Nguồn vốn đầu tư nước ngoài là gì

Đầu tư nước ngoài là việc đầu tư vốn dưới hình thức tiền mặt hoặc tài sản của nhà đầu tư không có quốc tịch Việt nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định và tại một, một số địa điểm cụ thể, dưới hình thức đầu tư nhất định.

Những điều gì cần lưu ý về khái niệm đầu tư nước ngoài này?

Tùy từng bối cảnh mà chúng ta có cách giải thích khác nhau. Định nghĩa trên đây được đưa ra trong bối cảnh hành nghề tư vấn pháp luật trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài. Thực ra, đây là khái niệm để giải thích ĐTNN là gì, nhưng không hẳn là một quy định có giá trị về mặt pháp lý. Do đó, chúng ta chỉ nên tìm hiểu để có một cách tiếp cận phù hợp nhằm phục vụ cho việc hành nghề tư vấn đầu tư tại Việt nam.

Thông qua khái niệm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn nhận thấy một số yếu tố cần phải làm rõ trong quá trình làm việc với khách hàng, cũng như quá trình cung cấp dịch vụ tư vấn ĐTNN. Cụ thể:

Yếu tố đầu tiên cần xác định là yếu tố về Quốc tịch: Quốc tịch của nhà ĐTNN là điều đầu tiên mà bất kì Luật sư, chuyên viên tư vấn ĐTNN nào cũng cần biết để từ đó, xác định được Hiệp định tự do thương mại sẽ được sử dụng và điều chỉnh, hay văn kiện liên Chính phủ cần áp dụng. Không phải nhà đầu tư đến từ mọi Quốc Gia đều có quyền ngang nhau khi đầu tư vào Việt Nam.

Qua kinh nghiệm tư vấn ĐTNN trong nhiều năm, chúng tôi thấy rằng, có sự khác nhau trong các đối xử của Chính Phủ Việt nam đối với nhà ĐTNN đến từ Quốc gia thành viên WTO và Quốc gia không phải là thành viên WTO. Sự phân biệt này không được quy định thành một chính sách hay quy định pháp luật thực định, nhưng thể hiện rất rõ khi giải trình về đáp ứng điều kiện đầu tư trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp có vốn ĐTNN.

Yếu tố thứ hai cần xác định, là hoạt động sản xuất kinh doanh nào mà nhà đầu tư có kế hoạch thực hiện. Bởi như đề cập trong một số bài viết tại website này, chúng tôi nhấn mạnh nhiều đến một số lĩnh vực ngành nghề bị cấm đầu tư, hạn chế đầu tư hoặc kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà ĐTNN. Do đó, đối với Luật sư, chuyên viên tư vấn ĐTNN, thì kĩ năng thiết yếu là phải thu thập được nhu cầu và nguyện vọng của nhà ĐTNN để kinh doanh trong lĩnh vực nào.

Yếu tố thứ ba: là về vốn đầu tư. Vốn đầu tư liên quan đến việc giải trình về quy mô đầu tư, năng lực tài chính của nhà đầu tư cũng như tính khả thi của dự án ĐTNN tại Việt nam.

Yếu tố thứ tư: là hình thức đầu tư. Theo quy định của Luật đầu tư 2014, có các hình thức đầu tư như: Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP. Trong quá trình tìm hiểu ĐTNN là gì, Luật sư tư vấn ĐTNN cần xác định một cách chắc chắn hình thức đầu tư để tìm ra được các quy định pháp luật liên quan về điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư.

Ví dụ: đối với các hình thức đầu tư trực tiếp như thành lập doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN thì cần tra cứu quy định tại Luật đầu tư 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên, nếu là hình thức đầu tư thông qua mua bán sáp nhập doanh nghiệp thì có thể phải tìm hiểu thêm quy định tại Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật cạnh tranh ……

Trong quá trình tìm hiểu thuật ngữ ĐTNN là gì, chúng tôi bắt gặp nhiều khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài như một cách giải thích thay thế. Tuy nhiên, đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ là một trong số các thức ĐTNN vào Việt nam mà thôi.

Tham khảo thêm bài viết: Đầu tư nước ngoài tại Việt nam được thực hiện qua những hình thức nào?

Khái niệm đầu tư nước ngoài là gì trong lĩnh vực kinh tế.

Đầu tư nước ngoài là hoạt động được đề cập nhiều tại Việt nam, kể cả trong lĩnh vực kinh tế và trong lĩnh vực pháp lý, nhưng lại chưa có một định nghĩa cụ thể nào được thưa nhận. Các Luật sư, chuyên viên tư vấn cần hiểu chính xác khái niệm này như thế nào? Và dưới góc độ kinh tế, ĐTNN là gì?

Theo chúng tôi, ĐTNN là sự dịch chuyển của dòng vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản từ một Quốc gia này sang Quốc Gia khác nhằm gia nhập thị trường và thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh có tính sinh lợi.

