Nước xiêm la là nước nào hiện nay
Tên gọi “ Siam ” là tên cũ của nước Thái Lan. Tuy không còn được chính thức thừa nhận từ năm 1939, nhưng nó vẫn thông dụng ở nước ngoài và cả trong nước. Tên “ Siam” có cùng nguồn gốc với tên gọi “Chan/ Shan” (chỉ người Tay (2) vùng Miến Điện, tiếng Việt đọc là San) và tên gọi “Ahom” (chỉ người Tay vùng Assam ). Điểm này sẽ phát triển sau. Show Tên gọi xưa nhất được chép là trên tấm bia đá của người Chăm giữa thế kỷ XI gọi những người nô lệ ở đền thờ Pô Nagar là syam. Ở thế kỷ XII, hai dòng chữ ngắn khắc ở Angkor Vat gọi là Syam kuk(người Siam có lông mào). Geogre Coedès (1948) đã viết như sau: “Vào thế kỷ XII, các phù điêu ở Angkor Vat mô tả một đoàn người trên hành lang phía nam, đi đầu là một nhóm chiến binh mặc trang phục hoàn toàn khác người Khmer và có hai dòng chữ ngắn gọi là Syam. Rõ ràng chữ Syamtrên tấm bia Chăm và phù điêu Khmer đều chỉ người Thái sống sát biên giới vương quốc Angkor, chính những người đó một thế kỷ sau đã thành lập vương quốc Sukhothai phụ thuộc vào người Khmer. Chữ viết thời tiền - Angkor có một chục trường hợp có chữ Syam, phần lớn trong từ ku Syam(cái gọi là syam), nhưng không chắc có liên quan đến từ Thái, mặc dầu có một số nhà nghiên cưúu đã khẳng định. Về phía Miến Điện (3) có nhiều chữ viết Syamvào thời kỳ Pagan (thế kỷ XII - XIII), chữ xưa nhất vào năm 1120. Trong phần lớn trường hợp, nó dùng để chỉ cư dân Tayở đông bắc Miến Điện, chính là các tộc người Chan/ Shan hiện nay. Ngoài ra còn có căn cứ xác đáng trong ghi chép của ChuĐạt Quan, một người Trung Quốc được triều đình nhà Nguyễn phái đến vùng này. Khi mô tả xứ Campuchia, ông có nói đến một nước ở thời kỳ Sukhothai là Xiêm La (4) (Xian Lúo), đó hẳn là tên gọi của Siam . Như vậy ta có thể thấy giữa thế kỷ XI và XIII, trong khu vực từ Miến Điện đến đồng bằng trung tâm Thái Lan, có một cư dân được các người láng giềng gọi là “Siam”. Tuy nhiên, cho đến nay, nguồn gốc của tên gọi đó vẫn còn mơ hồ. Kosambi và Ko - shan - pye Tên gọi Kosambi vốn do người Miến Điện Ava thế kỷ XIV dùng để chỉ 9 tiểu quốc Tay(người Chan) tập trung ở Mông Mao phía đông - bắc Miến. Chính xác hơn, Kosambi dùng để chỉ tiểu quốc hùng mạnh nhất đứng đầu các nước đó. Tên gọi này lấy từ địa danh cổ điển Ấn Độ, có gốc từ chữ Sanskrit Kausambi, tên gọi kinh đô của đất nước nổi tiếng mà Phật đã truyền đạo. Các trường hợp lấy địa danh Ấn để đặt tên cho vùng đất ở Đông Nam Á không phải là hiếm. Ta biết các địa danh Ấn Độ Sriksetra (Xứ Pyu), Amaravati (Xứ Champa) và Kambuja (xứ Khmer) từng tồn tại lâu dài ở các nước này. Xứ Vân Nam xưa cũng có tên là Gandhara (một xứ ở đông - bắc Ấn). Việc đặt tên đó có lẽ là do mong muốn của các tộc Ấn Độ hoá này muốn tạo dựng một nước Ấn mới tại xứ mình. Trong một thời gian dài tên gọi Kosambi (viết là Kawsambi) bị khuất sau cách viết trong thư tịch Miến Điện là Ko - shan - pye có nghĩa là “chín nước Chan”. Nhà nghiên cứu Jean Rispaud (1966) đưa ra giả thuyết rằng từ “Siam” là biến âm của từ Kosambi, tên gọi vinh danh các tiểu quốc Chan cổ, do hiện