Hướng dẫn học tập môn luật thương mại quốc tế mới 2024

1. Lấy nền tảng vững chắc về luật học:

  • Hiểu rõ các khái niệm cơ bản về luật học như luật pháp, các ngành luật, hệ thống pháp luật, các nguyên tắc pháp lý.
  • Có kiến thức về xử lý tranh chấp thương mại qua tòa án, trọng tài quốc tế, cũng như pháp luật trong thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Thông thạo một ngoại ngữ (tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất được sử dụng trong thương mại quốc tế).

2. Nghiên cứu luật thương mại quốc tế:

  • Học các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế, bao gồm hợp đồng thương mại quốc tế, mua bán quốc tế, vận tải quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tài chính quốc tế, giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế...
  • Nghiên cứu luật thương mại quốc tế của các quốc gia khác nhau hoặc các khu vực kinh tế khác nhau, đặc biệt là các quốc gia và khu vực có quan hệ thương mại chặt chẽ với Việt Nam.

3. Thiết lập nền tảng kinh tế vững chắc:

  • Hiểu rõ các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học, bao gồm các khái niệm như cung cầu, chi phí, giá cả, lợi nhuận, rủi ro.
  • Có kiến thức về các thị trường quốc tế, các loại hình thương mại quốc tế, các phương thức thanh toán quốc tế, chính sách thương mại quốc tế.

4. Đọc tài liệu liên quan đến luật thương mại quốc tế:

  • Sách - bài báo - báo cáo nghiên cứu - tài liệu pháp lý - các công ước - hiệp định - điều luật - văn bản hướng dẫn có liên quan đến luật thương mại quốc tế.
  • Cập nhật thường xuyên những thay đổi trong luật thương mại quốc tế, các thông tin về kinh tế, chính trị, văn hóa của các quốc gia và khu vực có quan hệ thương mại với Việt Nam.

5. Đăng ký các khóa học đào tạo liên quan đến luật thương mại quốc tế:

  • Tham gia các khóa học chính quy hoặc không chính quy chuyên sâu về luật thương mại quốc tế tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo có uy tín.
  • Tham gia các khóa học ngắn hạn, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về luật thương mại quốc tế do các tổ chức đào tạo, hiệp hội chuyên ngành tổ chức.

6. Tham gia hoạt động thực tiễn:

  • Thực tập tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính phủ có hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế.
  • Tham gia các dự án nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, các dự án hợp tác quốc tế.

7. Tham gia các hoạt động ngoại khóa:

  • Tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm, tổ chức phi chính phủ chuyên nghiên cứu về luật thương mại quốc tế, kinh tế quốc tế, quan hệ quốc tế.
  • Tham gia các cuộc thi, sự kiện, hội thảo có liên quan đến luật thương mại quốc tế.

8. Tích lũy kinh nghiệm:

  • Làm việc tại các doanh nghiệp, công ty luật, tổ chức phi chính phủ có hoạt động liên quan đến thương mại quốc tế.
  • Tham gia các dự án hợp tác quốc tế, dự án đầu tư nước ngoài.

Hayton 2018 the modern origins of china s south china sea claims maps misunderstandings and the maritime geobody

  • Biên bản cuộc họp công ty
  • đàm phán 11 - đàm phán
  • 85 2021 ND-CP m 489272
  • Tập quán TMQT đề cương chi tiết 2023

Preview text

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI

QUỐC TẾ

(có đáp án tham khảo)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

1. A

2. B

3. A

4. E

5. B

6. E

7. D

8. D

9. D

--------------

CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO)

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI

Các nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu cơ sở pháp lý.

  1. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng Nhận định SAI. Quyết định về ngân sách thường niên và quy tắc tài chính của WTO thông qua tại Đại hội đồng. CSPL: Điều VII Hiệp định Marrakesh.

1

  1. Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan của WTO.

Nhận định ĐÚNG. WTO là một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức. Các thành viên cùng tham gia vào cơ ché điều hành chung của tổ chức. WTO không có bất cứ một cơ quan nào chỉ bao gồm một nhóm thành viên cố định có thẩm quyền quyết định các vấn đề của tổ chức.

