Trường Khoa Kinh tế Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tập hợp của 6 trường đại học lớn trong khu vực, thu hút hàng ngàn sinh viên, giảng viên, đến đây làm việc và nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực. Cùng tìm hiểu Làng Đại học Quốc gia gồm những trường nào?

Làng Đại học Quốc gia gồm có 6 trường đại học lớn

Thông tin sơ lược về trường: Đây là một trường đại học kỹ thuật đầu ngành tại miền Nam Việt Nam, trực thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, sở hữu diện tích lớn nhất tại TP HCM, trường có hai cơ sở ở nội thành và ngoại thành. 

+ Chi nhánh nội thành có quy mô 14,2 ha tại 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM. Đây là cơ sở chính của trường. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành tại 497, đường Hòa Hảo, quận 10 với quy mô khoảng 1,4 ha, cách trường gần 1,5 km.

+ Chi nhánh ngoại thành [làng đại học] có quy mô 26 ha tại Linh Trung, quận Thủ Đức. Tại chi nhánh này có một khu ký túc xá ở nội thành với quy mô gồm 24 đơn nguyên nhà 5 tầng với sức chứa 12.000 chỗ, tại phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giáp ranh với quận Thủ Đức, cách trường gần 1,5 km.

+ Điểm chuẩn tham khảo mỗi năm của trường trên 19 điểm. 

Đại học Bách Khoa

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng sở hữu hai cơ sở ở nội thành [quận 5] và ngoại thành. Riêng ở cơ sở Linh Trung, Thủ Đức, gây ấn tượng với khuôn viên gần gũi với thiên nhiên, tạo nên một khung cảnh xanh ngắt cho khuôn viên của trường.

Lĩnh vực chuyên đào tạo: Kỹ thuật, máy móc, công nghệ thông tin,..được đông đảo sinh viên lựa chọn là nơi nghiên cứu về ngành nghề mà mình yêu thích.

+ Chi nhánh nội thành: 227 Nguyễn Văn Cừ, phường 4, quận 5, TP.HCM

+ Chi nhánh ngoại thành [làng đại học]:  Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Khoa học Tự nhiên

Quá trình hình thành: Với lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển, ngôi trường này sau nhiều quá trình từ Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở của Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và một thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn. Ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn, trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 

Đến ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Trần Hồng Quân.

Lĩnh vực trường đào tạo: Nghiên cứu, củng cố và nâng cao chất lượng của nhiều ngành như Báo chí - Truyền thông, Quan hệ Quốc tế, Việt Nam học, ngôn ngữ,..thu hút không chỉ sinh viên trong nước mà còn có sinh viên quốc tế đến đây học tập và nghiên cứu ngắn hạn.

+ Chi nhánh nội thành: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

+ Chi nhánh ngoại thành: Quảng Trường Sáng Tạo, Khu Phố 6, Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Thông tin sơ lược về trường: Thành lập vào năm 2003, và là trường đại học công lập đầu tiên sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu cho cả sinh viên và giảng viên. Với tông đỏ làm chủ đạo, Đại học Quốc tế khá nổi bật khi nhìn từ xa, bên cạnh đó là không gian thoáng mát giúp cho sinh viên có được môi trường xanh mát để nghỉ ngơi sau những giờ học tập căng thẳng. Đặc biệt, thư viện tại đây đúng chuẩn "Quốc tế, khi từ kiến trúc cho đến những vật dụng trang bị nơi đáp ứng nhu cầu dạy và học, hướng tới những trải nghiệm cho toàn thể sinh viên và cán bộ, nhân viên tại trường.

Lĩnh vực đào tạo: Công nghệ thông tin, QTKD, Công nghệ sinh học, Điện tử viễn thông,...

+ Chi nhánh nội thành: 234 Pasteur, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và tầng trệt của Thư viện trung tâm ĐHQG

+ Chi nhánh ngoại thành [cơ sở chính]: khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Quốc Tế TP.HCM

Thông tin sơ lược: Các đối tác mà trường liên kết là những tập đoàn lớn về công nghệ thông tin phải kể đến như IBM, Microsoft, SunJava,… Sau khi hoàn thành khóa học, sinh viên sẽ được cấp các chứng chỉ quốc tế, bên cạnh kỹ năng và kiến thức về nghề, Tiếng Anh cũng được UIT rất chú trọng với những chương trình học theo tiêu chuẩn quốc tế, giúp sinh viên thành thạo tiếng Anh khi tốt nghiệp.

Lĩnh vực giảng dạy, đào tạo: Chuyên về công nghệ thông tin. Với những trang thiết bị, máy móc hiện đại và tiên tiến nhất, đây là nơi mà nhiều sinh  viên cũng như doanh nghiệp tin tưởng để gửi gắm nhân tài đến đây học tập và nghiên cứu. 

+ Địa chỉ trường: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Đại học Công nghệ Thông tin

Thông tin sơ lược: Trường Đại học Kinh tế - Luật thành lập ngày 6 tháng 11 năm 2000, chuyên đào tạo về các học viên có trình độ đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Kinh tế - Luật. Ngoài ra, Trường còn hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước như Đại học Long Island [Hoa Kỳ], Đại học Quốc gia Cheng Kung [Đài Loan], Tổ chức EDEXCEL và TYNDALE, đại diện DAAD [tổ chức trao đổi giáo dục của Đức], đại diện NESO [cơ quan trao đổi về giáo dục của Hà Lan]...

Lĩnh vực đào tạo: Chuyên về Kinh tế, Luật, quản trị kinh doanh,..

+ Chi nhánh 1: Khu phố 3, phường Linh Xuân, quận Thủ Đức, TP HCM.

+ Chi nhánh 2: Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM.

Đại học Kinh tế - Luật

Trên đây là 6 trường thuộc Làng đại học Quốc gia [Làng đại học Thủ Đức], cập nhật thông tin đến những bạn đọc có quan tâm đến chất lượng cũng như chuyên ngành đào tạo của những trường đại học trên.

Tiền Land

Có thể bạn quan tâm:

làng đại học quốc gia tphcmLàng Đại học Thủ Đức ở đầu

Phóng to
Khoa Kinh tế, ĐH Quốc gia TP.HCM
TTO - Khoa Kinh tế, trực thuộc ĐHQG TP.HCM đào tạo các nhà kinh tế, các chuyên gia trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, kinh tế quốc tế, tài chính, kế toán và kiểm toán có chất lượng cao. Mã trường: QSK. Website: www.ecovnuhcm.edu.vn

* Các chuyên ngành đào tạo [Bậc Đại học]:

- Thời gian đào tạo: 4 năm- Bằng tốt nghiệp: cử nhân kinh tế, cử nhân luật

1.Ngành kinh tế học: đào tạo các nhà hoạch định chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô cho quốc gia hay vi mô cho từng doanh nghiệp, có khả năng phân tích, đánh giá các chính sách kinh tế, biến động của nền kinh tế, xây dựng các dự án phát triển kinh tế. Ngoài ra SV tốt nghiệp có thể làm giảng viên các trường đại học, nhà nghiên cứu ở viện kinh tế.

2.Ngành kinh tế đối ngoại: SV tốt nghiệp có thể làm việc trong đại sứ quán, các công ty giao vận, các tàu thuyền vận chuyển giữa các nước, trong các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, các bộ phận ngoại hối của các công ty, ngân hàng.

3. Ngành kinh tế công cộng: SV ra trường làm việc tại các cơ quan quản lí nhà nước, địa phương, ban quản lí phát triển các dự án, các đô thị, vùng kinh tế, các công ty công ích.

4. Ngành tài chính - ngân hàng: Đào tạo các cử nhân: kinh tế - quản lí, tài chính - ứng dụng, kế toán - kiểm toán chất lượng cao.

5. Ngành kế toán - kiểm toán: Cung cấp kiến thức chuyên ngành về kế toán kho bạc, kế toán ngân sách, kế toán ngân hàng thương mại.

6. Ngành hệ thống thông tin quản lí: Cung cấp cho SV kiến thức cơ bản về quản lí, thương mại điện tử, hệ thống thông tin, lập trình, công nghệ truyền thông và multimedia, cơ sở dữ liệu, mạng. Đào tạo chuyên sâu về lập trình và ứng dụng như viết lập trình kế toán, chương trình quản lí kho, chương trình quản lí xuất nhập khẩu.

SV tốt nghiệp có thể làm việc trong phòng IT của các công ty, đảm nhận các công việc như:

- Phân tích viên hệ thống, phân tích thông tin- Quản lí hệ thống thông tin trong cơ quan, xí nghiệp, lập trình quản lí cơ sở dữ liệu- Quản lí cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo- Đào tạo và hướng dẫn nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả

Sau một thời gian tích luỹ kinh nghiệm có thể đảm nhận vai trò giám đốc thông tin [CIO].

7. Luật kinh doanh: SV tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các văn phòng tư vấn pháp luật, công ty luật Việt Nam và công ty luật nước ngoài, toà án, viện kiểm soát, UBND các cấp, cơ quan tư pháp…

8.Luật thương mại quốc tế: SV được trang bị kiến thức cơ bản và chuyên sâu về pháp luật kinh tế Việt Nam và quốc tế, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi về khía cạnh pháp lí của hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong bối cảnh hội nhập quốc tế và gia nhập WTO.

SV tốt nghiệp có thể hành nghề luật sư độc lập sau thời gian thực tập trong lĩnh vực kinh doanh, làm việc trong các công ty luật Việt Nam và nước ngoài, đặc biệt tư vấn cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.

* Tuyển sinh:

Chỉ tiêu tuyển sinh 2005 : 1250. Tỉ lệ chọi: 6,2

STT NGÀNH CHỈ TIÊU KHỐI

Điểm chuẩn 2004

[Khối A/D1]

1 Kinh tế học 401 110 A,D1 15/18
2 Kinh tế đối ngoại 402 230 A,D1 18/20
3 Kinh tế công cộng 403 110 A,D1 15/17
4 Tài chính Ngân hàng 404 230 A,D1 17/19
5 Kế toán - Kiểm toán 405 230 A,D1 18/20
6 Hệ thống thông tin quản lí 406 120 A 15/
7 Luật kinh doanh 501 120 A,D1 15/17
8 Luật thương mại quốc tế 502 100 A,D1 TS từ 2005

* Học phí: 1,8 triệu/ năm

Điểm đặc biệt: Giai đoạn 2010-2020, Đại học Kinh tế- Luật trực thuộc ĐHQG TP.HCM sẽ được xây dựng trên cơ sở Khoa Kinh tế hiện nay.

* Đào tạo sau Đại học:

Cho ngành kinh tế học, kinh tế chính trị, kinh tế thế giới, và quan hệ kinh tế quốc tế.

- Đào tạo trình độ Thạc sĩ [Thạc sĩ kinh tế]: Đào tạo trình độ Thạc sĩ theo hình thức tập trung là hai năm, không tập trung là ba năm.

- Đào tạo trình độ Tiến sĩ [Tiến sĩ kinh tế]: Đào tạo Tiến sĩ theo hình thức tập trung là bốn năm đối với người tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có bằng Thạc sĩ. Đào tạo Tiến sĩ theo hình thức không tập trung là năm năm đối với người tốt nghiệp Đại học; từ ba đến bốn năm đối với người có bằng Thạc sĩ.

* Địa chỉ liên lạc:

Khoa Kinh tế - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tel: [84.8] 7220850 - 8897081 - 5109791 - Fax: [84.4] 7220851

HIẾU HIỀN

Video liên quan

Chủ Đề