Làm bài tập hóa 10 liên kết cộng hóa trị

Giải Bài Tập Hóa Học 10 – Bài 13: Liên kết cộng hóa trị giúp HS giải bài tập, cung cấp cho các em một hệ thống kiến thức và hình thành thói quen học tập làm việc khoa học, làm nền tảng cho việc phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động:

Bài 1 (trang 64 SGK Hóa 10): Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết

  1. Giữa các phi kim với nhau.
  1. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.
  1. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.
  1. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Lời giải:

D đúng.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion

Bài 2 (trang 64 SGK Hóa 10): Chọn câu đúng trong các câu sau:

  1. Trong liên kết cộng hóa trị cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
  1. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.
  1. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.
  1. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Lời giải:

B đúng.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion

Bài 3 (trang 64 SGK Hóa 10): Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho

  1. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.
  1. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.
  1. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
  1. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Chọn đáp án đúng.

Lời giải:

A đúng.

Xem thêm các bài giải bài tập Hóa học 10 Bài 12: Liên kết ion – Tinh thể ion

Bài 4 (trang 64 SGK Hóa 10): Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực, liên kết cộng hóa trị có cực. Cho thí dụ minh họa.

Lời giải:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.

Thí dụ : K+ + Cl– → KCl.

Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Thí dụ:

Liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng 1 hay nhiều cặp electron chung

Bản chất của liên kết

Đôi e chung không lệch về phía nguyên tử nào

Đôi e chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn

Hiệu độ âm điện

0 → < 0,4

0,4 → < 1,7

- Dấu hiệu nhận biết liên kết cộng hóa trị: Phân tử đơn chất và hợp chất được hình thành từ phi kim.

VD: O2, F2, H2, N2, F2O, HF, H2O,….

* Một số ví dụ cụ thể

Ví dụ 1: Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử

  1. phi kim, được tạo thành do sự góp chung electron.
  1. khác nhau, được tạo thành do sự góp chung electron.
  1. được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.
  1. được tạo thành từ sự cho nhận electron giữa chúng.

Hướng dẫn giải chi tiết

Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa 2 nguyên tử được tạo thành do sự góp chung một hay nhiều electron.

Đáp án C

Ví dụ 2: Loại liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết :

  1. cho – nhận.
  1. cộng hóa trị có cực.
  1. cộng hóa trị không cực.
  1. ion

Hướng dẫn giải chi tiết

HCl được tạo thành từ 2 nguyên tử thuộc 2 nguyên tố phi kim điển hình

\=> liên kết trong phân tử khí hiđroclorua là liên kết cộng hóa trị có cực.

Đáp án B

Ví dụ 3: Cho các oxit : Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2­O7. Dãy các hợp chất trong phân tử chỉ gồm liên kết cộng hoá trị là :

  1. SiO2,P2O5,SO3,Cl2­O7.
  1. SiO2,P2O5,Cl2­O7,Al2O3.
  1. Na2O, SiO2,MgO, SO3.
  1. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3.

Hướng dẫn giải chi tiết:

- Dấu hiệu nhận biết liên kết cộng hóa trị: Phân tử đơn chất và hợp chất được hình thành từ phi kim.

  1. SiO2,P2O5,SO3,Cl2­O7. (đúng)
  1. SiO2,P2O5,Cl2­O7,Al2O3. (sai loại Al2O3)
  1. Na2O, SiO2,MgO, SO3. (sai loại MgO)
  1. SiO2, P2O5, SO3, Al2O3. (Sai loại Al2O3)

Đáp án A

Ví dụ 4: Dãy phân tử nào cho dưới đây đều có liên kết cộng hoá trị không phân cực ?

  1. N2, CO2, Cl2, H2.
  1. N2, Cl2, H2, HCl.
  1. N2, HI, Cl2, CH4.
  1. Cl2, O2, N2, F2.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Liên kết cộng hóa trị không phân cực được hình thành giữa 2 nguyên tử giống nhau.

Đáp án D

Ví dụ 5: X, Y, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 16. Nếu các cặp X và Y ; Y và Z ; X và Z tạo thành liên kết hoá học thì các cặp nào sau đây có thể là liên kết cộng hoá trị có cực :