Ngân hàng mở là gì

Yếu tố quan trọng hướng tới ngân hàng số

Thuật ngữ Open Banking xuất hiện trong Chỉ thị dịch vụ thanh toán sửa đổi [PSD2] của Liên minh châu Âu. Theo PSD2, ngân hàng mở cho phép các bên cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng của khách hàng thông qua các giao diện lập trình ứng dụng mở [Open API] được bảo mật.

Theo ông Hoàng Nguyên Vân, Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số [VIDTI], Open Banking sẽ giúp ngân hàng mở rộng được tệp khách hàng, tiếp cận nhóm khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng hay chưa sử dụng các dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, góp phần xây dựng các hệ sinh thái số của riêng ngân hàng, mở rộng hợp tác với các Fintech, Big Tech để đem đến các dịch vụ tài chính tiện lợi hơn cho khách hàng. 

Mặt khác, thống kê của Business Insider năm 2020 cho thấy, các hãng công nghệ lớn như Google và Amazon chiếm 50% trên tổng số doanh thu dịch vụ giao dịch tài chính - ngân hàng trên thị trường. Đến năm 2021, tổng ngân sách cho ngành IT ngân hàng được dự đoán là 297 tỷ USD, 35% các ngân hàng truyền thống sẽ bị lấn sân bởi các công ty công nghệ mới nổi từ năm 2020. Đây là một mối đe dọa không nhỏ đối với ngân hàng. Chính vì vậy, xu hướng hợp tác giữa ngân hàng và Fintech, cụ thể là việc phát triển ngân hàng mở là một xu hướng tất yếu. 

“Open API là nhân tố không thể thiếu để kết nối và hoàn thiện hệ sinh thái dịch vụ tài chính số, hệ sinh thái số”, ông Vân nhấn mạnh. 

Thực tế trên thế giới, các dự án về ngân hàng mở cũng đã được triển khai mạnh mẽ trong những năm gần đây và được đón nhận một cách tích cực. 

Đơn cử như Hồng Kông đã ban hành cơ chế khuyến khích chia sẻ dữ liệu. Nền tảng Open API đã được xây dựng, áp dụng cho các ngân hàng lớn, cho phép tổng hợp các sản phẩm, dịch vụ từ các ngân hàng khác nhau trong cùng một trang web/ứng dụng để so sánh.

Tại Đức, năm 2010, Dự án ngân hàng mở [Open Bank Project] được phát triển bởi sự hợp tác của các ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước. Nhiệm vụ chính của các dự án là thiết lập các Open API cho các ngân hàng, giúp cho các nhà phát triển và công ty Fintech có thể sử dụng để tạo các ứng dụng tiện ích hơn cho khách hàng từ dữ liệu các ngân hàng chia sẻ với sự chấp nhận của khách hàng.

Tại Việt Nam, theo ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN, mặc dù chưa có khuôn khổ pháp lý về ngân hàng mở nhưng thực tế đã có rất nhiều ngân hàng đang ứng dụng công nghệ này. Các nhà băng đã mở nhiều API để kết nối với các công ty trung gian thanh toán, thương mại điện tử và các nhà cung cấp dịch vụ tiện ích [điện, nước, hàng không...].

Có thể kể một số cái tên như VietinBank, OCB, Agribank, Bắc Á, BIDV, VPBank, Vietcombank... đều đã có những bước đi tiên phong trong việc mở API. Cụ thể, VietinBank đã có hơn 127 API được cung cấp trên thị trường với hơn 73 đối tác [nền tảng iConnect]; OCB đã triển khai hơn 30 API mở; BIDV triển khai nền tảng BIDV Paygate; ứng dụng ngân hàng số Timo kết hợp với VPBank, Bản Việt Bank… 

Gần đây nhất, TPBank cũng vừa ra mắt dịch vụ kết nối thanh toán qua Open API, giúp những doanh nghiệp lớn có nhu cầu thực hiện hàng nghìn lệnh chuyển tiền mỗi ngày thực hiện các giao dịch nhanh chóng và đơn giản, gia tăng khả năng quản lý dòng tiền, cũng như tiết kiệm được nguồn nhân lực, thời gian và chi phí tài chính.

Dịch vụ kết nối qua Open API của TPBank còn cho phép doanh nghiệp truy vấn, theo dõi sự thay đổi số dư tài khoản, trạng thái của giao dịch chuyển tiền đi và các thông tin khác theo nhu cầu như: lấy mã định dạng của các ngân hàng, thông tin của ngân hàng chuyển tiền đến, lấy thông tin điện chuyển tiền… bất cứ lúc nào mà không cần phải liên hệ với ngân hàng.

“Trước đây, hầu hết các ngân hàng cung cấp và kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ tài chính trên các kênh phân phối độc quyền của riêng ngân hàng như phòng giao dịch và ngân hàng trực tuyến. Công nghệ Open API của chúng tôi phá vỡ sự hạn chế đó, mang đến cho khách hàng trải nghiệm thuận tiện hơn khi sử dụng dịch vụ ngân hàng và gia tăng lợi ích nhờ giảm được thời gian giao dịch, kiểm soát dòng tiền, giảm chi phí vận hành”, bà Nguyễn Lan Hương - Phó giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp TPBank chia sẻ và nhấn mạnh Open API đang trở thành xu hướng mới của ngân hàng trong thời đại 4.0.

An toàn, bảo mật là điều kiện tiên quyết

Theo ông Lê Anh Dũng, các API hiện nay được các ngân hàng Việt áp dụng mới chỉ là các kết nối song phương giữa ngân hàng và các đơn vị, chưa có một tiêu chuẩn chung thống nhất. Mặt khác, tuy không thể phủ nhận dữ liệu là “tài nguyên mới” trong bối cảnh kinh tế số, ngân hàng sẽ phát triển thành các tổ chức hoạt động dựa trên dữ liệu. Phát triển ngân hàng mở đem lại nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng vẫn phải đối mặt với một số rủi ro như: Rủi ro lộ, lọt dữ liệu khách hàng; rủi ro tấn công mạng đến từ thời lượng, số lượng kết nối gia tăng giữa ngân hàng và các bên thứ ba; rủi ro lạm dụng, xâm phạm, đánh cắp dữ liệu khách hàng thông qua quá trình thu thập, khai thác dữ liệu của bên thứ ba. 

Riêng về phía ngân hàng, sẽ gặp các thách thức về duy trì chất lượng và độ chính xác của dữ liệu; thách thức trong việc phân tích và khai thác tri thức từ dữ liệu; thách thức trong việc làm sạch, chuẩn hóa dữ liệu, loại bỏ dữ liệu rác… và quan trọng là bảo mật thông tin, đảm bảo an toàn dữ liệu của khách hàng trong môi trường mạng. 

Vì vậy, ông Dũng nêu một số kiến nghị như: Chính phủ nghiên cứu, xem xét trình ban hành Luật về bảo vệ dữ liệu người dùng, Luật về bảo vệ quyền riêng tư dữ liệu người dùng nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng, đồng bộ về quản lý dữ liệu toàn nền kinh tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, qua đó thúc đẩy ngân hàng mở trong ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam.

Bộ Thông tin và Truyền thông sớm hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và tạo thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ, bảo vệ dữ liệu cá nhân. Phạm vi nghị định cần bao trùm toàn bộ, đầy đủ hoạt động định danh và xác thực điện tử của cá nhân và tổ chức trong mọi giao dịch điện tử.

Về phía NHNN, phát biểu trong hội thảo mới đây về ngân hàng mở, ông Tô Huy Vũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế [NHNN] cho biết, NHNN cũng bước đầu nghiên cứu xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý hoạt động ngân hàng mở. 

Trước đó, để xây dựng, thử nghiệm và dần hoàn thiện các khung pháp lý để quản lý hoạt động Open Banking theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg. Ngày 16/3/2017 Thống đốc NHNN đã có quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực Fintech, theo đó, nghiên cứu, xây dựng việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện chương trình ứng dụng Open API là một trong số nhiệm vụ trọng tâm của ban.

Theo các chuyên gia, an toàn, bảo mật phải là yếu tố tiên quyết khi phát triển Open Banking, bởi đích đến cuối cùng của mọi sản phẩm, dịch vụ đều là khách hàng. Chỉ khi thực sự an toàn, người dùng mới có thể tin tưởng sử dụng và trải nghiệm các công nghệ mới.

Cần cơ chế khuyến khích đổi mới sáng tạo để triển khai các dịch vụ mới

Trong buổi làm việc mới đây với Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng báo cáo trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã không ngừng đổi mới, sáng tạo và ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng lần thứ tư để cung ứng nhiều dịch vụ ngân hàng số, tiện ích, đảm bảo an ninh, an toàn, tiện ích cho người sử dụng dịch vụ tài chính. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất hiện nay là thiếu hành lang pháp lý đồng bộ cho vấn đề mới phát sinh như vấn đề cho vay ngang hàng, quản lý tiền điện tử, tiền kỹ thuật số…

Đồng thời, việc triển khai các dịch vụ trên cơ sở đổi mới, sáng tạo có thể phát sinh rủi ro mà thời điểm hiện tại chưa nhận diện được, cần có cơ chế chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo và ứng xử với rủi ro phù hợp để giảm áp lực cho cơ quan và nhân lực thực hiện.

