Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được hình thành và phát triển cho học sinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNguyễn Ngọc Kiều VyPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤNĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THƠNGQUA VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NÃOCỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌCCHƯƠNG 6 VÀ 7 HOÁ HỌCLỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNGLUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCThành phớ Hồ Chí Minh – 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHNguyễn Ngọc Kiều VyPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤNĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH THƠNGQUA VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NÃOCỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌCCHƯƠNG 6 VÀ 7 HOÁ HỌCLỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THƠNGChun ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa họcMã số:8140111LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤCNGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:TS. PHẠM HỒNG BẮCThành phớ Hồ Chí Minh – 2018 LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực,khách quan và chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình khoa học nào khác, cácthơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép cơng bố.Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 9 năm 2018Học viên thực hiệnNguyễn Ngọc Kiều Vy LỜI CẢM ƠNLuận văn được hoàn thành với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, cùng với sự giúpđỡ nhiệt tình của thầy cơ, gia đình, bạn bè và các em học sinh.Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Trịnh Văn Biều – thầy đãhướng cho em đề tài luận văn, TS. Phạm Hồng Bắc – cơ đã tận tình hướng dẫn, giúpđỡ em trong quá trình thực hiện luận văn.Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo dạy lớp Cao học chuyên ngànhLí luận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 27 Trường Đại học Sư phạm Thànhphố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho chúngem trong suốt khóa học.Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, phòng Sau đại học, khoa Hóahọc Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hỡ trợ rất nhiều trong qtrình học tập và thực hiện luận văn.Tơi xin cảm ơn những người bạn đồng hành của lớp cao học chuyên ngành Líluận và phương pháp dạy học Hóa học khóa 27, quý thầy cô và các em học sinh cáctrường THPT DTNT Nơ Trang Lơng và THPT Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện tốt nhấtđể tôi có thể thực hiện đề tài.Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, những người đã thườngxun đợng viên, khuyến khích, hỡ trợ để con có thể hồn thành luận văn.Mợt lần nữa, xin gửi đến tất cả mọi người lòng biết ơn chân thành và sâu sắc.Tác giả MỤC LỤCTrang phụ bìaLời cam đoanLời cảm ơnMục lụcDanh mục các chữ viết tắtDanh mục các bảngDanh mục các hìnhMỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNG QUYLUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌCHOÁ HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢIQUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH ......................... 51.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học hiện nayở Việt Nam ................................................................................................................ 51.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ........................................................ 51.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .................................................... 51.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh ............................................... 61.2.1. Khái niệm năng lực ......................................................................................... 61.2.2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh THPT...................... 71.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề ............................................................................. 81.2.4. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ........................................................ 101.3. Các quy luật trí não theo John Medina và ý tưởng vận dụng trong dạy học .......... 131.3.1. Đôi nét về tác giả John Medina và cuốn sách Luật trí não “BrainRules” ........................................................................................................... 131.3.2. Mợt số quy luật trí não và ý tưởng vận dụng trong dạy học ......................... 141.4. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học góp phần phát triển năng lực giảiquyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hoá học THPT ................... 231.4.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề............................................ 231.4.2. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ................................................................... 261.4.3. Các kĩ thuật dạy học tích cực ........................................................................ 26 1.5. Thực trạng vận dụng quy luật trí não trong dạy học và biện pháp phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong quá trình dạy họchố học ở mợt số trường trung học phổ thơng ........................................................ 301.5.1. Mục đích điều tra .......................................................................................... 301.5.2. Đối tượng điều tra ......................................................................................... 301.5.3. Kết quả điều tra ............................................................................................. 30Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 34Chương 2. VẬN DỤNG CÁC QUY LUẬT TRÍ NÃO VÀO DẠY HỌCCÁC CHƯƠNG 6, 7 HOÁ HỌC LỚP 10 THPT NHẰMPHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀSÁNG TẠO CHO HỌC SINH ............................................................. 352.1. Phân tích nợi dung, cấu trúc, đặc điểm dạy học chương 6 và 7 Hoá học lớp10 trung học phổ thông ........................................................................................... 352.1.1. Mục tiêu, cấu trúc nội dung, cấu trúc logic chương 6 Oxi – Lưuhuỳnh ............................................................................................................ 352.1.2. Mục tiêu, cấu trúc nội dung, lưu ý khi dạy học chương 7 Tốc đợ phảnứng – Cân bằng hố học ............................................................................... 382.2. Thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa HS ................................................................................................................... 412.2.1. Cấu trúc của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinhtrung học phổ thông trong dạy học mơn Hố học ........................................ 412.2.2. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy họchoá học ......................................................................................................... 442.3. Các biện pháp vận dụng quy luật trí não nhằm phát triển NLGQVĐ&STcho học sinh thơng qua dạy học hố học ................................................................ 472.3.1. Thu hút sự chú ý của học sinh vào hoạt động giải quyết vấn đề .................. 482.3.2. Xây dựng tình huống có vấn đề và khuyến khích học sinh đặt câu hỏi ....... 502.3.3. Sử dụng tối ưu các phương tiện trực quan nhằm rèn luyện các thaotác tư duy cho HS trong hoạt động GQVĐ .................................................. 572.3.4. Kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm trong hoạt độngGQVĐ .......................................................................................................... 66 2.3.5. Thường xuyên củng cố, mở rộng và trang bị cho HS KN mã hố cácnợi dung kiến thức sau khi HS thực hiện quá trình GQVĐ ......................... 692.4. Thiết kế kế hoạch bài dạy một số bài học trong chương 6, 7 hoá học lớp 10có vận dụng quy luật trí não của John Medina nhằm phát triểnNLGQVĐ&ST cho học sinh ................................................................................... 732.4.1. Kế hoạch dạy học 1: Bài 33. Axit sunfuric – Muối sunfat [2 tiết] ............... 732.4.2. Kế hoạch dạy học 2: Bài 36. Tốc độ phản ứng [2 tiết] ............................... 101Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 1023.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm ........................................................................... 1023.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm........................................................................... 1023.3. Tiến trình thực nghiệm ......................................................................................... 1023.3.1. Chọn địa bàn và đối tượng thực nghiệm ..................................................... 1023.3.2. Trao đổi với GV dạy thực nghiệm trước khi TNSP một số VĐ: ................ 1043.3.3. Đánh giá thực nghiệm sư phạm .................................................................. 1043.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .............................................................................. 1093.4.1. Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm ..................................................... 1093.4.2. Kết quả đánh giá độ bền kiến thức thông qua bài kiểm tra ........................ 110Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 118PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDHHHDạy học hoá họcĐCĐối chứngĐHSPĐại học sư phạmGQVĐGiải quyết vấn đềGVGiáo viênHSHọc sinhKTDHKĩ thuật dạy họcNLNăng lựcNXBNhà xuất bảnNLGQVĐ&STNăng lực giải quyết vấn đề và sáng tạoPPPhương phápPPDHPhương pháp dạy họcPTHHPhương trình hóa họcSGKSách giáo khoaSTSáng tạoTHTình huốngTHPTTrung học phổ thơngTNThực nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNGBảng 1.1.Những biểu hiện/ tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề và sángtạo của học sinh trung học phổ thông ........................................................ 12Bảng 2.1.Nội dung kiến thức chương 6 Oxi – Lưu huỳnh, Hoá học 10 ................... 36Bảng 2.2.Nội dung kiến thức chương 7 Tốc độ phản ứng và cân bằng hoáhọc, Hoá học 10 ......................................................................................... 39Bảng 2.3.Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học mơnHố học ...................................................................................................... 