Làm sao biết ngôn ngữ web đó là gì
Xác định chính xác loại ngôn ngữ lập trình mà website đang sử dụng là một bước tối ưu hiệu quả trang và công cụ tìm kiếm. Bên cạnh đó, quá trình này làm gia tăng khả năng phát hiện ra website của bạn. Vậy, làm thế nào để kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì? Cùng Vietnix đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau. Show
Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì bằng cách thủ côngĐể kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì, bạn có thể tiến hành thao tác theo một trong ba cách làm sau: Xem footer là cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì đơn giản nhất mà bạn có thể thực hiện đầu tiên. Tuy nhiên, vì các trang web hiện nay thường hiếm khi thiết lập footer mặc định nên tỷ lệ chính xác của phương pháp này chỉ khoảng 5%. Kiểm tra website bằng cách xem footerĐể xác định được loại ngôn ngữ được sử dụng, bạn cần quan sát footer của website có ghi thông tin hay mã nguồn nào không. 2. Kiểm tra bằng đường linkMột cách kiểm tra website thủ công khác là theo dõi đường link của trang đó. Thông qua phương pháp này, bạn có thể thấy được nền tảng thiết kế ở phần đuôi tên miền. Ví dụ website có đuôi .wordpress được viết bởi ngôn ngữ PHP. Kiểm tra website bằng đường link3. Kiểm tra tổng quan giao diệnGiữa các nền tảng thiết kế website đều có sự khác biệt về cấu trúc và cách thức trình bày giao diện. Do đó, để kiểm tra ngôn ngữ lập trình mà website sử dụng là gì, bạn cần tiến hành quan sát tổng quan về giao diện, cách sắp xếp bố cục hay thiết lập khối bình luận… Cách làm này thường dễ nhận biết đối với website thiết kế bằng nền tảng WordPress. Xem tổng quan giao diện trang webCùng xem thêm một số bài viết liên quan đến chủ đề Website có thể bạn quan tâm: Kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì bằng công cụ hỗ trợNgoài 3 cách kiểm tra website thủ công trên, bạn cũng có thể ứng dụng một số công cụ kiểm tra website tự động được chia sẻ dưới đây: 4. Sử dụng BuiltwithBuiltwith là công cụ kiểm tra tự động ngôn ngữ lập trình website với thiết kế tích hợp nhiều tính năng mạnh mẽ. Trong đó, công cụ này cho phép đánh giá sâu vào các thành phần chi tiết của web như: server, framework, hệ thống quản trị, thông tin template hay ngôn ngữ lập trình. Dùng Builtwith để kiểm tra ngôn ngữ lập trình websiteChi tiết các thao tác kiểm tra ngôn ngữ thiết kế web bằng Builtwith:
5. Dùng What CMSWhat CMS cũng là một công cụ hỗ trợ kiểm tra ngôn ngữ lập trình website tự động và được nhiều người dùng yêu thích hiện nay với tỷ lệ chính xác đạt đến 100%. Tiến hành kiểm tra ngôn ngữ thiết kế mà nền tảng website đang sử dụng với What CMS như sau:
6. W3TechsCuối cùng là W3Techs. Đây là công cụ kiểm tra tự động ngôn ngữ lập trình website hiệu quả và dễ thực hiện mà không hề kém cạnh Builtwith hay What CMS. Tra cứu các thông tin về website với công cụ W3Techs như sau:
1. C++Chính thức ra mắt vào năm 1985, C++ là một trong những ngôn ngữ lập trình đời đầu, tồn tại và phát triển mạnh mẽ đến thời điểm hiện tại. Với độ linh hoạt cùng hiệu suất cao mà C++ hoàn toàn có thể đáp ứng tốt các nhu cầu phát triển trang web của mỗi lập trình viên. Ngôn ngữ lập trình C++2. JavaTương tự C++, Java cũng là một ngôn ngữ phổ biến được sử dụng để thiết kế website. Ngôn ngữ này đã có mặt chính thức trên thị trường vào năm 1991 bởi Oracle. Ngôn ngữ lập trình JavaSau thời gian sử dụng, Java đã chứng minh cho các nhà phát triển thấy khả năng tiếp cận cùng những tính năng đa nhiệm của mình. Với sự hỗ trợ này của Java, giờ đây các lập trình viên có thể làm mọi thứ một cách dễ dàng hơn. 3. PythonTương tự Java, Python cũng là một ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ hiểu và tiếp cận. Do đó mà thời gian gần đây, ngôn ngữ này được đông đảo lập trình viên công nhận và tin tưởng sử dụng. Ngôn ngữ lập trình PythonHiện nay, Python có thể đáp ứng các nhu cầu lập trình của các nhà phát triển và hỗ trợ thực hiện tốt các công việc thiết kế website hay ứng dụng. 4. PHPPHP được biết đến là ngôn ngữ lập trình website cơ bản, có thể đáp ứng tốt nhu cầu thiết kế website của mỗi người dùng. Nhờ khả năng hỗ trợ hiệu quả cho quá trình hoàn thiện các website sử dụng mã nguồn mã WordPress hay Joomla,… mà PHP dần được phát triển và sử dụng rộng rãi như ngày nay. 5. JavascriptJavascript là một loại ngôn ngữ lập trình miễn phí và dễ dàng tiếp cận nên được rất nhiều lập trình viên yêu thích lựa chọn. Bởi vì độ thông dụng của mình mà hiện nay, đã có rất nhiều website chất lượng với những hiệu ứng bắt mắt được thiết kế bởi Javascript. Ngôn ngữ lập trình Javascript6. ASP.NETVới sự kế thừa hoàn hảo từ APS, ASP.NET là nền tảng thiết kế web sở hữu những tính năng nổi trội giúp xây dựng, phát triển và quản lý các ứng dụng website một cách hiệu quả. Đặc biệt, ASP.NET còn đáp ứng độ an toàn và bảo mật cho các ứng dụng. 7. HTMLHTML là ngôn ngữ lập trình web dạng tĩnh, cho phép nhà phát triển hoàn thiện trang một cách thủ công. Tuy nhiên, quá trình phát triển web trong thực tế lại tốn khá nhiều thời gian vì phải thực hiện khâu cắt ghép bằng thủ công. Ngôn ngữ lập trình HTMLDo đó mà khi phát triển website, ngôn ngữ HTML thường được kết hợp cùng một số ngôn ngữ lập trình khác. 8. RubyNổi bật với khả năng phát triển web nhanh chóng, ít lặp code mà Ruby được đánh giá là ngôn ngữ lập trình lý tưởng cho các website lớn. Những website sử dụng ngôn ngữ này đều đảm bảo chất lượng cùng khả năng hoạt động mạnh mẽ. 9. SQLCuối cùng trong danh sách là SQL – ngôn ngữ lập trình phổ biến được dùng với mục đích tạo, chỉnh sửa hoặc truy xuất dữ liệu từ hệ thống liên quan trực tiếp cho đến việc quản trị cơ sở dữ liệu một cách nhanh chóng. Ngôn ngữ lập trình SQLVới SQL, quá trình tạo website động sở hữu nội dung phong phú và bắt mắt trở nên đơn giản và dễ dàng hơn. Nếu bạn đang tìm một dịch vụ hosting tối ưu cho việc xây dựng website trên nền tảng WordPress, hãy xem xét sử dụng dịch vụ WordPress Hosting tại Vietnix. Dịch vụ WordPress Hosting của Vietnix giúp website của bạn được tối ưu về hiệu suất, tốc độ, bảo mật và an toàn thông tin. Ngoài ra, Vietnix còn tặng bạn bộ theme và plugin WordPress bản quyền trị giá đến 26.000.000 VND/Năm gồm nhiều công cụ hữu ích như: Rocket, Rank Math SEO Pro, Elementor Pro, WP Astra Growth Bundle, Divi,… Đăng ký ngay để không bỏ lỡ phần quà cực kỳ giá trị này. Cách kiểm tra mức độ uy tín của websiteTrường hợp bạn muốn biết một website có đảm bảo an toàn để truy cập hay không thì dưới đây là các công cụ có thể giúp bạn thực hiện hiệu quả việc đó: Kiểm tra mức độ uy tín của websiteCông cụ URL VoidURL Void là công cụ an toàn và hiệu quả để kiểm tra mức độ uy tín của website. Hiện nay, URL Void đang cung cấp hơn 30 công cụ khác nhau phục vụ cho quá trình quét địa chỉ và kiểm tra độ an toàn của website. Công cụ URL VoidCông cụ này có thao tác sử dụng đơn giản, yêu cầu người dùng chỉ cần:
Kết thúc quá trình kiểm tra, bạn nhấn More Details để tìm hiểu thêm chi tiết thông tin về những yếu tố có thể ảnh hưởng và làm giảm độ an toàn của website. Dựa vào những thông tin được hiển thị, bạn có thể tìm ra các giải pháp khắc phục phù hợp và nhanh chóng. SucuriSau khi được mua lại bởi GoDaddy, Sucuri ngày càng được chú trọng đầu tư và phát triển các tính năng nhằm nâng cao mức độ uy tín và bảo mật cho các website trong thời gian với tỷ lệ chính xác cao. Công cụ bảo vệ website SucuriLà công cụ kiểm tra website nổi tiếng toàn cầu, Sucuri giờ đây có thể thực hiện kiểm tra và hiển thị chi tiết các kết quả của từng hạng mục cụ thể. Trong đó, quy trình quét trang bao gồm từ việc kiểm tra toàn bộ website, link URL từng bài viết