Chị Như Quỳnh [29 tuổi, TP HCM] cho biết từ khi sử dụng một ứng dụng đa dịch vụ, thói quen của chị đã thay đổi rất nhiều. Đa số các nhu cầu thanh toán, mua sắm, giao dịch... đều có thể thực hiện trên ứng dụng mà không phải đến ngân hàng hay sử dụng nền tảng Internet Banking.

Cũng như chị Như Quỳnh, nhiều người dùng khác đang sử dụng dịch vụ thanh toán không tiền mặt trên các kênh online mỗi ngày mà không cần thông qua tài khoản ngân hàng. Họ có thể chuyển tiền đến ví điện tử để mua hàng, thanh toán hay chuyển khoản.

Trong hai năm gần đây, người dùng ngày càng dễ dàng thực hiện các thao tác trên tài khoản ngân hàng như kiểm tra số dư tài khoản, dư nợ vay, gửi tiết kiệm, vay ngân hàng, đầu tư tài chính, thanh toán hóa đơn... khi có thể trực tiếp thực hiện trên ứng dụng, không cần truy cập website Internet Banking.

Nhiều mô hình kinh doanh mới ra đời nhờ vào công nghệ nền tảng mở [API], hay còn biết đến với thuật ngữ ngân hàng mở [Open Banking]. Đây được coi là công nghệ sẽ thay đổi toàn diện ngành tài chính.

Dịch vụ tài chính không còn của riêng ngân hàng

API [Application Programming Interface] hay lập trình giao diện ứng dụng có thể được xem như một phần mềm trung gian giúp các chương trình ứng dụng tương tác qua lại với nhau và chia sẻ dữ liệu. API có mặt tại Việt Nam và đang thay đổi mạnh mẽ cách thức tương tác giao dịch truyền thống trong ngành ngân hàng. 

Nhu cầu lớn từ người dùng đang tạo nên một cuộc cạnh tranh sôi động giữa các ví điện tử và các ứng dụng công nghệ tài chính [Fintech]. Thông qua API, một ứng dụng có thể tích hợp nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng và đóng gói lại cho phù hợp với hệ khách hàng của mình. Nhiều ví điện tử đang có ý định "vượt mặt" ngân hàng khi ra đời các sản phẩm về vay vốn, gửi tiết kiệm thông qua liên kết với một đối tác thứ ba. Nhờ sự phát triển của API, hiện nay dịch vụ tài chính dành cho khách hàng cá nhân không còn là mảnh đất riêng của các ngân hàng.

Từ API đến ngân hàng mở

Trong lĩnh vực tài chính, API có thể kết nối nhiều sản phẩm dịch vụ từ đối tác bằng việc cho phép bên cung cấp dịch vụ thanh toán thứ ba được quyền truy cập thông tin dữ liệu ngân hàng. Qua đó, hình thành hệ sinh thái giúp người dùng sử dụng cùng lúc nhiều dịch vụ ngay trên một ứng dụng, thay vì sử dụng chúng ở nhiều nền tảng và ở nhiều thời điểm khác nhau. Đây cũng là tiền đề giúp xây dựng và phát triển các mô hình ngân hàng số mà một số quốc gia như Mỹ, Anh, Canada, Đức, Singapore đang đi đầu.

Nền tảng công nghệ cho phép các ngân hàng phân phối đa dạng dịch vụ, sản phẩm trực tuyến.

Ưu thế của các ngân hàng khi xây dựng ngân hàng số là có sẵn nền tảng hệ thống hạ tầng, kênh phân phối. Tận dụng nguồn lực này, ngân hàng OCBC [Singapore] đã thiết lập thương hiệu ngân hàng số Frank - mô hình đang được ưa chuộng. Trong khi đó, hai ngân hàng Simple và Moven của Mỹ lại gây chú ý khi xây dựng và phát hành sản phẩm dịch vụ với với giao diện nâng cao, hoàn toàn khác với sản phẩm dịch vụ đang có, tạo ra một kênh phân phối ngân hàng số.