  1. Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO. Nhận định SAI. Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng là cơ quan điều hành cao nhất.
  2. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp, cơ chế thông qua quyết định của WTO là đồng thuận.

Nhận định SAI. Vẫn còn cách thức bỏ phiếu biểu quyết theo đa số nữa. Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sở đồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu.

CSPL: khoản 1 Điều IX Hiệp định Marrakesh.

  1. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ không được thông qua khi 100% thành viên WTO phản đối việc thông qua quyết định đó.

Nhận định SAI. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận (consensus) chỉ không được thông qua nếu có thành viên nào, có mặt tại phiên họp để đưa ra quyết định, chính thức phản đối quyết định được dự kiến.

CSPL: Footnote [1] Hiệp định Marrakesh.

  1. Giống câu 5
  2. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại.

2

CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.

  1. Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chức liên chính phủ đều có thể trở thành thành viên của WTO.

Nhận định SAI. Chỉ có quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên mới có thể gia nhập WTO. Các tổ chức liên chính phủ không thể trở thành thành viên của WTO.

CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

  1. Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO. Nhận định SAI. Vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên cũng có thể trở thành thành viên WTO.

CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

  1. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sách thương mại, có nền kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO.

Nhận định SAI. Vùng lãnh thổ được gia nhập WTO chỉ yêu cầu độc lập trong việc hoạch định chính sách thương mại, hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên chứ không bắt buộc phải có nền kinh tế thị trường.

CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.

  1. Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cả thành viên của WTO.

Nhận định SAI. Ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương với tất cả thành viên của WTO mà chỉ đàm phán với thành viên nào yêu cầu đàm phán.

4

  1. WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thành viên gia nhập.

Nhận định SAI. Trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quy chế pháp lý bình đẳng (nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thương mại quốc tế là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào thời điểm gia nhập WTO. Trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay gia nhập đều phải sửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của WTO.

CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN

1. C

2. C

3. B

4. B

5. B

6. C

7. C

8. C

9. C

--------------

CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC

THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTO

CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI

  1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác. Nhận định SAI. Các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khi thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liên minh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên. 5
  2. Một khi khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union) được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ được hưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994.

Nhận định SAI. Khu vực thương mại tự do (FTA) hoặc một liên minh hải quan (Custom Union) được thành lập phải tuân thủ các điều kiện nội dung (nội biên, ngoại biên) và hình thức quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT thì các thành viên của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ không được hưởng ngay.

CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Bài tập 1

  1. Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mức thuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụng đối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?

Nếu FTA được thành lập giữa A và B đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều XXIV GATT 1994 thì được.

CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.

  1. Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế của A, anh/chị hãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi của mình.

A được quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanh nghiệp đến từ B nếu chứng minh bằng các bằng chứng khoa học cho thấy sản phẩm có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobin dẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa động mạch ở người hút. Ngoài ra, phải chứng minh bất cứ sản phẩm thuốc lá nào từ bất cứ nước nào có chứa có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn đều bị cấm, không gây hạn chế thương mại trá hình.

Nếu chứng minh được các điều trên thì A có thể viện dẫn ngoại lệ quy định tại Điều 20 Hiệp định GATT 1994

Bài tập 2.

  1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trong khuôn khổ CB – FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO không?

7

Có thể. Hiệp định GATT không cản trở việc thành lập một FTA với những điều kiện thương mại ưu đãi khi C chưa phải thành viên.

Nếu FTA giữa B và C không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế có hiệu lực vào thời điểm trước khi hiệp định được ký kết, dành cho thương mại với các bên ký kết không tham gia hiệp định thì B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C.

  1. Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J có vi phạm Điều I và Điều XI của GATT như J khẳng định không?

Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA là không vi phạm Điều 1 GATT vì mục tiêu của thành lập FTA là tự do thương mại hơn nữa so với WTO nên áp dụng thuế suất 0% là hợp lý. Tuy nhiên, áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J là vi phạm Điều XI GATT vì nó tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với quy tắc có hiệu lực vào thời điểm trước khi hiệp định được ký kết. Trước khi có FTA, sản phẩm xuất xứ từ J không bị áp dụng hạn ngạch nhưng sau khi thành lập FTA lại bị áp dụng hạn ngạch là trái với Điều XI cũng như khoản 5 Điều XXIV GATT.

  1. Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử cuả mình và của C trong trường hợp này B có thể và cần cân nhắc những biện pháp thương mại nào?

Có thể giảm tiến tới loại bỏ rào cản thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từ nước tham gia FTA với Việt Nam.

Bài tập 3

  1. Với tư cách là cố vấn pháp lý của Chính phủ B, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi sau, nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý:

(i) Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạm nghĩa vụ thành viên WTO như E nhận định không?

Có vi phạm Điều III, Điều XI GATT vì lệnh cấm nhập khẩu áp dụng lên hàng nhập khẩu từ B được áp dụng với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. Chính phủ B cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của họ là an toàn và sản phẩm của họ ít có khả năng làm nguồn sinh sản của muỗi, không như công nghệ của LOPe và cho

8

  1. Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác được phép trong khuôn khổ khung pháp lý của WTO không? Hãy nêu và phân tích rõ yêu cầu áp dụng các biện pháp liên quan (nếu có).

Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác như là áp thuế đối kháng lên sản phẩm nhập khẩu từ B, C vì có dấu hiệu có trợ cấp bị cấm – trợ cấp xuất khẩu.

Chính phủ A cần tiến hành điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn yêu cầu của ngành sản xuất trong nước để chứng minh: có trợ cấp bị cấm (trợ cấp xuất khẩu trên cơ sở kết quả xuất khẩu), có thiệt hại gây ra với ngành sản xuất trong nước, có mối quan hệ nhân quả. Nếu xác định có trợ cấp, A có thể đánh thuế đối kháng và số tiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp.

CSPL: khoản 3 Điều 6 GATT 1994, Hiệp định SCM.

BÀI TẬP 8

  1. Quốc gia D nhờ các anh/chị (các chuyên gia luật thương mại quốc tế) tư vấn cho họ. Anh/chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này.

Cần chứng minh:

  • Rượu vang đỏ và rượu vang trắng là sản phẩm tương tự qua các tiêu chí.

(thông thường các loại rượu vang đều là sản phẩm tương tự).

  • Có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều 1 GATT: A, B, C, D đều là thành viên WTO nhưng thuế suất trên cùng sản phẩm tương tự của B, C là 0% trong khi của D là 10%.

Chứng minh được các điều trên là chứng minh được A đã vi phạm khoản 1 Điều 1 GATT. Cơ hội thành công trong vụ này cao.

  1. Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập một khu vực thương mại tự do (FTA) với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theo đúng lộ trình thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D. Ngoài ra, quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTO. Anh/chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa ra phản biện của mình.

Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A, B, C được công nhận?

10

Lập luận của quốc gia A là Sai Để một FTA được công nhận phải đáp ứng các điều kiện:

  • Hình thức: thông báo, cung cấp mọi thông tin theo khoản 7 Điều XXIV GATT
  • Nội dung:
  • Nội biên: phải thúc đẩy tự do khu vực theo khoản 4, khoản 8 Điều XXIV GATT.
  • Ngoại biên: không làm ảnh hưởng tới các nước ngoại khối theo khoản 4, khoản 5 Điều XXIV GATT.

Trong tình huống này, FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTO là chưa đáp ứng điều kiện về hình thức. Ngoài ra, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốc gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D nhưng sau khi có FTA mức thuế suất lên 10% là tạo thêm trở ngại cho thương mại của D, vi phạm điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV GATT. Vì vậy, quốc gia A không thể viện dẫn FTA làm ngoại lệ cho trường hợp này.

  1. Giả sử A, B, C thành lập một liên minh thuế quan với biểu thuế chung cho các nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh thuế quan của A, B, C áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nước ngoài khu vực là 15%. E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũng phải dành mức thuế nhập khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh thuế quan này được WTO công nhận và mức thuế trước đây của E là 10%; trong trường hợp này D có thể khởi kiện E không?

D có thể khởi kiện E vì tuy Liên minh thuế quan (CU) của A, B, C, E được công nhận nhưng E không đáp ứng điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIV GATT. Việc tham gia CU của E không được tạo thêm trở ngại cho thương mại của D. Trước đây khi E chưa tham gia CU mức thuế của E với D là 10% nay tăng lên 15% là ảnh hưởng đến D.

6 hướng dẫn học tập môn luật thương mại quốc tế

  1. Nắm vững các nguyên tắc cơ bản của luật thương mại quốc tế: Các nguyên tắc cơ bản này bao gồm: nguyên tắc tự do giao dịch, nguyên tắc bình đẳng của các chủ thể, nguyên tắc thiện chí và quy ước...Khi hiểu được các nguyên tắc cơ bản này, bạn sẽ có thể dễ dàng hiểu được các tình huống cụ thể trong luật thương mại quốc tế.
    1. Tìm hiểu về các hiệp định thương mại quốc tế: Các hiệp định thương mại quốc tế là những văn bản pháp lý ràng buộc các quốc gia tuân theo các điều khoản về thương mại được quy định trong đó. Các hiệp định này có thể bao gồm các điều khoản về thuế quan, hạn ngạch, tiêu chuẩn sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ...Khi nắm được các nội dung trong các hiệp định này, bạn sẽ có thể hiểu được các quy định về thương mại quốc tế và cách thức mà các quốc gia tuân thủ các quy định này.
    2. Theo dõi tin tức về thương mại quốc tế: Môi trường thương mại quốc tế luôn thay đổi, vì vậy điều quan trọng là bạn phải theo dõi các tin tức về lĩnh vực này. Các tin tức về thương mại quốc tế có thể bao gồm các thông tin về những hiệp định thương mại mới, các thay đổi trong chính sách thương mại của các quốc gia, các vụ kiện liên quan đến thương mại quốc tế...Khi cập nhật các tin tức liên quan đến luật thương mại quốc tế, bạn sẽ có thể nắm được những diễn biến mới nhất trong lĩnh vực này và điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình cho phù hợp.
    3. Tham gia vào các khóa học hoặc hội thảo về luật thương mại quốc tế: Các khóa học hoặc hội thảo về luật thương mại quốc tế có thể cung cấp cho bạn kiến thức toàn diện về lĩnh vực này. Các khóa học này thường được giảng dạy bởi các chuyên gia về luật thương mại quốc tế và cung cấp cho bạn cơ hội để đặt câu hỏi và thảo luận về các chủ đề cụ thể.
    4. Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực thương mại quốc tế: Đây là cách tốt nhất để bạn học tập và hiểu sâu về luật thương mại quốc tế. Khi làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có thể trực tiếp tiếp xúc với các tình huống thực tế và học cách xử lý các vấn đề liên quan đến thương mại quốc tế.
    5. Tham khảo ý kiến của các chuyên gia luật thương mại quốc tế: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về luật thương mại quốc tế, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực này. Các chuyên gia luật thương mại quốc tế có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề mà bạn đang quan tâm và cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích.

BÀI TẬP 10

  1. Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke và rượu vang vì cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là những sản phẩm tương tự, vậy Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm những quy định nào của WTO, nêu CSPL.

11

Ngoài thuế quan còn có biện pháp cam kết giá quy định tại Điều 18 Hiệp định SCM, Điều 8 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.

  1. Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM. Nhận định SAI. Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm, những trợ cấp khác không vi phạm.
  2. Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO. Nhận định SAI. Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4 Hiệp định SCM.

Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thành viên trợ cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp theo Điều 7 Hiệp định SCM.

  1. Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt... là một trong những hình thức trợ cấp.

Nhận định SAI. Phải miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu cao hơn mức áp dụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thị trường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá thì mới là một trong những hình thức trợ cấp.