rồi đến file, tệp dữ liệu trên trang. Không chỉ vậy, Sucuri còn cho phép người dùng kiểm tra miễn phí cả malware và lỗ hổng bảo mật. UnMask ParasitesMột công cụ kiểm tra mức độ uy tín của website cũng có giao diện và cách sử dụng đơn giản không kém URL Void chính là UnMask Parasites. Với công cụ này, bạn chỉ cần nhập địa chỉ website mình muốn kiểm tra, sau đó nhấn Check và chờ đợi kết quả hiển thị. Công cụ kiểm tra mức độ uy tín của website UnMask ParasitesNgoài kết quả đánh giá tổng quan về mức độ an toàn của website thì những yếu tố khả nghi có khả năng ảnh hưởng đến website như link rác, mã lệnh khả nghi, liên kết dẫn đến trang web có độ uy tín thấp hoặc nguy hiểm,… cũng sẽ được UnMask Parasites quét và hiển thị. Nếu thấy các hiển thị “Suspicious” đồng nghĩa rằng mức độ an toàn của trang đó chưa được đảm bảo. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi truy cập để tránh tác động đến kết quả đánh giá website của bạn. PhishTankPhishTank là công cụ được thiết kế với mục đích kiểm tra các website có tiềm ẩn nguy cơ gặp Phishing hay không để cảnh báo và ngăn chặn kịp thời các quyết định truy cập của người dùng. Với những trường hợp gặp Phishing được phát hiện, nền tảng sẽ lưu trữ thông tin nhằm đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dùng sau. Lưu ý: Phishing chính là một hình thức lừa đảo trực tuyến hướng đến những người dùng chủ quan đã cấp thông tin cá nhân của mình trên những website không đảm bảo an toàn. Bởi vì những trang này có thể đánh cắp thông tin email, tài khoản ngân hàng,… của người dùng để thực hiện lừa đảo và cướp đoạt tài sản. Dr.Web Anti-Virus Link CheckerKhác với các công cụ kể trên, Dr.Web Anti-Virus Link Checker không phải là một nền tảng độc lập mà chỉ là phần mở rộng trên các trình duyệt web (FireFox, Opera, Chrome, Safari,…). Extension Dr.Web Link CheckerKhông chỉ trang bị khả năng quét virus, phát hiện file chứa yếu tố gây nguy hiểm cho website mà Dr.Web Anti-Virus Link Checker còn có thể kiểm tra được đường link trên mạng xã hội. Đến thời điểm hiện tại, tính năng và công cụ của tiện ích Dr.Web Anti-Virus Link Checker vẫn được cập nhật và nâng cấp thường xuyên để cải thiện tỷ lệ chính xác cũng như tốc độ quét trang. UnShorten.itUnShorten.it là công cụ kiểm tra mức độ an toàn, bảo mật của website đối với người dùng. Công cụ này có thể hiển thị được địa chỉ gốc của trang web để giúp bạn dễ dàng nhận diện đâu là đường link độc hại và không an toàn. Công cụ kiểm tra website UnShorten.itQuá trình kiểm tra bằng UnShorten.it rất đơn giản, bạn chỉ cần truy cập vào website hoặc vào thiết lập phần rộng trên trình duyệt. Sau đó, kiểm tra tự động các đường link đã dán. VirusTotalNhờ cập nhật liên tục cơ sở dữ liệu và đảm bảo kết quả được cung cấp chính xác đến từng người dùng khác nhau mà VirusTotal được đánh giá là công cụ kiểm tra độ uy tín website nổi tiếng và chất lượng. Công cụ kiểm tra website VirusTotalCông cụ này có thể hỗ trợ tải và quét virus trực tuyến đối với những file và dữ liệu được upload trên trang của người dùng. Bên cạnh đó, VirusTotal còn cung cấp khả năng phân tích mức độ an toàn và báo cáo chi tiết cho từng website. Scamadviser.comScamadviser là công cụ kiểm tra độ uy tín website với khả năng cung cấp nhiều dữ liệu chi tiết để bạn dễ dàng quan sát và đánh giá điểm an toàn của trang. Công cụ kiểm tra website ScamadviserThông qua kết quả mà công cụ này hiển thị, bạn có thể phát hiện và tìm ra cách khắc phục những yếu tố nguy hiểm để trang an toàn và bảo mật hơn. Các thông tin mà công cụ này sẽ kiểm tra bao gồm địa chỉ IP, tên miền, tuổi và độ uy tín của website,… Lời kếtTrên đây là thông tin chia sẻ về 2 cách kiểm tra website viết bằng ngôn ngữ gì mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xây dựng và phát triển cho mình một website uy tín và chất lượng nhất. |