Trên thế giới cũng hình thành các ngân hàng số thuần túy dựa trên nền tảng cốt lõi công nghệ, không có chi nhánh và khách hàng tương tác với ngân hàng hoàn toàn qua các kênh kỹ thuật số. Tiêu biểu là ngân hàng Fidor [Đức], Nubank [Braxin], Revolut [Anh]. Nhiều ngân hàng khác đang đẩy mạnh số hóa bằng việc kết hợp API từ các công ty Fintech như trường hợp của Barclays [Anh] và Nordea [Phần Lan].

Thông qua ngân hàng mở, lĩnh vực ngân hàng trên thế giới đang trong một cuộc cách mạng mới, hình thành nên nhiều mô hình kinh doanh hứa hẹn mang đến những giá trị đột phá cho khách hàng.

Cơ hội bứt phá của ngân hàng Việt

Tại Việt Nam, Ngân hàng Phương Đông [OCB] là một trong những nhà băng tiên phong với mô hình ngân hàng mở hay API Banking. Thông qua ứng dụng OCB Omni, người dùng không chỉ sử dụng những dịch vụ thuần túy của ngân hàng như chuyển tiền, tiết kiệm mà còn trải nghiệm những sản phẩm dịch vụ từ các đối tác liên kết.

Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc Khối Công nghệ của OCB cho biết, suốt thời gian qua ngân hàng đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ Open API để số hóa sản phẩm. Hiện nhà băng liên kết với AirPay, VnPay, Momo... giúp khách hàng thanh toán hoá đơn điện, nước, Internet, nạp tiền điện thoại ngay trên ứng dụng OCB Omni hoặc chuyển tiền qua các ví để mua sắm, thanh toán dịch vụ.

Ông Dư Xuân Vũ - Giám đốc khối Công nghệ của OCB.

Nhờ kết nối với đối tác thông qua API, khách hàng của OCB Omni có thể tiếp cận với các nhiều sản phẩm đầu tư tài chính như mua bảo hiểm [du lịch, xe máy, tai nạn] hay đầu tư chứng chỉ quỹ Vinacapital hoàn toàn trực tuyến ngay trên ứng dụng. Ngoài ra, ứng dụng còn tích hợp nhiều dịch vụ tài chính của các công ty Fintech như UrBox mang đến giá trị cộng thêm cho khách hàng thông qua các chương trình tích điểm đổi quà, trả thưởng, ưu đãi giảm giá.

Đại diện OCB cho biết theo tiêu chí lấy khách hàng là trọng tâm, các sản phẩm, giải pháp liên quan đến API luôn lấy trải nghiệm và nhu cầu của khách hàng làm nền tảng để xây dựng. Hiện tại, ngân hàng đã triển khai hình thức xây dựng sản phẩm dịch vụ do bên thứ ba phân phối bán hàng hoặc trực tiếp bán sản phẩm của bên thứ ba trên ứng dụng ngân hàng số OCB Omni.

"Chúng tôi đã và đang nghiên cứu để sẵn sàng đóng vai trò là trung gian thị trường nhằm tạo điều kiện cho hoạt động giữa khách hàng, nhà sản xuất và kênh phân phối", ông Dư Xuân Vũ nói.

Người dùng có thể đầu tư tài chính ngay trên ứng dụng OCB Omni.

Theo ông Nguyễn Thiện Tâm - Giám đốc chiến lược Ngân hàng công nghệ số của OCB, về mặt kinh doanh API Banking đã giúp ứng dụng cung cấp những sản phẩm dịch vụ tài chình hấp dẫn trên thị trường như đầu tư, bảo hiểm, đáp ứng cùng lúc nhiều nhu cầu của khách hàng chỉ trong vài bước thao tác online. Công nghệ API sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho nhà băng hợp tác với các hệ sinh thái lớn hay các công ty fintech triển khai các sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn toàn mới.

Hiện tại, OCB đang kêu gọi hợp tác với các đối tác Fintech để mở rộng API Banking, tạo nên nhiều sản phẩm dịch vụ đột phá nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người dùng. Ông Nguyễn Thiện Tâm cho hay, API là bước đi cần thiết để OCB Omni hoàn thiện mô hình ngân hàng số. Hiện ngân hàng chú trọng và tạo điều kiện cho các đơn vị muốn hợp tác.

Ngoài OCB, nhiều ngân hàng khác tại Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư công nghệ, tìm hiểu và xây dựng những viên gạch đầu tiên cho mô hình ngân hàng số. 

Các chuyên gia nhận định, ngân hàng mở sẽ thay đổi căn bản mô hình kinh doanh, tiếp thị, kiểm soát rủi ro và hoạt động của các ngân hàng thương mại, mở rộng ranh giới dịch vụ và tạo ra cơ hội bớt phá mới cho ngành ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề