Pin được sử dụng bởi sóng radio là gì

SAR Structure-Activity Relationship ] là chỉ số dùng để đo mức độ hấp thụ sóng radio [RF - radiofrequency] của cơ thể người. Sóng này có thể do một nguồn bất kì phát ra, và trong trường hợp chúng ta đang quan tâm thì nguồn phát chính là điện thoại di động. SAR cung cấp một cách đo lường trực quan về khả năng phơi nhiễm sóng của điện thoại, đồng thời là công cụ được các cơ quan chức năng trên thế giới sử dụng nhằm đảm bảo thiết bị nằm trong ngưỡng an toàn với sức khỏe của người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải cứ SAR thấp sẽ an toàn hơn, và có nhiều nhầm lẫn vẫn thường xảy ra đối với chỉ số này.

Thử nghiệm SAR

-Trước tiên hãy tìm hiểu về cách mà người ta đo chỉ số SAR, từ đó bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về cách mà nó ảnh hưởng đến cơ thể. Trong phòng thí nghiệm, cơ quan đo lường sẽ dùng các mô hình đầu và thân người chứa chất lỏng bên trong. Các mô hình này được thiết kế đặc biệt để mô phỏng lại đặc tính hấp thụ của tế bào.

-Khi có một chiếc điện thoại cần test, người ta sẽ cho nó hoạt động ở mức năng lượng radio cao nhất. Đây thường là mức năng lượng mà điện thoại phải dùng tới khi sóng rất yếu, ngoài vùng phủ sóng hoặc vì lý do gì đó mà máy không dễ dàng dò được mạng di động. Chiếc điện thoại sẽ được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhằm mô phỏng đúng nhất việc sử dụng điện thoại của con người, kể cả thao tác áp điện thoại vào tai. Lúc này một hệ thống robot sẽ ghi nhận mức năng lượng để đưa ra nhiều con số SAR khác nhau. Tất cả dữ liệu này sẽ được nộp về cho cơ quan chức năng chuyên về kiểm duyệt sóng không dây, ở Mỹ là Cục truyền thông liên bang [FCC].

-Tuy nhiên, trong giấy cấp phép cuối cùng mà FCC đưa cho nhà sản xuất sau khi đã thông qua, họ chỉ để lại chỉ số SAR cao nhất mà các bài test ghi nhận được. Con số này chỉ có ý nghĩa chứng minh rằng thiết bị đã vượt qua bài kiểm tra SAR của FCC mà thôi, và mức tối đa được FCC đưa ra 1.6 Watt/kg.

-Cuối cùng, bạn cần lưu ý là chỉ số SAR phụ thuộc nhiều vào khối lượng của cơ thể hay khối mô hình được sử dụng để đo. Nếu không có thông tin chính xác về khối lượng này, bạn không thể trực tiếp so sánh hai chỉ số SAR với nhau. Vậy nên ở Châu Âu người ta dùng con số 10g, ở Mỹ dùng con số 1g để thống nhất giữa các hãng.

Chỉ số SAR cho chúng ta biết gì?



-FCC yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại tiến hành thử nghiệm SAR ở tình trạng tệ nhất, nghiêm trọng nhất có thể diễn ra đối với thiết bị của họ bởi khi đó năng lượng mà máy sử dụng sẽ là cao nhất. Bên Châu Âu, Ủy ban Châu Âu cũng có yêu cầu tương tự như thế này. Các nhà sản xuất còn phải test không chỉ trên 1-2 băng tần mà với tất cả băng tần có đăng kí hoạt động.

-Chính vì vậy, chỉ số SAR mà bạn thấy trong tài liệu hướng dẫn sử dụng hay trên website của OEM chỉ đơn giản nói cho bạn biết thiết bị đã vượt qua bài test của FCC và đủ chuẩn để lưu hành trên thị trường. Nó không nói cho bạn biết cái nào sẽ ảnh hưởng nhiều hơn tới cơ thể của bạn vì việc thử nghiệm chỉ diễn ra t

ong môi trường nghiêm trọng nhất về sóng radio, không thể phản ánh việc sử dụng thường ngày của chúng ta. Chưa kể đến việc ngày nay các điện thoại đều được tối ưu để dùng ít năng lượng nhất có thể nhằm kéo dài thời gian dùng pin, bản thân thiết bị cũng sẽ liên tục tăng giảm sức mạnh của bộ thu nhận sóng tùy theo tình trạng tín hiệu lúc đó ra sao.

-FCC khẳng định rằng bạn không thể dùng chỉ một chỉ số SAR để so sánh về mức độ phơi nhiễm sóng RF giữa điện thoại này với điện thoại khác vì các lý do sau [trong các ví dụ bên dưới, điện thoại A có chỉ số SAR cao hơn điện thoại B]:

  • Trong phòng thí nghiệm, điện thoại A có 1 chỉ số SAR tối đa cao hơn thiết bị B. Còn bên ngoài phòng thí nghiệm, B vẫn có thể có SAR cao hơn A ở hầu hết các địa điểm mà bạn cầm điện thoại tới.
  • Điện thoại A có khả năng giao tiếp hiệu quả hơn so với B, vậy nên nó sẽ hoạt động ở mức năng lượng thấp hơn B trong cùng điều kiện thực tế, chỉ khi sóng quá yếu mới phải tăng mạnh lên. Còn với B, lúc nào nó cũng duy trì mức năng lượng cao hơn A cả [nhưng vẫn không vượt mức max của A lúc sóng yếu]. Khi đó bạn sẽ phơi nhiễm với năng lượng của B nhiều hơn A.
  • Giá trị cao nhất của A có thể bắt nguồn từ một tư thế cầm máy mà rất hiếm khi chúng ta dùng tới, thậm chí là không bao giờ dùng, được cái là ở vị trí này B có số thấp hơn nên B thắng A. Trong khi với những vị trí cầm thông thường, B lại toàn cao hơn A thì cũng như không.

Một ví dụ khác ngoài Mỹ là Ấn Độ. Ấn Độ chuyển từ chuẩn của Châu Âu sang chuẩn Mỹ hồi năm 2012. Nhưng không giống như Mỹ, Ấn Độ không chỉ dựa vào SAR được cung cấp bởi nhà sản xuất, họ còn thực hiện test ngẫu nhiên trên các điện thoại đang lưu hàng cũng như với 10% số trạm phát sóng di động tại quốc gia này. Ấn Độ thậm chí còn yêu cầu tất cả điện thoại phải có chế độ hands free [tức là cho phép xài loa thoại để nói chuyện, tránh đặt máy gần cơ thể người].

Đồng ý là phơi nhiễm càng nhiều với bức xạ thì càng không tốt, và số SRA càng thấp thì càng tốt, tuy nhiên chỉ số SRA không nói lên được về tác hại của nó với sức khỏe của người dùng một cách rõ ràng. Việc chỉ nghe điện thoại trong thời gian ngắn cũng không đủ để sóng gây ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể chúng ta. Để đánh giá được ảnh hưởng của smartphone lên sức khỏe, người ta phải dùng nhiều biện pháp nghiên cứu và giám định khác nữa. Ngay cả tác hại của sóng không dây tới sức khỏe ngày nay vẫn còn đang có nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Tham khảo ngay sản phẩm Biozen - Gọi ngay 0829.95.95.95 để được tư vấn trực tiếp

Tất cả vì trẻ thơ....

và vì chính bạn....

Biozen là một con chip sinh học công nghệ 4.0. Chúng được ví như  một  chắn điện từ bảo vệ sức khỏe bằng việc dán vào các thiết bị công nghệ như điện thoại, wifi, lò vi sóng.v.v.v..  một sản phẩm cách mạng trong cả giới y học và khoa học.

Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực rất nhiều để khám phá ra những công nghệ pin tiềm năng có thể đáp ứng cho tương lai di động.

Những giải pháp trong tương lai giúp pin điện thoại dùng được lâu hơn

Công nghệ pin hiện nay vẫn chưa thể đáp ứng được kỳ vọng của người dùng, khi mà những chiếc smartphone, máy tính bảng, laptop đang ngày càng tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Chúng đòi hỏi người dùng phải cắm sạc thường xuyên. Do vậy mà người dùng đều đang trông chờ vào một thế hệ pin mới hoặc những giải pháp khả thi có thể giải quyết vấn đề này. Các nhà nghiên cứu đã nỗ lực rất nhiều để khám phá ra những công nghệ pin tiềm năng có thể đáp ứng cho tương lai di động.

1. Hush

Hush là 1 ứng đụng được tạo ra để giúp các thiết bị công nghệ có thể tăng thời lượng sử dụng. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng các tác vụ chạy nền đã tiêu tốn rất nhiều năng lượng trên các thiết bị di động bởi chúng hoạt động liên tục ngay cả khi màn hình tắt đi. Năng lượng của các tác vụ chạy nền có thể chiếm tới 45,9% tổng điện năng tiêu thụ của 1 smartphone. Từ đó, các nhà khoa học có thể đơn giản làm tăng thời lượng sử dụng smartphone, máy tính bảng thông qua việc tối ưu lại mức tiêu thụ pin này.

1 nhóm nghiên cứu hợp tác giữa Đại học Purdue, Intel Corp và startup Mobile Enerlytuc đã phát triển 1 ứng dụng mang tên Hush có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ các hoạt động chạy nền của hệ điều hành Android. Từ đó, ứng dụng này sẽ ưu tiên năng lượng cho các tác vụ chạy nền thường được sử dụng. Những ứng dụng không được sử dụng thường xuyên sẽ bị ngắt các tiến trình khi màn hình tắt nhằm đảm bảo nguồn pin cho thiết bị.

Hiện tại, Hush chỉ giúp giảm điện năng tiêu thụ khoảng 16% nhưng nên nhớ đây là giải pháp về phần mềm nên sẽ không gây tốn chi phí cho người dùng thay vì những công nghệ phần cứng chưa biết khi nào sẽ ra mắt. Nhóm phát triển ứng dụng vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Hush với mục tiêu có thể tiết kiệm được 1 nửa lượng tiêu thụ điện trên các smartphone Android.

2. Waldio

Một rắc rối với các bộ nhớ NAND flash đó là những gói dữ liệu chỉ có thể được ghi với 1 số lần nhất định trước khi các đặc tính của NAND flash bị giảm dần và không thể sử dụng được. Nói cách khác, theo thời gian sử dụng, dữ liệu càng được lưu trữ liên tục, thì bộ nhớ flash sẽ càng sớm bị hỏng.

Điều may mắn là nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học Hanyang, Trung Quốc đã tìm ra cách để giảm quá trình xuống cấp của bộ nhớ này. Bằng cách tối ưu hóa dữ liệu đọc và ghi hệ thống thông qua Android stack, nhóm nghiên cứu đã giảm được dữ liệu phải ghi lên bộ nhớ xuống còn 1/6 so với thông thường. Với cải tiến này, tốc độ đọc ghi dữ liệu bộ nhớ NAND flash sẽ nhanh hơn qua đó làm tăng vòng đời hoạt động đồng thời tăng tốc độ hệ thống.

Ngoài ra, công nghệ này còn được cho là sẽ làm tăng thời lượng pin trung bình của smartphone Android lên 39%. Đây thực sự là cải tiến công nghệ không chỉ cải thiện thời lượng pin mà còn đem lại nhiều nâng cấp cho các thiết bị.

3. Pin Lithium Anot tinh khiết

Vào năm 2014, các nhà nghiên cứu ở trường Đại học Stanford đã công tìm ra cách để cải thiện thế hệ pin lithium ion trên các thiết bị di động hiện tại. Công nghệ này có thể tăng cường mật độ ion trên cực dương bằng cách sử dụng vật liệu tinh khiết và qua đó cải thiện dung lượng pin cũng như tuổi thọ pin. Công nghệ này có thể kéo dài thời lượng sử dụng smartphone lên tới 3 lần. Hãy thử tưởng tượng rằng phải cần tới 3 ngày để sạc smartphone so với ngày nào cũng sạc như hiện này để thấy được sự hiệu quả của công nghệ này.

4. Sạc pin bằng sóng radio

Mặc dù không thể nhìn thấy nhưng không gian xung quanh chúng ta có rất nhều loại sóng radio như sóng điện thoại, sóng Wi-Fi, sóng Bluetooth... Dù không phải tần số radio nào cũng như nhau nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tận dụng nguồn tài nguyên này để sạc pin cho các thiết bị di động.

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Bang Ohio Mỹ đã tìm ra cách sạc pin bằng cách sử dụng tần số sóng radio ở xuanh quanh. Lượng năng lượng thu được rất nhỏ nhưng cũng đủ để cho thấy 1 hướng đi mới trong việc tăng cường thời lượng pin cho các thiết bị di động. Tất nhiên, công nghệ sạc pin này ở một đẳng cấp khác so với sạc pin không dây trên những điện thoại cao cấp hiện nay. Một khi hoàn thiện, chắc chắn nó sẽ đem lại cho chúng ta trải nghiệm vốn chỉ có trong mơ mà thôi.

5. Pin Hydro

Một công ty tại Anh là Intelligent Energy đã phát triển thành công phiên bản iPhone 6 có khả năng hoạt động trong vòng 1 tuần liền mà không cần phải sạc. Đó là nhờ vào công nghệ pin mới có khả năng lưu trữ năng lượng gấp nhiều lần công nghệ pin hiện tại mà không làm thay đổi kích thước.

Viên pin công nghệ mới tạo ra năng lượng dựa trên phản ứng hóa học giữa hydro và oxy. Nó tạo ra nguồn năng lượng nhiều hơn nhưng lại sản sinh ra ít chất thải, chỉ là nước và nhiệt độ. Hãng sản xuất viên pin này cũng đã tạo ra 1 thiết bị sạc đặc biệt để có thể sạc năng lượng cho viên pin mới của họ.

Chính vì sử dụng công nghệ pin mới nên bản mẫu iPhone 6 của Intelligent Energy mang một chút thay đổi so với iPhone 6 nguyên bản của Apple. Đó là việc máy có một số lỗ thông hơi để thoát hơi nước thải ra từ viên pin mới.

Bên cạnh đó là 1 bộ nạp khí hydro gắn dưới jack cắm tai nghe để cung cấp cho viên pin. Sở hữu nguồn năng lượng dồi dào nhưng bản thử nghiệm iPhone 6 tích hợp viên pin mới này cũng khá bất tiện trong quá trình sử dụng. So với các công nghệ phần cứng trong danh sách nói trên thì đây là giải pháp về pin sớm trở thành hiện thực nhất.

  • Sạc pin điện thoại bằng giọng nói
  • Công nghệ sạc pin điện thoại bằng lửa

Theo Trí Thức Trẻ

Video liên quan

Chủ Đề