41Bảng 2.4.Bảng kiểm quan sát các mức độ của NL GQVĐ và ST [dànhcho GV] ...................................................................................................... 45Bảng 3.1.Danh sách lớp đối chứng và lớp thực nghiệm ......................................... 102Bảng 3.2.Kết quả học tập trước tác động của lớp thực nghiệm và đối chứng ........ 103Bảng 3.3.Phân tích các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST câu 5 [bài 1] .................. 104Bảng 3.4.Phân tích các tiêu chí đánh giá NLGQVĐ&ST câu 15 [bài số 2] ........... 106Bảng 3.5.Phân phối tần số, tần suất, tần số tích luỹ của HS Trường THPT NơTrang Lơng [TN1–ĐC1] và Trường THPT Vũng Tàu [TN2–ĐC2][bài 1] ....................................................................................................... 110Bảng 3.6.Phân phối tần số, tần suất, tần số tích luỹ của HS trường THPT NơTrang Lơng [TN1–ĐC1] và Trường THPT Vũng Tàu [TN2–ĐC2][bài 2] ....................................................................................................... 111Bảng 3.7.Các tham số đặc trưng của các bài kiểm tra ............................................ 112Bảng 3.8.Phân loại kết quả học tập của HS trường THPT Nơ Trang Lơng ........... 112Bảng 3.9.Phân loại kết quả học tập của HS trường THPT Vũng Tàu .................... 113Bảng 3.10. Điểm trung bình NLGQVĐ&ST của HS lớp TN và ĐC qua 2 bàikiểm tra .................................................................................................... 115Bảng 3.11. Điểm trung bình NL của từng tiêu chí GV đánh giá HS lớp TNthông qua bảng kiểm quan sát.................................................................. 116 DANH MỤC CÁC HÌNHHình 2.1. Cấu trúc logic chương Oxi – Lưu huỳnh Hố học 10 THPT ............................ 38Hình 3.1. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS lớp TN1 – ĐC1 [bài 1]Trường THPT Nơ Trang Lơng .......................................................................... 111Hình 3.2. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS lớp TN2 – ĐC2 [bài 1]Trường THPT Vũng Tàu ................................................................................... 111Hình 3.3. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS lớp TN1 – ĐC1 [bài 2]Trường THPT Nơ Trang Lơng .......................................................................... 112Hình 3.4. Đồ thị đường lũy tích kết quả bài kiểm tra HS lớp TN2–ĐC2 [bài 2]Trường THPT Vũng Tàu ................................................................................... 112Hình 3.5. Phân loại kết quả học tập của HS Trường THPT Nơ Trang Lơng [bài 1] ..... 113Hình 3.6. Phân loại kết quả học tập của HS Trường THPT Nơ Trang Lơng [bài 2] ..... 113Hình 3.7. Phân loại kết quả học tập của HS của Trường THPT Vũng Tàu [bài 1]......... 113Hình 3.8. Phân loại kết quả học tập của HS của Trường THPT Vũng Tàu [bài 2] ........ 113Hình 3.9. Biểu đồ sự tiến bợ NLGQVĐ&ST của HS 2 lớp TN qua 2 lần đánh giá....... 116 1MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiTheo nghị quyết Hợi nghị Trung ương 8 khoá XII về đổi mới căn bản, tồn diệngiáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục Việt Nam xác định nhiệm vụ “Tiếp tụcđổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coitrọng sự phát triển phẩm chất, năng lực của người học”, “cuộc cách mạng vềphương pháp giáo dục phải hướng vào người học, rèn luyện và phát triển khả nănggiải quyết vấn đề một cách năng động, độc lập sáng tạo ngay trong q trình họctập ở nhà trường phổ thơng. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồidưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.Theo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể tháng 7/2017 cũng chỉ rõ cácnăng lực [NL] chung trong đó năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo[NLGQVĐ&ST] là một trong các NL quan trọng và cốt lõi cần tập trung phát triểncho học sinh [HS].Như vậy, ở mọi cấp học, đặc biệt là với HS trung học phổ thông [THPT], pháttriển NLGQVĐ&ST trở thành một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Đối tượng HS nàyđã và đang hình thành và phát triển các thao tác tư duy cần cho NLGQVĐ&ST. Đểphát triển NL nói chung có thể tiếp cận bằng nhiều cách. Hiện nay các nhà giáo dụcđang quan tâm và ứng dụng rất nhiều phương pháp [PP] và kĩ thuật dạy học khácnhau để người giáo viên [GV] truyền thụ kiến thức và phát triển NL cho HS. Có thểví q trình này như quá trình phát triển của một cái cây với phần lá là Các phươngpháp, kĩ thuật dạy học; phần thân là Quan điểm, lí thuyết học tập và phần gốc rễ làQuy luật hoạt động của não bộ. Theo đó, gốc rễ của các phương pháp dạy học[PPDH] chính là các quy luật nhận thức của bộ não chi phối các hoạt đợng dạy họccủa GV và HS.Hiểu rõ bí mật vận động của bộ não, GV có thể thiết kế các bài giảng phù hợpvới quy luật nhận thức của người học. Đặc biệt, đối với quá trình phát triểnNLGQVĐ&ST cho HS, vận dụng các quy luật của trí não là hết sức cần thiết.Luật trí não [Brain Rules] của tác giả John Medina giới thiệu 12 quy luật ôngnghiên cứu về cách thức hoạt động của não bộ. Với mỗi quy luật ông đưa ra những 2lập luận khoa học và những gợi ý nhằm khám phá và ứng dụng chúng vào cuộc sống,đặc biệt là ở trường học. Cuốn sách này nhận được khá nhiều bình luận, chủ yếu làkhen ngợi của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, được tờ báo NewYork Times bình chọn tḥc loại best seller. Khi nghiên cứu về các quy luật trí nãonày tơi tìm thấy nhiều ý tưởng liên hệ với quá trình dạy học nói chung và trong mơnHố học nói riêng. Hố học là môn khoa học thực nghiệm [TN], HS không chờ đợikiến thức và tiếp nhận một cách thụ động, người thầy khơng chỉ là người thuyết trìnhkiến thức dưới dạng có sẵn mà cần kích thích trí tò mò và sáng tạo [ST] của HS.Kiến thức hố học ln khiến HS hứng thú vì sự bí ẩn của nó, chứa đựng vô vàn VĐgần gũi và thiết thực khiến HS tự tìm tòi giải quyết. Nếu GV biết cách thức khai tháccác quy luật trí não để phát triển NL tư duy cho HS, vận dụng các PPDH phù hợp,mơn Hố học sẽ là một môn khoa học giúp phát triển NL toàn diện cho HS, trong đóquan trọng nhất là NLGQVĐ&ST.Từ những lí do trên, chúng tơi chọn đề tài “Phát triển năng lực giải quyết vấnđề và sáng tạo cho học sinh thông qua vận dụng các quy luật trí não của John Medinatrong dạy học chương 6 và 7 Hoá học lớp 10 THPT” với mong muốn góp phần vàoviệc hiểu rõ quy luật hoạt động của bộ não, trên cơ sở đó đưa ra biện pháp vận dụngđể phát triển NLGQVĐ&ST cho HS thông qua dạy học mợt số nợi dung hố họclớp 10.2. Mục đích nghiên cứuNghiên cứu việc vận dụng mợt số quy luật trí não của John Medina trong dạyhọc các chương 6, 7 hố học lớp 10 chương trình cơ bản nhằm phát triển năng lựcgiải quyết vấn đề và sáng tạo của HS ở trường THPT.3. Nhiệm vụ của đề tài– Nghiên cứu cơ sở lí luận về mợt số quy luật trí não theo John Medina, các tàiliệu liên quan đến dạy học GQVĐ, chương trình Hố học lớp 10 các chương 6, 7.– Điều tra thực trạng mức độ hiểu biết về các quy luật trí não của GV và HS,mức độ quan tâm và các biện pháp sử dụng nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HStrong dạy học hoá học [DHHH] ở THPT. 3– Đề xuất các biện pháp vận dụng các quy luật trí não của John Medina nhằmphát triển NLGQVĐ&ST trong DHHH.– Thiết kế một số kế hoạch dạy học minh hoạ có vận dụng mợt số quy luật trínão của John Medina; TN sư phạm để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của đề tài.– Thiết kế và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS thơng quavận dụng các quy luật trí não trong dạy học.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu– Khách thể nghiên cứu: Quá trình DHHH ở trường THPT.– Đối tượng nghiên cứu: mợt số quy luật trí não của John Medina có liên quantới giáo dục, NLGQVĐ&ST trong dạy học chương 6, 7 hoá học lớp 10 ở trườngTHPT.5. Phạm vi nghiên cứuVận dụng các quy luật trí não của John Medina trong dạy học nội dung cácchương 6, 7 hố học lớp 10, chương trình cơ bản ở trường THPT.6. Giả thuyết khoa họcNếu vận dụng một số quy luật trí não của John Medina vào q trình dạy họchoá học lớp 10 các chương 6, 7 phù hợp với đối tượng HS sẽ góp phần phát triểnNLGQVĐ&ST cho HS ở trường THPT.7. Phương pháp và phương tiện nghiên cứu7.1. Phương pháp nghiên cứu7.1.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận– Đọc và nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài.– Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thốnghóa, khái quát hoá.7.1.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn– PP điều tra thực tiễn về NLGQVĐ&ST của HS, mức đợ hiểu biết và vận dụngcác quy luật trí não trong dạy học hoá học ở trường THPT.– TN sư phạm, đánh giá tính khả thi và hiệu quả các đề tài.7.1.3. Phương pháp tốn học– Phân tích số liệu.– Thống kê toán học trong khoa học giáo dục 47.2. Phương tiện nghiên cứu– Các loại tài liệu tham khảo: sách [Luật trí não của John Medina, SGK, sáchGV, sách bài tập, các sách tham khảo hoá học,…], báo, tạp chí, bài báo khoa học vàmợt số trang web hố học, PPDH,…– Máy tính, phần mềm hỡ trợ dạy học [Mindmap, PowerPoint,…].– Phần mềm xử lí số liệu.8. Đóng góp mới của đề tài– Nghiên cứu cơ sở lí luận về vận dụng các quy luật trí não của John Medinatrong dạy học hoá học.– Đề xuất biện pháp vận dụng mợt số quy luật trí não trong dạy học các chương6, 7 hoá học lớp 10 THPT nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS.– Thiết kế một số kế hoạch dạy học có vận dụng các quy luật trí não nhằm pháttriển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học các chương 6, 7 hoá học lớp 10 THPT.– Điều tra và đánh giá thực trạng mức độ hiểu biết về các quy luật trí não củaGV và HS, mức đợ quan tâm và các biện pháp sử dụng nhằm phát triển NLGQVĐ&ST cho HS trong dạy học hoá học [DHHH] ở THPT.– Xây dựng và sử dụng bộ công cụ đánh giá NLGQVĐ&ST của HS thông quavận dụng các quy luật trí não trong dạy học. 5Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẬN DỤNGQUY LUẬT TRÍ NÃO CỦA JOHN MEDINA TRONG DẠY HỌCHOÁ HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀVÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông và phương pháp dạy học hiện nayở Việt Nam1.1.1. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thôngNghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá XI [2013]đã khẳng định nhu cầu bức thiết khi đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thônghiện nay là: “Phát triển phẩm chất, NL người học, đảm bảo hài hoà giữa dạy chữ, dạyngười và định hướng nghề nghiệp.”.Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã đề xuất 3 nhóm NL chung cần tậptrung phát triển cho HS bao gồm: NL tự chủ và tự học; NL giao tiếp và hợp tác; NLgiải quyết vấn đề và sáng tạo [NLGQVĐ&ST]. Từ đó có thể thấy NLGQVĐ&ST làmột trong những NL cần thiết mà GV nên đặc biệt quan tâm để hình thành và pháttriển cho HS THPT trong quá trình dạy học nói chung và trong DHHH nói riêng.Như vậy, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm hướng đến việc phát triển NL,NLGQVĐ&ST cho HS là phù hợp với nhu cầu của nền giáo dục hiện tại mà ViệtNam đang hướng đến.1.1.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy họcVăn kiện Đại hợi Đảng tồn quốc lần thứ XI [2012] đã làm rõ 2 nhiệm vụ quantrọng cần thực hiện để từng bước đổi mới PPDH với định hướng chung của giáo dụcphổ thông là trang bị cho HS những kiến thức khoa học kĩ thuật hiện đại, tinh tú nhấtcủa nhân loại để họ có thể sử dụng được vào lao động sản xuất, tiếp theo là phảichuẩn bị, rèn luyện một cách có hệ thống cho HS từ khi còn bé để mỡi cá nhân phảitìm được con đường riêng, sáng tạo ra được một phương pháp mới phù hợp với hồncảnh riêng của mình.Đổi mới phương pháp dạy học [PPDH] cần tiến hành dựa trên 2 nhiệm vụ này,vừa trang bị kiến thức khoa học hiện đại vừa rèn luyện NL nhận thức về khoa họcbằng cách tự giải quyết các VĐ học tập và cuộc sống một cách ST mang tính cá 6nhân. Đổi mới PPDH cần thực hiện toàn diện ở hoạt động của cả hai chủ thể: ngườidạy và người học. Trong đó vai trò của người GV với tư cách người thiết kế, điềukhiển và định hướng hoạt động của HS, còn HS cần là người tự lực thực hiện cácnhiệm vụ mà GV đưa ra với sự trợ giúp của GV.Người GV cần tổ chức quá trình học tập của HS tương tự với quá trình nghiêncứu của các nhà khoa học. Người GV luôn mong muốn HS làm quen với cách suynghĩ, làm việc khoa học và ST từ chính hoạt đợng học tập của bản thân. Do vậy cácPPDH theo hướng phát triển NL cần tập trung vào hoạt đợng nhận thức khoa học củachính bản thân người học. Tuy nhiên, để phát huy tối ưu hoạt động nhận thức củangười học, GV cần quan tâm đến cách thức mà người học suy nghĩ, tư duy và hànhđộng, được thể hiện thông qua các quy luật hoạt động của bộ não. Như vậy, GV cầnxây dựng các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học dựa trên cách thức hoạt động củabộ não nhằm hướng tới mục tiêu là phát triển NL cho HS.1.2. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo của học sinh1.2.1. Khái niệm năng lựcNăng lực được nhiều nhà tâm lí học, nhà triết học, nhà giáo dục học trong vàngoài nước quan tâm nghiên cứu. Khái niệm năng lực được hiểu theo nhiều nghĩakhác nhau. B.M. Chieplôv cho rằng có hai yếu tố cơ bản liên quan đến khái niệmNL. Thứ nhất, NL là những đặc điểm tâm lí mang tính cá nhân. Mỡi cá thể khác nhaucó NL khác nhau về cùng mợt lĩnh vực, vì vậy khơng thể nói rằng “Mọi người đều cóNL như nhau!”. Thứ hai, khi nói đến NL, không chỉ nói tới các đặc điểm tâm líchung chung mà NL còn phải gắn với mợt hoạt đợng nào đó và được hồn thành cókết quả tốt [tính hướng đích] [Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường, 2010].Theo Roegiers Xavier khẳng định “NL là tập hợp trật tự các KN tác động lêncác nội dung trong mợt loại tình huống cho trước để GQVĐ do tình huống này đặtra”. Định nghĩa này nêu nên ba thành phần nổi bật của năng lực: NL = Kĩ năng + Nợidung + Tình huống [Roegiers Xavier, 1996].Theo Qbec–Ministere de l’Educatison cho rằng NL là “khả năng vận dụngnhững kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cáchphù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của c̣c sống”. Theo định 7nghĩa này NL được cấu thành từ các yếu tố kiến thức, kinh nghiệm, KN, thái độ vàcả sự hứng thú [Québec–Ministere de l’Educatison, 2004].Theo Bernd Meier và Nguyễn Văn Cường [2014] cho rằng:Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giảiquyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vựcnghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệmcũng như sự sẵn sàng hành động.Theo các quan niệm này năng lực là khả năng kết hợp của các yếu tố tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, kinh nghiệm, thái đợ tích cực, tinh thần trách nhiệm để thực hiện vàhoàn thành các nhiệm vụ, vấn đề trong các tình huống tḥc các lĩnh vực nghềnghiệp, xã hợi và cá nhân.Đồng tình với những ý kiến trên, trong đề tài này, chúng tôi sử dụng quan niệmNL theo chương trình giáo dục tổng thể [Bợ Giáo dục và Đào tạo, 07/2017] như sau:NL là tḥc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất có sẵn có vàquá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩnăng và các tḥc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… thực hiện thànhcơng mợt loạt hoạt đợng nhất định, đạt kết quả mong muốn trong điều kiện cụ thể.1.2.2. Các năng lực cần hình thành và phát triển cho học sinh THPTChương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo[07/2017] đề xuất NL của HS trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2017gồm 3 nhóm NL: các NL chung, NL chuyên môn và nhóm NL chuyên biệt [NL đặcthù mơn học].- Nhóm NL chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác,NLGQVĐ&ST.- Nhóm NL chuyên mơn: NL ngơn ngữ, NL tính tốn, NL tìm hiểu tự nhiên vàxã hội, NL công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất.Đối với mơn Hố học, có 5 NL đặc thù: NL sử dụng ngơn ngữ hố học, NLTN hố học, NL tính tốn, NLGQVĐ, NL vận dụng kiến thức hố học vào c̣c sống[Bợ Giáo dục, 2014]. 81.2.3. Năng lực giải quyết vấn đề1.2.3.1. Vấn đềTrong tự nhiên, một sự việc, một hiện tượng, một thực tại khách quan cần đượcquan tâm xem xét, giải quyết thì được gọi là vấn đề [VĐ]. Trong hoạt động học tập,mợt câu hỏi, mợt bài tập, mợt định lí, mợt quy luật,… đều là những VĐ mà HS – chủthể của hoạt động học – cần đối mặt, chấp nhận và giải quyết để lĩnh hội các kiếnthức chứa đựng trong nó.VĐ là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quyluật cũng như tri thức, kĩ năng sẵn có chưa đủ để giải quyết, gây ra khó khăn cản trởmà người giải quyết cần vượt qua. VĐ học tập là nội dung kiến thức mà người họccần nắm vững, tồn tại khách quan, số đông HS chưa nhận ra, phải qua hoạt đợng họctập thì các em mới lĩnh hợi được.VĐ ln tồn tại khách quan, độc lập với chủ thể. Khi cùng tiếp nhận một VĐ,các chủ thể khác nhau có phản ứng khác nhau. Sẽ có HS nhanh chóng trả lời câu hỏi,có HS suy nghĩ một thời gian sau mới có câu trả lời, có những HS không hiểu nộidung của câu hỏi, phụ thuộc vào trạng thái tâm lí, kiến thức, KN sẵn có của chủ thể.1.2.3.2. Quá trình giải quyết vấn đềKhái niệm về GQVĐ theo mợt số tác giả như Jean–Paul Reeff, Anouk Zabal vàChristine Blech cho rằng:GQVĐ là khả năng suy nghĩ và hành động trong những TH khơng có quy trình,thủ tục, giải pháp thơng thường có sẵn. Người GQVĐ có thể ít nhiều xác định đượcmục tiêu hành động, nhưng không phải ngay lập tức biết cách làm thế nào để đạtđược nó. Sự am hiểu TH có VĐ và lí giải dần việc đạt mục tiêu đó trên cơ sở việc lậpkế hoạch và suy luận tạo thành quá trình GQVĐ [Nguyễn Trọng Khanh, 2011].Như vậy, có thể thấy GQVĐ là một quá trình tư duy phức tạp, bao gồm khảnăng phát hiện VĐ, đưa ra luận điểm các giả thuyết, lên kế hoạch kiểm chứng giảthuyết, thực hiện và đánh giá, rút ra kết luận,… từ đó có thể đưa ra một hoặc nhiềugiải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức của VĐ.Trong học tập cũng như trong thực tiễn, để GQVĐ, tác giả Nguyễn Cương đãđưa ra quy trình để GQVĐ gồm ba bước sau:Bước 1: Nhận biết vấn đề: Phân tích TH đặt ra, nhận biết được VĐ.
 9Bước 2: Tìm các phương án giải quyết: Tìm các phương án khác nhau đểGQVĐ, so sánh, liên hệ với những cách GQVĐ tương tự đã biết cũng như tìm cácphương án giải quyết mới. Khi có khó khăn hoặc khơng tìm ra phương án giải quyếtthì cần trở lại việc phân tích lại VĐ để kiểm tra lại việc nhận biết và hiểu VĐ.Bước 3: Quyết định phương án giải quyết: Các phương án giải quyết đã đượctìm ra cần được phân tích, so sánh và đánh giá xem có thể thực hiện được việcGQVĐ hay không. Nếu có nhiều phương án có thể giải quyết thì cần so sánh để xácđịnh phương án tối ưu. Nếu việc kiểm tra các phương án đã đề xuất đưa đến kết quảlà khơng giải quyết được VĐ thì cần trở lại giai đoạn tìm kiếm phương án giải quyết.Khi đã quyết định được phương án thích hợp, giải quyết được VĐ tức là đã kết thúcviệc GQVĐ [Nguyễn Cương, 2006].1.2.3.3. Khái niệm năng lực giải quyết vấn đềDựa trên hoạt động GQVĐ thì người có NL GQVĐ sẽ có các ý tưởng, khảnăng, các thao tác thực hiện khi tiến hành GQVĐ, họ biết cách phát hiện VĐ [nhậnbiết và chấp nhận VĐ], hình thành giả thuyết [phân tích các thơng tin liên quan đếnvấn và tìm kiếm nguyên nhân của VĐ], đề ra được giải pháp hợp lí [giải thích chocác nguyên nhân này] và tiến hành GQVĐ một cách hiệu quả, biết cách ĐG giảipháp GQVĐ và rút ra kết luận để có được giải pháp tối ưu nhất.Theo nghiên cứu của tác giả Đinh Quang Báo ở bậc học THPT, NL GQVĐđược biểu hiện ở các hoạt động:Phân tích được TH trong học tập, trong c̣c sống; phát hiện và nêu được tìnhhuống có VĐ trong học tập và trong cuộc sống.Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến VĐ; đề xuất và phân tíchđược mợt số giải pháp GQVĐ; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất;Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; suy ngẫm về cách thức và tiến trìnhGQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới [Đinh Quang Báo, 2013]Từ những thông tin trên, trong luận văn này, chúng tôi quan niệm NLGQVĐcủa HS là khả năng huy động kiến thức, KN, kinh nghiệm và các phẩm chất cá nhânkhác [cảm xúc, thái độ, động cơ, hứng thú] để thực hiện quá trình GQVĐ khi phảiđối mặt với các VĐ trong học tập và cuộc sống mà ở đó con đường tìm ra lời giảikhơng rõ ràng ngay lập tức. 10Trong DHHH, HS có NL GQVĐ khi các em biết sử dụng kiến thức, KN củamơn Hố học mợt cách tự tin vào việc giải quyết các VĐ thuộc các lĩnh vực học tậptrong mơn Hố học ở trường và các VĐ trong c̣c sống liên quan đến kiến thứchố học.1.2.4. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo1.2.4.1. Khái niệm sáng tạo và NLGQVĐ&STSáng tạo [ST] là hoạt đợng tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và tính lợiích. Tính mới là sự khác biệt của đối tượng cho trước so với đối tượng cùng loại rađời trước đó về mặt thời gian. Còn tính lợi ích chỉ thể hiện ra khi đối tượng cho trướchoạt động hay làm việc theo đúng chức năng và trong phạm vi áp dụng của nó.Quá trình ST là tổ hợp các phẩm chất và NL mà nhờ đó con người trên cơ sởkinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra những ý tưởng mới, đợc đáo,hợp lí trên bình diện cá nhân hay xã hội. Khái niệm này cho thấy 3 quan niệm khácnhau về bản chất của quá trình ST theo tâm lý học như sau:Thứ nhất, bản chất của ST là ý tưởng hay nói cách khác, ý tưởng là ngọn nguồncủa quá trình ST. Khởi đầu của ST ở bất kì cấp đợ nào đều phải từ ý tưởng. Ý tưởngnảy sinh trong suy nghĩ, tâm trí của con người và sẽ được đào sâu nghiên cứu, kếtthúc là một sản phẩm nhất định. Như vậy, ý tưởng và sản phẩm là sự khởi đầu và kếtthúc của quá trình ST.Thứ hai, bản chất của ST được nhìn nhận như là “đặt vấn đề”, cụ thể hơn đó làsự nêu lên VĐ mới. Cũng quan điểm này, Einstein đã đưa ra luận điểm khá độc đáo.Theo ông, việc thiết lập VĐ quan trọng hơn quá trình giải quyết VĐ vì giải quyết VĐchỉ là cơng việc của KN tốn học hay kinh nghiệm. Nêu lên được VĐ mới, nhữngkhả năng mới, nhìn nhận những VĐ dưới góc đợ mới đòi hỏi phải có trí tưởng tượngvà nó đánh dấu bước tiến bộ của khoa học.Thứ ba, bản chất của ST là hoạt động cao nhất của con người.Bộ não không những là một cơ quan gần gũi và tái hiện kinh nghiệm cũ củachúng ta, nó còn là cơ quan phối hợp, chỉnh lí mợt cách ST và xây dựng nên nhữngtình thế mới bằng những kinh nghiệm cũ đã hình thành trước đó [Huỳnh Văn Sơn,2009]. 11Theo R.L Solsor: “Sự ST là một hoạt động nhận thức mà nó đem lại mợt cáchnhìn nhận hay giải quyết mới mẻ đối với mợt vấn đề hay tình huống có vấn đề” [TrầnTrọng Thủy, 2000].Điều này cho thấy hoạt động ST được thể hiện khi HS đối mặt với VĐ và HSST dựa trên NL tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, đợng cơ và ý chí.Đối với HS trong hoạt động giải quyết VĐ:NL ST là các khả năng hình thành ý tưởng mới, đề xuất được giải pháp mới haycải tiến cách làm mới một sự vật, có các giải pháp khác nhau để giải quyết mợt VĐ,sự tò mò, thích đặt các câu hỏi để khám phá sự vật xung quanh [Bộ Giáo dục và Đàotạo, 2014].Tuy nhiên trong quá trình học tập, những ý tưởng gì HS “tự nghĩ ra” khi GVchưa dạy mà HS tự đọc sách hoặc trao đổi với bạn bè mà phát biểu được đều coi nhưcó mang tính ST. ST là sự phát triển cao nhất của NL nhận thức mà ở đó bản thânHS phải tự tìm thấy con đường logic dẫn đến kết quả từ các kinh nghiệm hoạt độngthực tiễn của bản thân.Trên cơ sở khái niệm NLGQVĐ và NLST đã trình bày ở trên, chúng tôi quanniệm đối với HS THPT: NLGQVĐ&ST là khả năng nhận thức của cá nhân HS hìnhthành các ý tưởng khi đối mặt với tình huống có VĐ, đợc lập tư duy và tự lực giảiquyết VĐ mà ở đó khơng có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp có sẵn thơng thường.Cách tốt nhất để hình thành và phát triển NL của HS là đặt HS vào vị trí chủ thểcủa hoạt đợng tự lực, thái đợ tích cực chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện các KN để pháttriển NL và mong muốn tìm hiểu khoa học, vận dụng chúng để đạt được những điềutốt đẹp trong học tập và cuộc sống. Như vậy trách nhiệm của người GV là tìm ra biệnpháp hữu hiệu để rèn luyện NLGQVĐ&ST cho HS trong quá trình dạy học. Nhữngbiện pháp này cần tác động mạnh vào các yếu tố nền tảng để phát triểnNLGQVĐ&ST cho HS như:Hứng thú: mức độ hứng thú, sự tập trung chú ý và động lực khao khát mongmuốn GQVĐ để tìm hiểu khoa học.Kiến thức: lí thuyết hố học và lí thuyết q trình GQVĐ liên quan đến hoá họcvà những VĐ vận dụng kiến thức hoá học liên quan đến thực tiễn đời sống. 12Môi trường thuận lợi: HS được rèn luyện các thao tác tư duy, tự lực GQVĐtrong TH có VĐ GV tạo ra.1.2.4.2. Biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạoTheo chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể [Bộ Giáo dục và Đào tạo,07/2017], những biểu hiện của NL GQVĐ&ST của HS THPT được thể hiện quabảng 1.1.Bảng 1.1. Những biểu hiện/ tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạocủa học sinh trung học phổ thơngBiểu hiện/ Tiêu chíNL thành phầnPhát hiện và làm rõVĐĐề xuất, lựa chọngiải phápThực hiện và đánh giágiải pháp GQVĐPhân tích được TH trong học tập, trong cuộc sống; pháthiện và nêu được TH có VĐ [TH có VĐ] trong học tập,trong cuộc sống.Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến VĐ;đề xuất và phân tích được mợt số giải pháp GQVĐ; Lựachọn được giải pháp phù hợp nhất.Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ; Suy ngẫm vềcách thức và tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụngtrong bối cảnh mới.Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạpNhận ra ý tưởng mớitừ các nguồn thông tin khác nhau; Phân tích các nguồnthơng tin đợc lập để thấy được khuynh hướng và độ tincậy của ý tưởng mới.Nêu được nhiều ý tưởng mới trong học tập và c̣c sống;Hình thành và triển khaiý tưởng mớiSuy nghĩ khơng theo lối mòn; Tạo ra yếu tố mới dựa trênnhững ý tưởng khác nhau; Hình thành và kết nối các ýtưởng; Nghiên cứu để thay đổi giải pháp trước sự thayđổi của bối cảnh; Đánh giá rủi ro và có dự phòng.Đặt được nhiều câu hỏi có giá trị, không dễ dàng chấpTư duy độc lậpnhận thông tin một chiều; Không thành kiến khi xemxét, đánh giá VĐ; Quan tâm tới các lập luận và minhchứng thuyết phục; Sẵn sàng xem xét, đánh giá lại VĐ. 131.3. Các quy luật trí não theo John Medina và ý tưởng vận dụng trong dạy học1.3.1. Đôi nét về tác giả John Medina và ćn sách Luật trí não “BrainRules”John Medina là nhà sinh học phân tử pháttriển và là nhà nghiên cứu về sự phát triển củanão người. Hiện ông là Giám đốc Trung tâmNghiên cứu Ứng dụng Quy luật Trí não trongHọc tập của Trường Đại học Seattle Pacific.Ơng cũng tham gia giảng dạy tại khoa Cơngnghệ Sinh học, Trường Đại học Y khoaWashington.Ơng khơng chỉ thành công trên cương vị một nhà khoa học được viện hàn lâmQuốc gia phong tặng danh hiệu học giả năm 2004 mà còn là một người thầy rất đượcyêu quý [Ông liên tục giành giải thưởng Thầy giáo của năm do Hội Sinh viên ngànhCông nghệ sinh học bầu chọn]. Giáo sư John Medina có một niềm say mê suốt đờivới việc nghiên cứu cách thức hoạt động của bộ não khi phản ứng với thông tin và tổchức thông tin. Ông rất quan tâm đến việc thúc đẩy sự hợp tác nghiên cứu giữa haingành khoa học trí não và giáo dục để có được những biện pháp tốt nhất vận dụngtrong quá trình dạy học và phương thức giáo dục ở nhà trường và trong cuộc sống.Cuốn sách Brain Rules của John Medina được xuất bản đầu tiên vào năm 2008,tuy nhiên đến nay vẫn là một cuốn sách được ưa chuộng. Cuốn sách được nhà xuấtbản Thế Giới phát hành và tái bản hàng năm với tên Luật trí não, Mai Khanh dịch.John Medina đề cập đến 12 quy luật về cách thức hoạt động của bộ não và ơng gọichúng là các quy luật trí não. 12 quy luật trí não bao gồm:+ Quy luật 1: Luyện tập thể chất giúp tăng cường năng lực trí não+ Quy luật 2: Não người cũng tiến hoá+ Quy luật 3: Mỗi bộ não được kết nối khác nhau+ Quy luật 4: Chúng ta không chú ý đến những điều nhàm chán+ Quy luật 5: Nhắc lại để nhớ+ Quy luật 6: Nhớ để nhắc lại+ Quy luật 7: Ngủ tốt, suy nghĩ tốt 14+ Quy luật 8: Những bộ não bị căng thẳng học tập khơng giống nhau+ Quy luật 9: Kích thích nhiều giác quan+ Quy luật 10: Thị giác là quân bài chủ trong tất cả các giác quan+ Quy luật 11: Bộ não của đàn ông và phụ nữ khác nhau+ Quy luật 12: Chúng ta là những nhà thám hiểm mạnh mẽ và tự nhiênMỗi chương trong cuốn sách được trình bày mợt cách hấp dẫn và lơi cuốn. Mởđầu, John Medina giải thích những thơng tin khoa học về bợ não kết hợp với các vídụ thực tế, những câu chuyện y khoa, từ đó nảy sinh ra các ý tưởng trong đó có rấtnhiều ý tưởng có thể vận dụng trong học tập. Ở cuối mỗi chương đều có phần tóm tắtngắn gọn mà giúp người đọc có thể tập trung vào các nội dung và có những ý tưởngvận dụng được ngay. Trịnh Minh Giang – Giám đốc hệ thống giáo dục VIP school đãca ngợi: “Cuốn Brain Rules của John Medina là một bài giảng sống đợng về quy luậtcủa trí não. Lối hành văn dễ hiểu và có tính đối thoại cao của tác giả giúp cho ngườiđọc trở thành những người tự học qua sách một cách tự nhiên và tự nguyện.” [JohnMedina, 2018].1.3.2. Mợt sớ quy luật trí não và ý tưởng vận dụng trong dạy học1.3.2.1. Quy luật 1: Luyện tập thể chất giúp tăng cường năng lực trí não– Mơ tả quy luật: Hoạt động rèn luyện thể chất trong quá trình học thực sự giúpngười học nâng cao khả năng nhận thức, nếu thực hiện có hiệu quả sẽ giúp cho nhiềuý tưởng mới nảy sinh. Điều này đã được tác giả kiểm chứng thông qua những trắcnghiệm thần kinh. Ông đã khẳng định: “Những người thường xuyên rèn luyện cơ thểcó thể nâng cao NL nhận thức, đôi khi rất đáng kinh ngạc, so với những người khôngchịu vận động” [John Medina, 2018] tr.29. Nếu chúng ta thường xuyên vận động sẽcó khả năng ghi nhớ dài hạn, khả năng lập luận, cả sự chú ý và cách giải quyết VĐln tốt hơn khi “ngồi lì” mợt chỡ. Ngay cả với những VĐ mới thì vận đợng trongkhi giải quyết cũng tăng cường khả năng gợi nhớ và sử dụng những dữ kiện liênquan đến kiến thức đã học từ trước.– Ý tưởng vận dụng trong dạy học: Để cải thiện các KN suy nghĩ, phải vậnđộng và rèn luyện thể chất thường xuyên. Có thể vận dụng tích hợp vào các hoạtđợng khởi đợng, hoạt đợng nhóm, trò chơi có tính tốc đợ. 151.3.2.2. Quy luật 2: Não người cũng tiến hố– Mơ tả quy luật: TheoMedina, não bợ ln phát triển đểthích nghi với cuộc sống tự nhiênthật sự khắc nghiệt. "Não dườngnhư được tạo ra để giải quyết cácVĐ có liên quan tới sự sống còntrong một môi trường luôn luônthay đổi, và nó thực hiện chứcnăng ấy trong sự vận động gần nhưkhông ngừng nghỉ." [John Medina,2018, tr.18]. Medina cũng giớithiệu về cấu trúc của bộ não. Mỗi phần đảm nhận một chức năng riêng và khi đối mặtvới một VĐ, từng phần của bộ não sẽ chi phối suy nghĩ, cảm xúc và các hành độngcủa chúng ta để thực hiện GQVĐ. Cấu trúc của bộ não được mô tả như trên, trongđó: Phần 1: Cấu trúc thần kinh cổ xưa nhất của bạn chính là thân não, hay còn gọi là“não thằn lằn”. Phần não này kiểm soát mọi hoạt động của cơ thể, nó giữ cho nãochúng ta luôn hoạt động. Phần 2: Não động vật có vú đóng vai trò quan trọng trongcác quy luật trí não. Nó kiểm soát và chi phối cảm xúc và tác động vào các giác quancủa con người. Nó khiến chúng ta cảm nhận sự giận dữ, sợ hãi, vui thích hoặc gợinhớ những trải nghiệm cảm xúc trong quá khứ, cảm xúc giúp thơng tin được ghi nhớthành kí ức ngắn hạn, sau đó chuyển đổi các kí ức ngắn hạn thành kí ức lâu dài. Nằmchính giữa trung tâm não, nó xử lí các tín hiệu được gửi đi từ gần như mọi ngócngách của tồn bợ các giác quan và có nhiều kết nối nhất của não để điều kiển mọigiác quan. Phần 3: Phần não người nằm ở bề mặt của não [vỏ não], có chức năng kếtnối các thông tin để tạo ra thông tin mới. Não người đưa học tập, tư duy và giải phápGQVĐ lên một cấp độ cao hơn khi ứng dụng các kiến thức kinh nghiệm đã tích luỹkhi não thú hoạt đợng để tạo ra tín hiệu hành đợng cho phần não thằn lằn.– Ý tưởng vận dụng trong dạy học: Chúng ta có tới ba phần não trong đầu.Trong dạy học, GV nên tìm cách kết nối 3 bợ não này với nhau. Có thể bắt đầu với“não thằn lằn” bằng cách tạo ra mong muốn hoạt động để giải quyết nhiệm vụ học

Video liên quan

Chủ Đề