Điểm cần lưu ý về mặt kinh tế, đó là khái niệm ĐTNN gắn liền với yếu tố dịch chuyển dòng vốn. Điều đó có ý nghĩa rằng, bản thân nguồn vốn đó đã được sinh ra và xác lập tại một Quốc Gia cụ thể, nhưng sau đó được dịch chuyển sang Quốc gia khác.

Do vậy, những vấn đề cần lưu tâm ở đây là các vấn đề về tỷ giá hối đoái, về việc rút vốn ra khỏi một quốc gia và bơm vốn vào thị trường một quốc gia khác, cũng như khả năng hồi vốn về nơi xuất phát.

Như vậy, khi đi trả lời câu hỏi, đầu tư nước ngoài là gì, chúng ta có thêm những thông tin hữu ích để phục vụ trực tiếp cho các công việc của một Luật sư tư vấn. Bên cạnh đó, các chuyên viên pháp chế, cán bộ làm việc tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có đầy đủ kiến thức hơn để phục vụ cho hoạt động tại doanh nghiệp mình.

Nếu bạn muốn tham gia các khóa học về kĩ năng hành nghề Luật sư trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, hoặc sử dụng các dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài của chúng tôi, vui lòng liên hệ theo số Hotline để được hỗ trợ.

Khi tiến hành đầu tư kinh doanh của một dự án thì cần nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư đó, được gọi là vốn đầu tư. Có nhiều người thắc mắc khi doanh nghiệp tiến hành đầu tư kinh doanh thì nguồn vốn đầu tư có phải vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không? Vậy vốn đầu tư là gì, đặc điểm của vốn đầu tư được thể hiện như thế nào? Bài viết sau đây xin cung cấp một số vấn đề pháp lý cơ bản về vốn đầu tư:

  • Thành lập công ty 100% vốn đầu tư tại Việt Nam

1.Vốn đầu tư là gì?

– Nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn tích lũy của xã hội, được sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội và nhằm duy trì và tạo các tiềm lực mới dựa vào các dự án, công trình đầu tư.

– Vốn đầu tư được hiểu là toàn bộ chi phí mà nhà đầu tư bỏ ra để thực hiện hoạt động đầu tư, được hình thành từ hai nguồn chính là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài.

– Khi thực hiện một dự án nhất định thì cần có nguồn vốn để thực hiện dự án đó. Vốn đầu tư dự án chính là tổng nguồn vốn góp, bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp, vốn vay, vốn huy động từ cá nhân, tổ chức khác trước khi thực hiện dự án.

– Một doanh nghiệp có thể thực hiện một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của doanh nghiệp đó.

– Khái niệm vốn đầu tư chưa được nhiều người hiểu đúng ý nghĩa, đúng bản chất của nó mà nhiều người chỉ quan tâm đến vốn điều lệ của doanh nghiệp.

– Vốn đầu tư thông thường sẽ gắn liền với các dự án đầu tư cụ thể và được thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi nhà đầu tư tiến hành đầu tư kinh doanh.

Vốn đầu tư tiếng anh là gì?

– Vốn đầu tư [tiếng Anh: Capital Investment] là khoản tiền mà một doanh nghiệp nhận được để tiếp tục các mục tiêu kinh doanh, hoặc là khoản tiền công ty bỏ ra để mua các tài sản dài hạn.

2. Vốn đầu tư có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp

Vốn điều lệ thường được dùng phổ biến và bao trùm hơn là vốn đầu tư nên nhiều người mặc định khi đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư dựa vào nguồn vốn điều lệ của doanh nghiệp đó.

Tuy nhiên do bản chất của hai nguồn vốn này là khác nhau nên không thể đồng nhất vốn đầu tư chính là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Bởi vốn đầu tư bao gồm vốn điều lệ của doanh nghiệp [có thể là một phần hoặc toàn bộ], vốn huy động, vốn vay từ các cá nhân, tổ chức khác.

Do đó mà vốn đầu tư bao quát hơn vốn điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư có thể bỏ ra toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp hoặc một phần vốn điều lệ để tiến hành kinh doanh bên cạnh các nguồn vốn huy động khác.

Trong một số trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư, doanh nghiệp bỏ toàn bộ vốn điều lệ của mình vào việc thực hiện dự án đó mà không có huy động từ nguồn vốn nào khác thì khi đó, nguồn vốn đầu tư bằng vốn điều lệ của doanh nghiệp. Tuy nhiên trường hợp này cũng không được đồng nhất khái niệm nguồn vốn đầu tư và nguồn vốn điều lệ.

Ưu điểm của vốn đầu tư

Vốn đầu tư có thể linh hoạt tùy từng trường hợp thực hiện dự án đầu tư cụ thể. Doanh nghiệp khi tiến hành từng dự án thì vốn đầu tư sẽ khác nhau, do đó không thể đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Xem thêm bài viết: Thành lập công ty

Do đó để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án thì doanh nghiệp thực hiện có thể góp vào vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp mình bên cạnh các nguồn vốn huy động đầu tư khác.

Trên đây là những vấn đề pháp lý về vốn đầu tư thực hiện dự án và những đặc điểm của nó để phân biệt với vốn điều lệ của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, liên hệ ngay đến 0965999345 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề