . Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập. Trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký trên chứng từ điện tử là chữ ký số. b. Định dạng chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tửCác doanh nghiệp, tổ chức khấu trừ thuế TNCN dưới dạng điện tử sẽ tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng, đồng thời đảm bảo các nội dung bắt buộc theo quy định nêu trong Khoản 1, Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, tổ chức không bắt buộc phải đăng ký, thông báo phát hành và chuyển dữ liệu điện tử đến CQT (Cơ quan Thuế). c. Cách bảo quản và lưu trữ chứng từ điện tửViệc bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử được quy định tại Khoản 1,2, 3 của Điều 6, Nghị định 123/2020/NĐ-CP giống như hóa đơn điện tử, cụ thể như sau: + Hóa đơn, chứng từ được bảo quản, lưu trữ đảm bảo: – Tính an toàn, bảo mật, toàn vẹn, đầy đủ, không bị thay đổi, sai lệch trong suốt thời gian lưu trữ; – Lưu trữ đúng và đủ thời hạn theo quy định của pháp luật kế toán. + Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được bảo quản, lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn và áp dụng hình thức bảo quản, lưu trữ hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phù hợp với đặc thù hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử phải sẵn sàng in được ra giấy hoặc tra cứu được khi có yêu cầu. + Hóa đơn do cơ quan thuế đặt in, chứng từ đặt in, tự in phải bảo quản, lưu trữ đúng với yêu cầu sau: – Hóa đơn, chứng từ chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá. – Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. – Hóa đơn, chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó. d. Xử lý chứng từ khấu trừ thuế TNCN tự in, còn tồnNgày 12/07/2022, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 2455/TCT-DNNCN hướng dẫn về quy định triển khai, vận hành hóa đơn và chứng từ điện tử. Cụ thể:
Theo Điều 32, Khoản 1 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP; tổ chức bắt buộc phải sử dụng chữ ký số trên chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
Theo như các quy định được nêu, có thể kết luận một số điều kiện đảm bảo giá trị pháp lý của chứng từ điện tử dưới đây: Chứng từ điện tử gồm đầy đủ nội dung cơ bản theo pháp luật quy định
Độ an toàn, bảo mật của chứng từ phải được đảm bảo
Đảm bảo tính xác thực thông tin
Chữ ký trên chứng từ điện tử phải là chữ ký số Theo Điều 32, Khoản 1 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP; tổ chức bắt buộc phải sử dụng chữ ký số trên chứng từ khấu trừ thuế TNCN điện tử.
|