tượng cắt ngắn ( ko) sam ( bi) > Syam (nên nhớ là kosambi chuyển âm từ tiếng Sanskrit, còn chữ syamlà của Miến Điện). Từ thời Pagan, chữ viết có thay đổi và ngày nay chữ syamđược viết là rhamchỉ người Chan. Nếu việc chọn tên gọi Kosambi để chỉ người Tay ở Miến Điện có thể là do tầng lớp trí thức Miến theo văn hoá Sanskrit, thì việc rút gọn từ kosambithành (ko) sam (bi)lại là một thủ pháp của ngôn ngữ nói nhằm ứng dụng một từ bác học ba âm tiết thành một từ đơn âm của tiếng Tay, và phù hợp với ngôn ngữ bán - đơn âm của tiếng Miến Điện. Hiện tượng cách đọc theo Sanskrit quyết định giữ âm của từ “siam” và các biến thể của nó cho thấy từ Kosambi có thể đã được du nhập trước triều đại Anôratha (1044 - 1077), vì bắt đầu từ triều đại của nhà vua đó Phật giáo Ceylan nói tiếng Pali mới trở thành tôn giáo thống trị. Sự thăng trầm của tên gọi “ siam ” Xem xét cách phát âm đối với các lối viết cho ta phỏng đoán cách đọc xưa nhất của từ “ siam ” trong các ngôn ngữ địa phương. Ở Miến Điện nó sớm chuyển thành rhamđể chỉ tộc người Chan/ Shan. Nên nhớ rằng đấy là tên gọi của người ngoài chứ không có trong các từ điển của người Chan, mặc dầu họ cũng dùng một cách tự nhiên. Tiếp sau sự di cư của một nhánh Tay đến đông - bắc Ấn Độ vào dầu thế kỷ XIII, từ “ siam ” được gọi theo hai cách. Trước hết là tên gọi chỉ vùng đó, Assam(đất của người Siam ), trong thư tịch Ấn Độ được viết thành Asama. Rồi trên cơ sở Asama, được chuyển thành Ahomtên gọi chỉ người Tay ở Assam . Cũng giống như trường hợp đối với người Chan, Ahomlà một tên ngoại lai, không có trong các từ điển của người Assam , tuy nhiên lối viết ahamlại có trong các văn bản chép tay. Về phía đông của khu vực ngôn ngữ Tay, từ “Siam” trước hết dùng để chỉ bộ tộc tiền tiêu của người Thái tại khu vực này trở thành đất của họ. Cách viết Sayam/ Syam và cách đọc [saja:m] cho thấy từ này đi vào ngôn ngữ Thái dưới hình thức viết, ngược với trường hợp của người Chan và Ahom là chữ viết ghi theo cách phát âm của người ngoại tộc. Một hình thức Siem [ siam ]cũng tồn tại ở người Thái, được coi là có nguồn gốc từ tiếng Campuchia đến nay không còn được sử dụng. Cách viết này của Trung Hoa thế kỷ XIII xác định rõ ngữ âm [sja:m] của từ “ siam ”. Chữ viết Sien/ Xian thường đưụơc dùng để chỉ đất nước trùng hợp với Sukhothai, Nhà nước Thái đầu tiên thành lập trên bình nguyên trung tâm. Từ Sien Lo/ Xiêm Lađược gọi muộn hơn để chỉ sự hợp nhất của “Siam” với xứ Lo Hu/ Lúo hú, được Groslier (1981) xác định là Lopburi. Tên gọi này xuất hiện vào đầu triều Nguyên ở Trung Quốc, tương đương với mạt kỳ của Pagan. Theo nhà khảo cổ Bernard Philippe Groslier (1981) thì từ “siam” vốn có gốc từ tiếng Sanskrit syama(có nghĩa là đen, màu thẫm), và được người Khmer dùng để chỉ những người bản địa có màu da đen, sống ở vùng đông - bắc và miền trung Thái Lan ngày nay. Tên gọi đó còn chỉ cả tổ tiên người Thái đến định cư và nắm quyền lực ở vùng này. Saveros Pou (1992) giải thích syamcó nghĩa là “màu da đậm”, nhưng lại thêm rằng “đó là tên gọi xấu để chỉ những kẻ ngoại bang, những kẻ man di”. Nhưng khi tra cứu trong cuốn Từ điển Sanskrit - Phápcủa Stchoupak, ta thấy syamađược giải thích là “đen, màu đậm; da mầu nâu (được coi như là một nước da đẹp)”. Như vậy ý nghĩa xấu của từ này cũng có thể gặp, nhưng đấy chỉ là những trường hợp hãn hữu và ngoài lệ. Càng có ý nghĩa hơn khi ta thấy trong một văn bản khắc bằng chữ Mông cổ đầu thế kỷ XII, có một từ syamđược chú tích rằng “Vi Bồ tát trong Sama - Jataka”, và nói rõ xuất phát của từ này là chữ Sanskrit syama. Như vậy ý nghĩa của từ đó có hướng về “đẹp, tuyệt vời” chứ không hề có nghĩa chỉ màu da. Ta có thể thấy việc gán cho nguồn gốc tên gọi “Siam” có nghĩa là “đen, nâu, màu thẫm” là có phần tuỳ tiện. Vậy thì lập luận của Groslier không vững lắm, vả lại ông cũng không tính đến mối quan hệ về nguồn gốc của từ “siam” với người Chan và Assam/ Ahom. Trong danh sách nô lệ nhà chùa trên văn khắc Miến Điện thế kỷ XII, có nhắc đến hơn 20 lần từ syam. Gordon Luce (1958) phân biệt rõ hai cách sử dụng này: một chỉ thành viên của tộc người Chan, cách kia chỉ người có màu da sáng (có ý tán tụng). Thế nhưng những người Tayđầu tiên đến đây, giống như những kẻ xâm lược đến từ phương bắc, thường có màu da sáng. Sự kiện quan sát đó và ví dụ dùng từ syamđể chỉ “Bồ tát” trong tiếng Môn cổ đã nói ở trên, cho ta đi đến kết luận rằng nghĩa chữ syamatrong tiếng Sanskrit đã chuyển hoá từ “da màu nâu (tiêu chí của đẹp)” thành ra “đẹp”, rồi thành “đẹp (với da trắng)” trong tiếng Miến, và thành “đẹp, tuyệt vời” trong tiếng Môn để chỉ Bồ tát. Trong tiếng Khmer hiện đại, các viết thay đổi từ syemsang syam, nhưng nghĩa của chúng vẫn là “siam, người Xiêm” và “nâu, màu thẫm, màu đen” nhưng không nói rõ mang ý nghĩa xấu. Trong tiếng Khmer hiện đại và tiếng Thái, ý nghĩa “da nâu (có nghĩa là đẹp)” như trong tiếng Sanskrit, hay “đẹp” như trong tiếng Miến, thì không bao giờ được ghi nhận. Văn khắc thời tiền - Angkor (thế kỷ VI - VIII) cho ta một chục trường hợp chữ syam,phần lớn trong cụm từ ku syam(tên gọi là syam), là tên gọi chỉ những người hầu gái, thường là những người đàn bà thân phận tầm thường, hay gặp trong danh sách tên các nô tì. Vậy trong văn cảnh đó ý nghĩa của từ syamlà gì? Coedès cho rằng đấy là tên bộ tộc, nhưng không đặt liên hệ với “Siam”, trong khi ông cho rằng gốc của nó là từ Sanskrit syama“da màu đen”. Theo Groslier, syamđược người Khmer dùng để chỉ một tập thể - “Những kẻ da đen” - để chỉ người bản địa da đen (Groslier 1981). Theo tác giả này thì từ đó chỉ cả những người Tayđến lưu vực sông Chapphraya. Theo Saveros Pou, thì đó là từ có ý nghĩa xấu, dùng để chỉ người ngoại tộc và man rợ. Tháp chùa Phra That Hariphunchai, ngôi chùa nổi tiếng của người Thái ở Chiềng Mai Mặc dầu lập luận của các học giả uyên bác đó, xem xét kỹ cách dùng từ syamhoàn toàn không dẫn đến một ý nghĩa xấu. Chứng cớ là nó đã được kết hợptrong hai cụm từ pon syam và syam mratan, dùng để chỉ một chức vụ trong triều đình: mratanchỉ một quan chức dướilãnh chúa, còn ponchỉ một chức vụ không xác định cụ thể, nhưng vẫn nằm trên người thường dân. Như vậy từ syamdùngvào thời tiền - Angkorcó vẻ là để chỉ “đen, nâu”, nhưng mang ý nghĩa đnáh giá tốt. Không bao giờ nó được dùng để chỉ tộc người Tay (người “ Siam ” sau này), mà thời đó chưa bành trướng khỏi vùng MôngMao. Ngược lại, vào thời đại Angkor thế kỷ XII, tên gọi syam kukghi trên các phù điêu nổi tiếng ở Angkor Vat, rõ ràng là để chỉ người “Siam”. Đối với những người nói tiếng của thời cổ đại, dù họ là người Miến Điện, Môn hay Khmer, mặc dầu cách diễn đạt ngắn gọn của văn khắc, vẫn không thể có sự nhầm lẫn giữa các hình thái của tên tộc người “Siam”, xuất phát từ dòng (ko) sam (bi), và các tính từ “đen, da thẫm” xuất phát từ dòng syama, mặc dầu có sự đồng âm và giống nhau về chữ viết. Việc ứng dụng của mỗi từ đều có một lĩnh vực phân biệt. Sự nhầm lẫn chỉ có trong những cách giải thích vội vã của một số nhà nghiên cứu. Chú thích - Coedès, Les Étát hindouisés d’ Indochine et d’Indonésie, Paris, 1948. - Coedès, “Les Syam Kuk des bas reliefs d’ Angkor Vat”, Orients, Paris , Sudestasie, 1981. - Groslier Luce, “The Early Syam in Burma’s History”, The Journal of the Siam Society 47 (1), 1958. - Saveros Pou, Dictionnaire vieux khmer - francais - anglais, Paris 1992. (1) Theo phiên âm tiếng Việt, nước Xiêm được viết với chữ X đầu. Nhưng để tiện so sánh với các chữ viết cổ nên chúng tôi viết theo cách phiên âm của chữ Pháp là “ Siam ” thay cho “Xiêm”. (2) Theo qui ước của tác giả: tên Tay dùng để chỉ các nhóm thuộc tộc Thái nói chung như Tay Ahom, Tay Trắng (Thái trắng ở Việt Nam ). Còn chữ Thái chỉ dùng để chỉ người Thái Lan hiện nay. Các từ phiên âm chữ Thái chữ Sanskrit, Miến Điện, Khmer, Thái đều in nghiêng. (3) Chúng tôi dịch từ Birman là Miến Điện chứ không gọi theo tên nước hiện nay là Myanmar . Vì Myanmar là tên nước, còn tên dân tộc phải là Myan, xưa kia theo cách phiên âm của Trung Quốc là Miến. Tại sao gọi là Xiêm La?Xiêm (tiếng Thái Lan: สยาม; chuyển tự: Siam, IPA: [saˈjaːm]), còn gọi là Xiêm La (暹羅), là quốc hiệu chính thức của Thái Lan từ thời nhà Chakri được thành lập năm 1782 cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1939. Từ "Xiêm" có nghĩa là "nước da nâu". Thái Lan ngày xưa gọi là gì?Xiêm La (Siam, tên chính thức của nước này cho đến khi đổi thành Thái Lan năm 1939) là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không bị phương Tây chiếm làm thuộc địa. Tại sao Xiêm là nước duy nhất không bị xâm lược?- Nhờ chính sách đối ngoại "mềm dẻo": + Chủ động "mở cửa", quan hệ với tất cả các nước. + Lợi dụng vị trí “nước đệm” giữa hai nước Anh - Pháp. + Cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền của đất nước. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á không bị các nước đế quốc biến thành thuộc địa là gì?Vị trí vùng đệm cùng chính sách "ngoại giao cây sậy" - mềm dẻo, linh hoạt để đảm bảo lợi ích quốc gia, đã giúp Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất không bị chiếm làm thuộc địa của các nước châu Âu. Tuy giữ được vị thế độc lập, Thái Lan vẫn phải nhượng nhiều quyền lợi và cắt lãnh thổ cho Anh và Pháp. |