Hướng dẫn sử dụng hàm index và match trong excel năm 2024
Hàm INDEX: Show
Hàm MATCH:
Hàm MATCH là gì? Cách sử dụng hàm Match? Hướng dẫn cách kết hợp hàm MATCH và INDEX trong Excel đơn giản! Excel cung cấp các hàm tra cứu tra cứu giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn. Có thể bạn đã quen dùng hàm VLOOKUP hoặc HLOOKUP để tìm giá trị theo hàng hoặc cột nhưng nếu muốn tìm giá trị trên cả hàng và cột thì làm cách nào? Lúc này, MATCH và INDEX chính là trợ thủ đắc lực! Nếu như bạn chưa biết về:
Trong bài viết này, MEGA sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng hàm MATCH đồng thời chỉ cách dùng hàm INDEX MATCH cực dễ thực hiện! Dùng hàm MATCH kết hợp với INDEX để mở rộng tra cứu giá trị Mang chức năng tra cứu, hàm MATCH sẽ tìm hiếm giá trị tra cứu trong vùng dữ liệu và sẽ xác định và trả về vị trí tương đối của giá trị đó. Công thức \=Match(Lookup_value, Lookup_array, Match_type) Trong đó: Lookup_value: Giá trị cần tìm Lookup_array: Vùng bạn muốn xác định vị trí của giá trị. Match_type: Xác định kiểu khớp 0: kết quả là vị trí tương đối của vùng dữ liệu chưa được sắp xếp. Kiểu tìm kiếm này không cần bạn sắp xếp dữ liệu theo thứ tự nhất định nào. 1: kết quả là vị trí của giá trị lớn nhất nhưng nhỏ hơn hoặc gần bằng giá trị cần tìm. Lưu ý ở kiểu tìm này, bạn cần sắp xếp dữ liệu theo thứ tự tăng dần, hoặc từ A-Z. -1: kết quả là vị trí của giá trị nhỏ nhất nhưng lớn hơn hoặc gần bằng giá trị cần tìm. Ở kiểu tìm kiếm này, bạn cần sắp xếp dữ liệu theo thứ tự giảm dần, hoặc từ Z-A. Nếu trong vùng dữ liệu có nhiều hơn 1 giá trị khớp, MATCH sẽ lấy giá trị đầu tiên. Ví dụ minh hoạ Ví dụ 1: Muốn tìm phần đánh giá bài tập của em Cao Anh Thư, ta cần nhập cú pháp: =MATCH(G3,A3:A170,0) Hàm MATCH trong Excel Trong đó: G3: là giá trị cần tìm, ở đây là vị trí tên Cao Anh Thư A3:A170: Vùng dữ liệu muốn tìm giá trị. Ở đây ta tìm tên nên sẽ chọn hết vùng cột họ và tên 0: Muốn tìm vị trí chính xác của em Cao Anh Thư Kết quả ta sẽ được: Vị trí của học sinh hiển thị khi dùng hàm MATCH Ví dụ 2: Muốn tìm vị trí loại hàng có số lượng hàng còn là 150, ta nhập theo bảng sau Cách dùng hàm MATCH Trong đó: G2: là giá trị cần tìm, ở đây ta cần tìm 150 số lượng còn D2:D10: vùng dữ liệu chứa giá trị, ở đây tìm hàng còn nên kéo vùng dữ liệu mục “CÒN HÀNG” 0: cho ra vị trí chính xác Ta được kết quả sau: Kết quả cho ra II. Cách dùng hàm INDEX và MATCHMATCH và INDEX đều thuộc hàm tra cứu của bảng tính Excel. Thay vì sử dụng riêng lẽ, chúng ta hãy kết hợp của hai hàm tính này để mở rộng tìm kiếm. Đặc biệt, INDEX MATCH có thể thay thế cho hàm VLOOKUP, HLOOKUP thông thường. Như ta đã biết INDEX là hàm trả về giá trị hoặc tham chiếu tới một giá trị trong bảng hoặc phạm vi. Khi kết hợp cả hai, INDEX có chức năng tìm giá trị tra cứu theo số cột và hàng, MATCH sẽ tìm vị trí và cho ra ô giá trị đó. Công thức \=INDEX (array, MATCH (Lookup_value, Lookup_array, Match_type) Trong đó: array: vùng chứa giá trị cần tìm Lookup_value: Giá trị cần tìm Lookup_array: Vùng bạn muốn xác định vị trí của giá trị. Match_type: Xác định kiểu khớp (thường là 0) Ví dụ minh hoạ Ví dụ 1: Để xác định nhân viên sở hữu Email này, chúng ta không thể dùng hàm LOOKUP, thay vào đó bạn hãy nhập cú pháp: =INDEX(A2:A7,MATCH(G1,B2:B7,0)) Cách dùng hàm INDEX MATCH Trong đó: Hàm INDEX sẽ tìm giá trị nằm trong phạm vi cột A2:A7, ở đây ta cần tìm tên nhân viên nên cần lấy vùng họ và tên tại vị trí tương ứng với kết quả của hàm MATCH Trong hàm MATCH lồng vào sẽ có: G1: giá trị cần tìm, ở đây là email B2:B7: cột chứa giá trị cần tìm 0: vị trí tương đối Như vậy, chúng ta tìm kiếm được tên nhân viên sở hữu mail một cách nhanh chóng Kết quả hiển thị sau khi Enter Ví dụ 2: Muốn tìm kiếm điểm môn Anh của học sinh Tuệ Sỹ trong bảng điểm, ta cần nhập công thức: \=INDEX(D2:D7, MATCH(H1,A2:A7,0)) Hàm Index và Match trong Excel Trong đó: Hàm INDEX sẽ cho ra kết quả trong phạm vi cột điểm anh là D2:D7 tại vị trí tương ứng mà hàm MATCH tìm được Ở hàm MATCH bên trong, ta có: H1: giá trị cần tìm, ở đây là tên Tuệ Sỹ A2:A7: cột chứa giá trị cần tìm, ở tên tìm tên nên ở cột họ và tên 0: cho vị trí chính xác Lưu ý: Phải đóng 2 dấu ngoặc cho 2 hàm kết hợp để thực hiện phép tính Kết quả sau khi nhấn Enter Kết quả nhanh chóng và chính xác Trong trường hợp yêu cầu phức tạp hơn, ta có thể sử dụng hàm INDEX MATCH nhiều điều kiện. Ví dụ: Muốn tìm đơn giá dựa trên hai điều kiện là mã hàng và mã công ty, lúc này ta cần sử dụng hàm INDEX để xác định giá trị tại điểm giao của hai yêu cầu. Hàm MATCH sẽ có chức năng trả về giá trị của ô. Tìm đơn giá dựa trên 2 điều kiện Cụ thể: Bước 1: Tạo hàm MATCH để xác định vị trí mã công ty như sau: =MATCH(H4,A3:A6,0) Dùng hàm MATCH tìm giá trị dựa trên điều kiện 1 Trong đó: H4: là giá trị cần xác định vị trí A3:A6: Vùng dữ liệu chứa giá trị cần tìm 0: cho ra vị trí chính xác Phần này sẽ đặt tại row_num trong công thức của INDEX Bước 2: Tạo hàm MATCH để xác định vị trí mã hàng: =MATCH(H3,B2:E2:0) Hàm Match tìm giá trị cho điều kiện 2 Trong đó: H3: giá trị cần xác định B2:E2: vùng chứa giá trị cần tìm 0: vị trí chính xác Phần này sẽ đặt tại phần col_num trong công thức INDEX Bước 3: Kết hợp INDEX MATCH. Công thức sẽ là: \=INDEX(B3:E6,MATCH(H4,A3:A6,0), MATCH(H3,B2:E2:0)) Hàm INDEX và MATCH nhiều điều kiện Kết quả cho ra sẽ là: Kết quả của hàm INDEX MATCH 10 hướng dẫn sử dụng hàm index và match trong excel
III. Tổng kếtHàm MATCH giúp công việc tra cứu giá trị trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Đặc biệt, không chỉ hoạt động như phép tính đơn lẻ, hàm còn kết hợp với INDEX để tạo ra phép tính cực hữu dụng trong các trường hợp tra cứu phức tạp hơn mà các hàm LOOKUP không thể đảm nhiệm. Trên đây là cách sử dụng hàm Match và Index Match. MEGA hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn! |