CSPL: Điều 1.(ii), điểm g phụ lục I Hiệp định SCM.

  1. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhất trong WTO đề cập đến trợ cấp.

Nhận định SAI. Ngoài SCM, Hiệp định GATT 1994 cũng có quy định về trợ cấp tại Điều VI, Điều XVI; GATS quy định tại Điều 15, Hiệp định về nông nghiệp AOA quy định tại phần 4.

  1. Với việc thi hành Hiệp định SCM các nước thành viên WTO sẽ không còn trợ cấp nữa.

13

Nhận định SAI. Chỉ không còn trợ cấp bị cấm, trợ cấp đèn vàng vẫn còn nhưng giảm thiểu tác động. Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tại Điều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4 Hiệp định SCM.

Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thành viên trợ cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp theo Điều 7 Hiệp định SCM.

  1. Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khi có dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp.

Nhận định SAI. Phải thực hiện thủ tục điều tra quy định tại phần 5 Hiệp định SCM, kết luận có trợ cấp và mức trợ cấp và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đã gây ra tổn hại mới được áp dụng thuế đối kháng.

  1. Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải là một tổ chức quốc tế độc lập.

Nhận định SAI. Cơ quan điều tra chống trợ cấp chỉ là cơ quan của nước nhập khẩu. CSPL: Điều 11 Hiệp định SCM.

  1. Thuế suất thuế đối kháng là cố định. Nhận định SAI. Không cố định, tùy mức trợ cấp. CSPL: Điều 19 Hiệp định SCM.
  2. Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước.

Nhận định SAI. Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trong nước theo điều kiện thương mại thông thường.

CSPL: Điều 2, 2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.

14

Nhận định SAI. Trong Hiệp định SCM, ngành sản xuất nội địa được hiểu là nói đến những nhà sản xuất cùng một sản phẩm tương tự hay những nhà sản xuất có sản lượng chung chiếm đa số trong tổng sản xuất trong nước của những sản phẩm đó, trừ khi nhà sản xuất liên quan tới những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc chính họ là nhà nhập khẩu những sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà nhập khẩu những sản phẩm tương tự từ một nước khác, và trong trường hợp này, thuật ngữ ngành sản xuất nội địa được hiểu là các nhà sản xuất còn lại.

CSPL: Điều 16 Hiệp định SCM, Điều 4 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.

  1. Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bắt buộc phải trải qua 4 giai đoạn: giai đoạn nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết sơ bộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết.

Nhận định SAI. Không bắt buộc buộc phải trải qua 4 giai đoạn, kết thúc ở giai đoạn nào thì chỉ đến giai đoạn đó.

Ví dụ khi có kết luận sơ bộ có thể áp dụng ngay biện pháp tạm thời.

  1. Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại những hành vi thương mại không lành mạnh trong hoạt động thương mại quốc tế.

Nhận định SAI. Chỉ có SCM, ADA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lại những hành vi thương mại không lành mạnh. Hiệp định SA được sử dụng để đối phó với hành vi thương mại hoàn toàn bình thường (không có hành vi vi phạm pháp luật hay cạnh tranh không lành mạnh).

  1. Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại mãi mãi.

Nhận định SAI Mặc dù rà soát hoàng hôn không quy định hạn chế về số lần thực hiện nên có thể dẫn đến thường hợp các biện pháp phòng vệ thương mại có thể áp dụng mãi mãi, tuy nhiên đối với biện pháp tự vệ thương mại có quy định chỉ được gia hạn một lần và tối đa cho việc áp dụng là 8 năm. Vì vậy sau 8 năm thì phải chấm dứt tự vệ thương mại, nếu muốn tiếp tục thực hiện tự về thì phải tiến hành điều tra lại từ đầu. 16

Như vậy đối với biện pháp tự vệ thương mại thì rà soát hoàng hôn không thể làm cho phương pháp phòng vệ này kéo dài mãi mãi.

CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA.

  1. Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện pháp này vẫn có thể được gia hạn.

Nhận định SAI. Nếu hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức mà toàn bộ thời gian áp dụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu áp dụng và bất kỳ sự gia hạn nào đã là 8 năm thì không thể được gia hạn nữa.

CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA.

  1. Sau khi hết thời gian gia hạn thì đương nhiên có thể tiến hành điều tra để áp dụng tiếp biện pháp tự vệ nếu quốc gia nhập khẩu thấy cần thiết phải làm như vậy.

Nhận định SAI. Trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước đây (phải ít nhất là 2 năm) không được áp dụng tiếp biện pháp tự vệ trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA.

CSPL: khoản 5, khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA.

  1. Các thành viên WTO không được áp dụng biện pháp phi thuế quan trong mọi trường hợp.

Nhận định SAI. Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quả của những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết, một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăng và với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình trong đó có cam kết về áp dụng biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch.

CSPL: Điều XIX GATT 1994. 24. Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, không có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn.

Nhận định SAI. 17

đơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặt cho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngành sản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

Ở đây có đơn yêu cầu được coi là được yêu cầu bởi đại diện cho ngành sản xuất trong nước vì như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm 61,6% (>50%) tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó.

Tuy nhiên, cần phải lưu ý: điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.

Như vậy, cần xác định 61,6% đã nêu có ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra không. Nếu ít hơn, điều tra sẽ không được bắt đầu.

  • Doanh nghiệp bị điều tra
  • Tình tiết: Hàn Quốc không chọn điều tra các doanh nghiệp này vì cho rằng các sản phẩm của họ được bán không đúng với điều kiện thương mại thông thường.
  • Phân tích: Phải điều tra tất cả các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở Trung Quốc có nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Trung Quốc

CSPL: Điều 5.(ii) Hiệp định chống bán phá giá – ADA (ii) mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứ của hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài và những nhà nhập khẩu hàng hóa đó.

  • Giá thông thường
  • Tình tiết: “Giá thông thường” của sản phẩm X được xác định thông qua giá trị thông thường tự tính toán của sản phẩm X (phương thức cấu thành giá) được cơ quan điều tra xác định dựa vào dữ liệu thực tế do các doanh nghiệp của Trung Quốc đang bị điều tra cung cấp phản ánh những khoản chi phí cần thiết để sản xuất ra sản phẩm X.
  • Phân tích: Tuy TQ có nền kinh tế phi thị trường nhưng Hàn Quốc đã xác định 5 doanh nghiệp trên có sản phẩm được bán đúng với điều kiện thương mại thông thường phải áp dụng theo Điều 1 chứ không áp dụng Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.

19

Giá thông thường là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu (Trung Quốc) theo các điều kiện thương mại thông thường.

  • Giá xuất khẩu:
  • Tình tiết: “Giá xuất khẩu” được xác định trên cơ sở giá bán sản phẩm X được ghi trên hợp đồng mua bán giữa các Doanh nghiệp của Trung Quốc và Hàn Quốc.
  • Phân tích: Theo Điều 2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, giá xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu (hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên) không phải giữa các doanh nghiệp của TQ & HQ nếu họ không phải nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.

Bài tập 2. Quốc gia A gia nhập WTO từ 2006 với cam kết thuế nhập khẩu nông sản trung bình từ 25-30%. Sau nửa năm gia nhập, tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong đó, một số mặt hàng nông sản từ quốc gia B chiếm đa số.

  1. Dựa vào những kiến thức đã được cung cấp, Anh/Chị hãy tư vấn cho quốc gia A những biện pháp pháp lý cụ thể để xử lý tình huống nêu trên phù hợp với quy định của WTO.
  2. Từ nội dung trên hãy bình luận quan điểm cho rằng: “sự phấn khích với hội nhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi.”

Trả lời

  1. Biện pháp pháp lý cụ thể Nông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của quốc gia A hay thực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước thì:

1 Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng. Nếu có cơ sở thể hiện có thể có bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A có thể tiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước hoặc các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộc điều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngành sản xuất trong nước khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mối quan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá