Ung thư lá lách sống được bao lâu

Những khối u khổng lồ… chiếm gần hết nửa ổ bụng 

Đầu tháng 3/2019 Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đã tiếp nhận và cắt khối u lách nặng gần 3kg cho nam bệnh nhân V.V.C 57 tuổi ở quận Thốt Nốt.  Bệnh nhân C. đã biết có khối u lách nhỏ vào 5 năm trước, nhưng do gia cảnh khó khăn, không có điều kiện phẫu thuật.

Gần đây, ông C. phải chịu đựng các cơn đau bụng do khối u tiến triển nhanh, chèn ép bao tử, khiến ông ăn ngủ không yên. Mới đây, bệnh nhân thường xuyên đau bụng mỗi tối, nhập viện Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ, được chẩn đoán khối u lách to, chỉ định phẫu thuật.

Do bệnh kéo dài khiến bệnh nhân suy kiệt, các bác sĩ phải nâng đỡ thể trạng người bệnh trước khi mổ cắt khối u. Sau gần 2 giờ, ê kíp phẫu thuật đã cắt trọn khối u lách to chiếm gần hết nửa ổ bụng trái bệnh nhân, dính nhiều vào các tạng xung quanh.

Ngày 4/9/2019, tại Bệnh viện Thống Nhất TP HCM, bác sỹ Nguyễn Xuân Hoà, Khoa Ngoại Gan Mật Tuỵ cho biết, đơn vị đã thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ khối u lá lách lớn, có trọng lượng 5kg và dài nửa mét cho bệnh nhân Lê Thị L. [29 tuổi, ngụ tỉnh Tiền Giang].

Đây là một trong những trường hợp u nang lách có trọng lượng và kích thước hiếm gặp. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật  đã ổn định và có thể được xuất viện trong vài ngày theo dõi điều trị.

Mới đây, Khoa Phẫu thuật tim mạch lồng ngực và đơn nguyên ung bướu Bệnh viện Xanh Pôn [Hà Nội] vừa phẫu thuật thành công ca u lách khổng lồ. Theo thông tin được cung cấp, bệnh nhân tên C. 24 tuổi. Trước đó khoảng 2 tháng, bệnh nhân phát hiện môt khối lớn vùng hạ sườn trái, có thể tự sờ thấy được. Khối ngày càng to dần khiến người bệnh đau tức, sút cân kèm theo xuất hiện nổi hạch bẹn 2 bên.

Sau khi đến khám tại Bệnh viện Xanh Pôn, kết quả xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân này có khối u lách khổng lồ và được chỉ định phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, các bác sỹ phát hiện u lách to gần chiếm hết nửa ổ bụng trái, nặng 2,3 kg, kèm nhiều hạch mạc treo lớn, hạch quanh lách, rốn gan, khối u lớn xâm lấn một phần đuôi tụy. Bệnh nhân được cắt lách, cắt đuôi tụy và nạo vét hạch. 5 ngày sau phẫu thuật, người bệnh đã ăn uống, đi lại sinh hoạt bình thường…

Sống lành mạnh để giảm nguy cơ

Lách là một tạng đặc trong ổ bụng ở vùng hạ sườn trái, bộ phận lớn nhất của hệ bạch huyết trong cơ thể. Ở người trưởng thành khỏe mạnh, lách có chiều dài khoảng 7 -14 cm, trọng lượng 150 - 200 gram. Ung thư lá lách thường là do sự phát triển quá mức của các tế bào bạch cầu hoặc tế bào miễn dịch lymphocytes trong lá lách.

Bệnh ung thư bạch cầu và bệnh u lympho được xem là những nguyên nhân chính gây ung thư lá lách. Ngoài ra, các loại ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư da có thể lây truyền các tế bào ung thư sang lá lách và gây ung thư lá lách.

Những người bị căn bệnh này thường có biểu hiện lách to, tăng kích thước; gặp các triệu chứng như đau bụng, xuất huyết, thiếu máu, nhiễm trùng mệt mỏi, gầy sút cân, sốt, ra mồ hôi nhiều hoặc ớn lạnh, giảm cân, đau ngực, ho, khó thở,…

Nếu người bệnh được chẩn đoán là ung thư lá lách, hầu hết các trường hợp đều cần đến phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở bụng để điều trị. Hai phương pháp cho kết quả tương tự. Tuy nhiên, mổ nội soi là phương pháp tiên tiến, đòi hỏi trang thiết bị và nhân lực, biến chứng sau mổ nội soi sẽ ít hơn so với mổ mở.

Ngoài phẫu thuật, điều trị ung thư lá lách còn cần áp dụng một số biện pháp khác nhưng tùy vào mức độ và loại ung thư như: hóa trị, xạ trị, các loại thuốc, ghép tế bào gốc. Tất cả những phương pháp này đều nhằm mục đích duy nhất là cố gắng tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại và ức chế ngăn ngừa chúng tiếp tục phát triển.

Các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay không có biện pháp phòng ngừa ung thư lá lách đặc hiệu. Tuy nhiên các bệnh nhân có thể giảm các yếu tố gây nguy cơ ung thư bằng nhiều cách khác nhau như: quan hệ tình dục an toàn [tránh lây nhiễm HIV, EPV…]; điều trị các nhiễm trùng triệt để; hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại thường sử dụng trong sản xuất nhựa, cao su, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa và thuốc trừ sâu; ăn uống hợp lý, không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia… 

Tuấn Anh

Cắt bỏ lách là chỉ định cần thiết để chẩn đoán điều trị các bệnh lý về các rối loạn máu, phì đại lách, thoát vị lách, ung thư,… Vậy cắt lá lách có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1. Giải đáp cắt lá lách có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Lá lách nằm ở bên phải phía trên bụng, màu đỏ thẫm. Lá lách chứa một lượng lớn tế bào lympho đồng thời còn có tác dụng sản sinh ra nhiều bạch cầu miễn dịch – nguyên liệu để tạo ra các kháng thể. Có thể nói, đây là nhà máy chế tạo các kháng thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật.

Cắt bỏ lá lách có gây ảnh hưởng đến sức khỏe tuy nhiên không quá nghiêm trọng và người bệnh có thể hoàn toàn sống tốt bình thường

Vai trò của lá lách quan trọng là thế nên việc cắt bỏ lá lách chỉ thực hiện khi không còn giải pháp nào tốt hơn. Chẳng hạn, người ta sẽ cắt lá lách trong trường hợp cấy hoặc thay phủ tạng để phòng trường hợp các tế bào lympho và chất kháng thể từ lá lách thải trừ các cơ quan cấy ghép.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, khi cắt bỏ lá lách, sức đề kháng giảm đi rất nhiều, cơ thể dễ bị nhiễm bệnh và khi đã mắc bệnh thì thường nặng, tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy, khi lá lách bị chấn thương, dù đã dập nát, bác sĩ vẫn luôn tìm đủ mọi cách để cứu nó.
Tuy nhiên, trong một số bệnh về máu, nếu lá lách quá to, nguy cơ vỡ lách gây chảy máu cấp thì buộc phải cắt để phòng ngừa.

2. Các trường hợp bệnh lý cần cắt bỏ lá lách

Có rất nhiều lý do khiến bác sỹ khuyên bạn nên cắt lá lách. Những lý do này bao gồm:

2.1. Các rối loạn về máu

Bạn có thể sẽ phải cắt bỏ lá lách nếu bạn có các rối loạn về máu nghiêm trọng và không đáp ứng với điều trị. Các rối loạn về máu có thể bao gồm:

– Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm

– Thiếu máu do tan máu

– Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát

– Bệnh đa hồng cầu nguyên phát

2.2. Phì đại lá lách

Cắt lá lách thường được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý nghiêm trọng. 

Lá lách phì đại sẽ dẫn đến việc suy giảm rất lớn số lượng hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Khi lách bị tắc thì sẽ gây cản trở đến hoạt động chức năng của chính nó. Phì đại lách có thể dẫn đến thiếu máu, nhiễm trùng và chảy máu quá mức, thậm chí có thể dẫn đến thoát vị lách [một tình trạng đe dọa đến tính mạng].

2.3. Thoát vị lách

Nếu lách của bạn bị thoát vị, bạn sẽ cần được phẫu thuật cắt lá lách ngay lập tức vì việc chảy máu trong có thể đe dọa đến tính mạng của bạn. Thoát vị có thể có nguyên nhân là do một chấn thương về mặt vật lý, ví dụ như bị tai nạn ô tô hoặc do phì đại lách dẫn đến thoát vị.

2.4. Ung thư

Một số loại ung thư nhất định, ví dụ như bệnh bạch cầu thể lympho, u lympho dạng non – Hodgkin và dạng Hodgkin có thể sẽ ảnh hưởng đến lách. Lách có thể sẽ cần được cắt bỏ do sự có mặt của một khối u hoặc u nang

Bệnh bạch cầu thể lympho có thể sẽ ảnh hưởng đến lách

2.5. Nhiễm trùng

Nhiễm trùng nghiêm trọng tại lách có thể sẽ không đáp ứng với kháng sinh và các phương pháp điều trị khác. Loại nhiễm trùng này có thể dẫn đến áp xe nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến viêm và hình thành mủ. Lách của bạn cần được cắt bỏ để giải quyết tình trạng nhiễm trùng.

Như vậy qua các thông tin trong bài có thể thấy cắt bỏ lá lách chỉ được chỉ định trong những trường hợp bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh cần được chẩn đoán và tư vấn cụ thể với bác sĩ chuyên khoa tại cơ sở y tế uy tín.

Video liên quan

Chủ Đề